Thursday, March 22, 2012

Hai người phi công già và một thành phố...


Ngày xưa, ở phi đoàn tôi, có tay đại úy phi công kia, để râu mép coi rất ngầu, đẹp trai cao ráo, nhảy đầm hay như tài tử xi nê, tán gái lẹ như chớp, uống rượu như hủ chìm, tên là Hưởng. Ông Hưởng vể phi đoàn vào những năm cuối cùng của cuộc chiến và chúng tôi trở thành đôi bạn thân. Hai người, một thiếu úy, một đại úy mà nói là bạn thân thì cũng không đúng lắm vì bạn bè thì phải ngang hàng, còn đằng này một người to lon lớn tuổi, một người nhỏ lon trẻ tuổi, cho nên tôi phải sửa lại là anh em. Chúng tôi có nhiều lý do để trở thành anh em thân thiết.
Trước hết, thưởng thường ở các phi đoàn quan sát và khu trục, phi công hễ đeo tới lon đại úy là cuộc đời coi như được bước vào lứa tuổi ... vàng. Tuổi vàng là gì? Thưa, tuổi vàng là tuổi của ... an hưởng như người ta thường nói câu “An hưởng tuổi vàng.” Đây là lứa tuổi mà các ngài phi công già bắt đầu hết thích leo lên tàu bay, khoái ngồi trong phi đoàn đánh mà chược và giữ những chức vụ chỉ huy hay tham mưu. Mẹ, các ông cũng đã một thời xông pha khỏi lửa rồi, bây giờ để dành chuyện chiến chinh cho em út lo để chúng nó có chuyện làm... Nhưng đại úy Hưởng, dù đã mang lon đại úy khi về phi đoàn nhưng có lẽ vì “nói chuyện với đàn bà con gái thì miệng mồm ngọt xớt, còn nói chuyện với xếp thì nhăn nhăn nhó nhó như khỉ”, không ai thương nổi, cho nên, từ ngày về phi đoàn cho tới ngày tan hàng, ngày nào cũng phải xách mũ đi bay với mấy thằng thiếu úy nhóc như chúng tôi học gạch. Bay đến ... sì khói ra đàng đít.
Thứ hai, ông Hưởng thích uống rượu, tôi cũng thích rượu. Có điều, tôi uống rượu vào rồi thì ăn nói chẳng đâu vào đâu, nhưng anh Hưởng thì ăn nói đâu ra đó đàng hoàng.
Thứ ba, tính ông Hưởng cũng giống tính tôi, ngang tàng, xếp phải thì nói phải, không phải thì nói không phải, chẳng có cái màn "xếp lúc nào cũng đúng cả." Cũng chẳng có cái màn khoái... mời xếp hút thuốc lá. Mẹ, xếp muốn hút thuốc lá thì tự mua lấy mà hút, không ai có thì giờ rảnh. Chúng tôi coi công danh sự nghiệp của cuộc đời này chẳng qua chỉ là ... một luồng khói Capstan buổi sáng sớm mà thôi, còn đó, mất đó mấy hồi.
Chắc chắn là phải còn thứ tư và thứ năm nữa, nhưng nhiêu đó đủ rồi, cho tôi viết tiếp.
Sau 37 năm lao động bên đất Gia Nã Đại mù trời tuyết phủ, ngài đại úy đã được về hưu. Thế là cuối cùng, ngài đại úy cũng bắt đầu được bước vào lứa tuổi vàng thật mà ngày xưa ở phi đoàn muốn tới gần còn chưa chắc được, đừng nói chuyện bước vào...
Và về hưu thì bắt đầu phải đi chơi, thăm em út. Đầu tháng 3, ngài đại úy qua thăm tôi. Tôi lấy nguyên một tuần lễ nghỉ để chuẩn bị đón tiếp ngài...
Trước khi ngài tới, tôi đã ra lệnh—hay là năn nỉ, quên mẹ nó rồi—cho vợ tôi nấu nướng đủ thứ, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón tiếp ngài.
Phần tôi, tôi mua đầy đủ bia rượu, sửa sang lại nhà cửa, dọn dẹp lại bàn thờ cứ như chuẩn bị ăn tết để chờ ngài. Đâu phải lúc nào nhà tôi cũng được đón một ông đại úy phi công QLVNCH. Không phải đại úy phi công bình thường mà là đại úy phi công đẹp giai, nhảy đầm hay, tán gái nhanh như máy. Quý hoá lắm.
Anh Hưởng và phái đoàn đến đúng giờ hẹn, hành lý cứ để ngoài xe cái đã, kéo nhau vào nhà bếp, bắt đầu ngay tiệc rượu...
Đêm Không Gian Hội Ngộ bỏ túi tối hôm ấy còn có thêm vài tay không quân địa phương, cũng là những tay giang hồ hảo hán lừng danh một thuở như Đức Cọp, phi đoàn 229, Tài Kha của sư đoàn 3... Khỏi cần phải nói, tiếng cười tiếng nói, lẫn với tiếng chửi thề, lẫn với tiếng khui bia, lẫn với tiếng khui rượu vang nghe bong bóc thật là sướng hai cái lỗ tai. Kể ra, được làm người cũng thú lắm đấy chứ...
Chúng tôi nhắc lại chuyện cũ. Những chuyện đã lập đi lập lại hàng trăm lần, sao lần nào lập lại cũng thấy hay. Nhưng có một chuyện này tôi đã quên bẳng đi, bây giờ anh Hưởng nhắc tôi mới nhớ lại.
Khoảng năm 1985 hay 86 gì đó, nhân được hãng gởi đi học ở New York, tôi lợi dụng làm chuyến Gia Nã Đại du. Xứ Quebec, quê hương thứ hai của anh Hưởng là một nơi nổi tiếng có nhiều bia và rượu ngon...
Anh Hưởng ra trạm xe buýt đón tôi, chở thẳng tới một tiệm rượu lớn nhất thành phố, và có thể là lớn nhất thế giới. Rượu trong tiệm nhiều quá làm tôi lóe mắt. Anh Hưởng dắt tôi tới một quầy rượu Tây, chất cao như núi, giá tiền từ 20 đô la cho đến vài trăm đô la hoặc cả ngàn đô la, long trọng và hãnh diện bảo tôi:
-Anh cho chú út lựa một chai thật ngon, đem về anh em mình về uống cho đã.
Bây giờ nhớ lại, những năm đó là những năm trời thật là chật vật cho những người di cư mới như tôi và anh Hưởng. Tôi còn đỡ vì sang Mỹ vẫn còn độc thân, nhưng anh Hưởng thì còn một gánh nặng gia đình, thêm vào đó, công ăn việc làm chưa nhất định. Trong hoàn cảnh như thế này, tôi nỡ nào chọn chai rượu đắc tiền. Tiền của anh Hưởng cũng như của tôi thôi. Thôi thì tôi đành chỉ một chai rượu giá rẻ rề và nói:
-Anh mua cho em chai này, chai này chắc ngon.
Anh Hưởng tính phổi bò, thấy thằng em ... ngu dốt như thế thì mở miệng tính chửi, nhưng nhìn thấy cặp mắt buồn buồn của tôi, anh hiểu ý. Hai người phi công hết thời cầm chai rượu rẻ tiền bước ra khỏi tiệm, lòng chìm xuống, ngậm ngùi như hai bài thơ cũ...
Đây chỉ là một kỹ niệm nhỏ nơi đất khách quê người, xảy ra trong một khoảng thởi gian ngắn ngủi, ở một nơi an lành không hề có tiếng súng mà đã thấy ngậm ngùi. Nếu nhìn lại xa hơn về những ngày xưa ở Việt Nam, nơi chúng tôi phải bay hằng ngày trong những bầu trời chập chùng lửa đạn, kỹ niệm giữa chúng tôi còn nhiều hơn nữa... Bao nhiêu phi vụ hành quân ở những địa danh khét tiếng như Pleiku, Phù Cát, Kontum, Dakto, Ben het, Võ Định, Chu pao. Bao nhiều phát đạn phòng không, bao nhiêu trái pháo rớt vào căn cư... Bao nhiêu là kỹ niệm, nhớ làm sao cho hết được...
Nhưng đi biệt phái, xa mặt trời, dù vất vả nguy hiểm, nhưng cũng ít được nhìn thấy những bất công, những cái trò nhỏ mọn của mấy ông quan ... văn phòng. Về phi đoàn, mình bị chúng nó bắn tơi tả như thế nào đếch có quan nào thèm hỏi, lại hỏi: "Sao tóc anh để dài thế?" hay "Sao quân phục của anh lại không lon lá chẳng có bảng tên như thế?" Lại có quan còn đi cả vào đời tư của mình: "Sao anh uống rượu nhiều thế?"
Mẹ bố, tôi mà không uống rượu thì tôi sẽ nổi điên. Tôi mà nổi điên thì nhiều người vất vả lắm...
Chúng tôi bắt đầu nói về chuyện phi đoàn. Tại sao thằng này như thế này, tại sao thằng kia như thế kia. Chuyện tại sao anh đeo lon đại úy 4 năm rưỡi, tôi đeo thiếu úy cũng 4 năm hơn. Ở Việt Nam, ôm cứng lấy một cái bông mai gần 4 năm trời là một “Chuyện buồn hoa trinh nữ tên ... mai”, nhưng sau một hồi đấu khẩu, anh Hưởng nhìn tôi kết luận:
-Nếu mình đừng mất nước và chú út còn ở trong quân đội thì giờ này chắc chú cũng được đeo lon... đại úy là hết cỡ. Dòm mặt chú ai dám cho lên lon... ha ha ha... Thôi dô cái đi ông thiếu úy .... muôn năm..
Chưa, còn chuyện huy chương, chuyện đi biệt phái, toàn là những chuyện buồn của anh em chúng tôi ngày xưa ở phi đoàn. Nhưng nói tới nói lui, nói qua nói lại, câu kết luận cuối cùng vẫn là:
-Thôi, chuyện cũ bỏ qua đi... Dô cái cho đời lên hương.
Nhưng cũng có nhiều chuyện vui. Vui như một lần ở Hội quán Biên Thuỳ (suốt đời cứ Biên thuỳ với lại Biên trấn) Ban Mê Thuột. Hôm ấy tiểu khu mở Ball đãi tướng Toàn tại đó. Khỏi cần nói, có tư lệnh vùng là tài tử giai nhân dập dìu, mai bạc mai vàng nở đầy trời đêm. Đại úy Hưởng, từ phòng ngủ biệt đội ở ngay trên lầu hai tà tà bước xuống với một em thơm phứt. Ngài chìm vào đám đông ngồi im một lúc coi thiên hạ múa may rồi sau đó, dắt đào mình tà tà bước ra. Chiếc áo bay đen duy nhất và 3 hoa mai vàng... khè yếu xịu chẳng làm ai để ý. Cũng chẳng thèm ai để ý đến cô đào thơm như múi mít. Chuyện nhỏ.
Nhưng đến khi nhạc Bi-bốp nổi lên và ngài đại úy lại bước ra pit thò tay đưa em quay một vòng theo điệu nhạc thì thiên hạ ... Ban Mê Thuột không thể không để ý. Trời đất, cha nội không quân này ăn cái gì mà nhảy đầm đẹp quá, cứ như trong xi-nê. Nhưng màn biểu diễn chưa chấm dứt ở đây, xin quí vị chờ đấy, đêm còn dài. Đến khi bản Cha cha nổi lên thì thiên hạ lại được ngắm một màn ngoạn mục khác. Thế là từ đó về sau, quân dân cán chính và tài tử giai nhân Ban Mê Thuột, vốn là một chốn quê mùa nơi miền rừng núi, cả thành phố chẳng có một tiệm dạy nhảy đầm, ít có ai còn đủ can đảm để bước ra pít để khoe cái ... dở của mình nữa. Mẹ, nguy hiểm quá, vất vả quá, thôi thì cứ ngồi yên trong này mà ngắm cha mặc áo bay đen nhảy cho nó ... an toàn và không chừng học thêm được chút ít nghề mọn. Tướng Toàn, vốn chẳng biết tí gì về cái khoa giải trí tao nhả này ngoài vài bước Slow hay Bolero, cũng ngồi ngắm...
Nhưng cũng có nhiều chuyện đứng tim. Đứng tim ở đây không phải chết hụt ở chiến trường mà là ở ngay tại thành phố mới là chuyện lạ. Số là, đào hoa tại số, ngài đại úy thường hẹn hò các em ở một khách sạn nơi gia đình mình đang ở, tức là thành phố Nha Trang. Thật là chưa có tay đại úy nào to gan và liều mạng như tay đại úy này. Nhưng một ngày kia, như người ta thường nói, thiên bất dung nhan hay là đi đêm hoài thì cũng có ngày... đạp phải kít, ngài đại úy đang tưng bừng ở bên trong thì bên ngoài có mấy tiếng gõ cửa. Mấy tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, không gấp rút, không nôn nóng, rất là nhẩn nha quý phái, thế nhưng nghe còn khủng khiếp hơn cả những tiếng nổ long trời của những phát đạn phòng không 55 ly ở chiến trường Tam Biên. Nhìn ra ngoài qua lỗ quan sát, ngài đại úy xém té xỉu khi thấy chính ... mụ vợ mình đang đứng sừng sửng một đống, oai vệ như núi Thái Sơn, kinh hoàng khủng khiếp như con cọp dữ. Đi bay phòng không bắn thì tỉnh bơ nhưng nghe mấy tiếng gõ cửa mềm xèo lại xém té xỉu thì chắc có lẽ ai cũng hiểu được tại sao.
Chuyện này kết thúc như thế nào, tôi cũng chẳng nhớ...
Hay chuyện em H. ở biệt đội Phan Thiết, em N. ở biệt đội Ban Mê Thuột, vân vân và vân vân...
Nhưng chuyện vui hay buồn, cuối cùng rồi thì cũng được kết thúc bằng những tiếng cười như pháo nổ và những điệp khúc “Thôi dô, dô đi, dô đi...”
Tối hôm đó, rượu ngà ngà say, mọi người chất nhau lên xe ra quán Karaokê, quán nhà, vừa hát, vừa nhảy, vừa nhậu tiếp...
2/ Chuyện buồn thành phố New Orleans
Thành phố New Orleans là một thành phố du lịch và khu du lịch nổi tiếng nhất phải nói là Khu French-Quarter với hai chỗ nổi tiếng nhất, ban ngày là Café Du monde và ban đêm là Bourbon Street. Vì ở trong một thành phố du lịch cho nên bổn phận của tôi khi khách phương xa tới thăm là chở họ đi uống Café Du Monde.
Mọi người chất lên chiếc xe cũ của tôi, lái qua khu French Quarter, mặt mày ai nấy vui vẻ hí hửng chuẩn bị đón mừng một ngày du lịch vui vẻ tươi mát ở khu French Quarter. New Orleans xin long trọng chào mừng quý khách, ha ha ha...
Lái xe tới French Quarter, mọi người vẫn còn vui vẻ, chun vào bãi đậu xe, cũng vẫn còn vui vẻ, cười nói huyên thuyên.. Sau 15 phút đồng hồ vòng vòng trong bãi đậu mà vẫn không tìm ra chỗ, tôi đành phải lái ra. Sang bãi đậu thứ hai thì nhìn thấy tấm bản "hết chỗ" nằm phía trước. Cái này người ta gọi là lịch sự. Hết chỗ thì báo hết chỗ để du khách khỏi mất thì giờ. Sau 3 cái bãi đậu "hết chỗ" như thế nữa, chúng tôi đành lộn vào cái bãi đậu thứ nhất. 15 phút sau, lại phải chun ra. Không lý lại bỏ đi về vì không có chỗ đậu xe, đành phải lái vòng vòng.
Đến lúc này thì sự tưng bừng vui vẻ đã bớt đi nhiều. Khi không còn vui vẻ nữa thì người ta bắt đầu nhìn thấy những cái không hay của thành phố. Trước hết, thành phố du lịch gì mà .... dơ quá. Những căn nhà gỗ xây hai tầng, theo mốt Tây, cũ có đến vài trăm năm, được xem là những di tích thắng cảnh cần phải được bảo vệ thì đúng thật, nhưng di tích nằm trên những con đường lồi lỏm dơ dáy thì nó biến thành một khu phố nghèo, không được tu bổ săn sóc. Cũng phải nói thêm là thành phố cũng có những chỗ đẹp, lịch sự, đáng xem, không phải chỗ nào cũng dơ dáy hết.
Lái xe nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi may mắn tìm thấy được một chỗ trống, liền đút xe vào. Mọi người xuống xe đi bộ khoảng 25 phút tới café Du Monde. Tuổi già sức yếu, bắt đầu thấy đói và mệt.
Lại một phen xếp hàng để chờ thêm nửa tiếng đồng hồ nữa mới được ngồi vào bàn. Chuyện này xảy ra rất thường cho nên chẳng ai buồn. Nhưng cái đáng buồn là, vào quán rồi, khát nước bỏ mẹ, phải ngồi chờ thêm nửa tiếng đồng hồ nữa mới nhìn thấy một chị bồi xuất hiện. Ai nấy ... mừng thấy mẹ, gọi 4 ly ca phê, 4 dĩa bánh Begnet. Chị bồi, người Việt Nam, gật đầu rồi biến mất trong đám rừng người.
Chúng tôi ngồi chờ, chờ và chờ...
Chờ đến hơn nửa tiếng đồng hồ, không thấy gì, tôi bảo anh Hưởng:
-Đây là lần cuối cùng em đi uống cà phê Du Monde. Để uống được một ly cà phê, ăn mấy cái bánh Tây mà phải ... vất vả như thế này khổ thân già quá... Ai có ngờ uống cà phê mà khổ cực như đi ... lính như thế này.
Mọi người đồng ý. Tôi bỗng nảy ra một ý kiến hay:
-Hay là mình bỏ quách cái tiệm này, đi tìm một nhà hàng, đớp hít cho nó sướng?
Mọi người đồng ý. Thế là chúng tôi đứng lên, Aurevoir Le café Du Monde, Je ne revien jamais... Jamais...
Sang cái tiệm Bí-Tết gần đó, mọi người chân ướt chân ráo vào bằng cửa hông. Thấy cái bàn trống toan ngồi xuống thì thằng bồi chạy ra, miệng cười cười, chỉ cái hàng rào người đang chờ ở cửa chính phía bên ngoài:
-Xin lỗi, mời quí vị ra ... xếp hàng...
Thế là lại đi ra. Đi tới mấy cái nhà hàng khác gần đó, chỗ nào cũng nghẹt cứng người chờ từ bên ngoài như nhau cả. Ai bảo kinh tế Mỹ khó khăn, xin mời xuống New Orleans, vào French Quarter để nhìn thiên hạ ăn nhậu. Mẹ, mình kiếm một đồng không ra mà thiên hạ tiền đâu mà lắm thế không biết?
Thế là chúng tôi phóng về một cái tiệm Việt Nam gần nhà, khỏi cần phải xếp hàng, đồ ăn thức uống lại ngon lành hợp khẩu, không khí lại ấm cúng thân mật, lại nói được tiếng Việt, dễ hiểu và dễ thương...
Trên đường vể đây, vừa lái xe, tôi vừa suy nghĩ về cái thành phố này. Tại sao tôi lại chọn một thành phố đa số người da đen, không có một kỹ nghệ to lớn chính thức nào, không có một trường đại học nổi tiếng nào, lại dơ bẩn, và cuối cùng, quận trưởng, nghị viên, và Thống đốc tiểu bang thay phiên nhau đi tù vì tội tham nhũng mà ở?
Cách đây 35 năm, từ thành phố Kansas City tôi đã chọn về đây vì nghe nói dân ở đây nói được tiếng Pháp. Tới nơi mới biết cái tiếng Pháp họ nói là thứ tiếng Pháp của thế kỹ 17. Không phải thế kỹ 17 của dân chúng thanh lịch thành phố Paris mà của dân đầu trộm đuôi cướp Quebec, Canada. Mẹ, thật là vất vả quá.
Tôi đã muốn bỏ thành phố này đi nhiều lần nhưng chưa bao giờ có dịp. Hồi xưa thì còn lận đận quá, và khi lập gia đình rồi, sinh con đẻ cái rồi, và quan trọng nhất, công ăn việc làm vững chắc rồi thì tự dưng cánh chim giang hồ chưa kịp vỗ thì đã bị ... teo mẹ nó lại. Thế là hết đi.
Thôi thì đành chấp nhận nơi này làm quê hương và đã chấp nhận nó làm quê hương thì phải tập để yêu nó. Yêu những cái dở và những cái hay. Vấn đề ở đây là, dở thì nhiều lắm còn hay thì tôi chưa biết thành phố này có cái gì hay. Danh lam thắng cảnh đa số chỉ là di tích của một thành phố ăn chơi, cờ bạc, đĩ điếm, xây dựng lên để đón nhận những tay giang hồ từ khắp nơi đổ về nghỉ ngơi trước khi lên tàu đi vượt đại dương đi khắp 5 châu. Có tay kia người Ăng lê, làm lụng suốt một đời, về già nhớ nhà, bán hết mọi thứ để về quê "an hưởng tuổi vàng." Ghé New Orleans, trong khi chờ tàu, hắn mướn khách sạn, rồi bị dụ, cờ bạc đĩ điếm. Đến khi tàu tới thì trong túi hắn không còn một đồng, bị đuổi ra khỏi khách sạn, đi lang thang rồi đâm đầu xuống sông để "an hưởng tuổi vàng"... dưới nước. Cũng có tay đại tá tên Bienville, anh hùng của quân đội miền Nam thời Nam-Bắc chiến tranh. Miền Nam thua trận, hắn mất hết của cải nhưng không mất được cái thói ăn chơi của những ngày vàng son. Ngày xưa ăn chơi trả tiền đàng hoàng thì không sao nhưng bây giờ ăn chơi ... thiếu, cho nên mới có chuyện. Một ngày, hắn vào một nhà hàng ở khu French Quarter thì bị thằng quản lý mời ra. Hắn tức giận về nhà, bán cái áo lông quý nhất của mình rồi trở lại, kêu thằng quản lý tới, gọi 5 món ăn mắc tiền nhất, trả tiền trước đàng hoàng. 5 món ăn đem ra, hắn cầm từng món một đổ hết xuống đất rồi đứng lên bỏ đi về trước những cặp mắt kinh ngạc của mọi người. Tối đó, hắn kê súng vào đầu bóp cò oành một phát, chấm dứt cuộc đời oanh liệt một thời của mình. Bây giờ khu French Quarter vẫn còn có con đường BienVille và cái quán rượu hắc ám kia vẫn còn đó...
Một thành phố như vậy, ắt chẳng có gì hay. Cái hay nhất có lẽ là nó đã biến tôi thành một ...triết gia nửa mùa, gàn gàn dờ dở, ăn nói chẳng đâu vào đâu. Chán thật.
Nhưng tuần lễ vừa qua, tôi hân hạnh được đón tiếp một người anh trong phi đoàn cũ và vài người bạn đến thăm từ phương xa. Như thế là tốt quá rồi, còn thành phố tôi ở như thế nào không phải là chuyện quan trọng.
Tôi nhớ, nhà văn Lâm ngữ Đường có viết một bài về những cái thú trong đời. Một trong những cái thú đó là có bạn xa bất thần đến thăm, kéo nhau vào nhà, hâm nóng một bình rượu, ngồi bên lò sưởi uống rượu với nhau, kể chuyện đời. Như thế là thú quá rồi...
Để kết luận bài này, xin viết lại một câu tôi đã viết: "Kể ra, được làm người cũng thú lắm đấy chứ..."
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
3/19/2012

Wednesday, March 21, 2012

Hình ảnh Đà Nẵng xưa



Vùng đất Đà Nẵng thời hoang sơ vốn là đất của nhà nước Chiêm phương Nam, rồi vào đời vua Trần Anh Tông , theo chủ trương hòa hoãn nên theo yêu cầu sính lễ của nước Việt , vua Chiêm là Chế Mân đã cắt phần đất
này và sáp nhập vào Châu Hóa của nước Đại Việt kể từ tháng 6-1306 đến tháng 10-1307 để cưới công chúa Trần Huyền Trân. Từ tháng 11-1307 đến tháng 7-1402 , sau một vài biến động lịch sử vùng đất này lại trở lại thuộc Chiêm quốc.
Sau khi nhà nước Đại Ngu được thành lập , vua Hồ Quý Ly đã tiến hành phân bố lại đất đai và vùng đất này được phân thuộc Châu Thăng từ tháng 8-1402 đến tháng 7-1406.
Từ tháng 8-1407 đến đầu năm 1471, hơn 63 năm, do bối cảnh lịch sử, vùng đất này lại được trả về cho Chiêm quốc mà lịch sử nước nhà thường quen gọi là đất "Kimi", mãi đến tháng 6-1471, niên hiệu Hồng Đức đời Lê Thánh Tông, sau đại thắng quân Chiêm , nhà vua đã lấy đất từ Nam Hải Vân đến Thạch Bi Sơn lập ra đạo thừa tuyên Quảng Nam ‎ (chỉ vùng đất rộng lớn ở Phương Nam ) . Vùng đất Đà Nẵng từ đây mới thực sự thuộc đất nước Đại Việt "trường tồn vĩnh cửu".

Đồn 2 ở Đà Nẵng
Bức ảnh đầu tiên về Tourane do người Tây Phương (Jules Itier) chụp ngày 31-05-1845 với máy Daguerreréotype, phát minh năm 1839. Phim là một tấm kim loại bằng đồng có tráng bạc.



----------------------


Cuối thế kỷ 12, dưới triều nhà Nguyễn , Đà Nẵng vẫn như bao khu thị trấn bình thường khác trên đất An Nam . Lúc này công cuộc thăm dò thuộc địa của các đế quốc Tây Phương đang bắt đầu, tại Việt Nam mở đầu là sự xuất hiện các nhà truyền giáo phương Tây và các nhà buôn: Bồ, Anh, Ấn, Hà Lan, Pháp, Nhật, Hoa... đến .Mở đầu là từ kinh thành Huế , các nhà truyền đạo tỏa đi và một số đã đi về phương nam , vượt qua Hải Vân quan để đến Đà Nẵng . Đà Nẵng bước đầu được Pháp biết đến qua những ghi chép của các nhà truyền đạo . Pháp nhìn thấy Đà Nẵng có nhiều tiềm năng thuận lợi nên vào năm 1841, một tàu chiến Pháp đã bỏ neo bên vùng vịnh Đà Nẵng thăm dò 1 lát rồi đi , tiếp đến năm 1847, hai tàu chiến Pháp bắt đầu gây hấn, bắn phá một số đồn bốt dọc sườn núi Sơn Trà .






-------------------

Đến Năm 1859 , liên quân Pháp cùng Y Pha Nho lấy cớ triều đình bắt các nhà truyền đạo của họ nên tấn công Đà Nẵng nhưng bị quân dân Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của tướng quân Nghuyễn Tri Phương phản kích dữ dội. Suốt 1 năm 6 tháng 20 ngày không chiếm được Đà Nẵng, thiệt hại càng lớn khiến liên quân xâm lược đành rút lui và chuyển hướng tiến công vào Nam bộ. Đà Nẵng trở lại yên bình!



Một bức tranh của người Pháp từ cuối TK19 mô tả trận chiến 1858 tại bán đảo Sơn Trà

-----------------------------




Trên đường vào Cảng Tiên Sa, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay có một nghĩa địa chôn cất lính Pháp và Tây Ban Nha (hay Y Pha Nho) tử nạn trong trận đánh vào Đà Nẵng năm xưa . Di tích này không được xếp hạng , hiện chỉ còn một căn nhà nhỏ, mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp chạm nổi Ossuaire (“đồi hài cốt”). Nhà có bề ngang hơn 3 m, dài trên 12 m, cao 3,5 m, cuối tường là bàn thờ bày biện theo nghi thức công giáo. Đây là ngôi mộ chung của nhiều binh lính chết trận từ năm 1858-1860. Xung quanh là 32 ngôi mộ lớn nhỏ có bia hoặc không bia.
Đây là một di tích đặc biệt ở Đà Nẵng, cả nước không nơi nào có. Đã nhiều thập kỷ trôi qua, di tích vẫn ở đó , im ắng , lặng lẽ….Không ai chú ý.

------------------------------

Những nhà truyền đạo , nhà buôn người Pháp đã chụp được bức ảnh về con sông Hàn ngày đó
<Bên sông Hàn - Tourane>

Nhà ven sông


Và ngày nay , cuộc sống vẫn trôi qua bình lặng trên dòng sông …


----------------------------

Sau nhiều biến động lịch sử ,hiệp ước Patenôtre ký ngày 6-6-1884, Đà Nẵng chính thức trở thành nhượng địa của Pháp . Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Tourane được người Pháp đầu tư xây dựng trở thành một đô thị lớn theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ…. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành một trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

<Ảnh chụp Người dân lao động tại Tourane>




-----------------------------

Cuối những năm 30 , Đà Nẵng từng được ví như Hong Kong của nước Anh bởi nhiều lí do , về vị trí địa l‎ý , lịch sử , công cuộc phát triển và cả tên gọi , theo tài liệu của một nhà truyền đạo thì tên gọi Tourane do người Pháp đặt được phiên âm trại đi từ Hiện Cảng (1 trong các lý giải tên gọi này) theo lối phát âm của người địa phương (Người Trung Quốc vẫn gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng bởi chữ "Hiện" theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là "Cảng con hến" hoặc "Cảng núi nhỏ mà hiểm"; có thể giải thích là do nhận xét hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng , và cũng vì Đà Nẵng được Pháp tiếp quản ngay sau khi Pháp can thiệp vào Nam Trung Quốc)., còn Hong Kong được người Anh phiên âm trực tiếp từ Hương Cảng theo ngôn ngữ địa phương . Cả hai đều trở thành một thương cảng lớn và rất phát triển .

<Một làng nghề điêu khắc gỗ>
bức ảnh cho thấy khá ra công việc của họ , phía sau kia là những người đang xẻ gỗ và cưa nhỏ , sau khi xẻ xong từng tấm gỗ sẽ được đưa vào trong phía nhà lợp tranh để bào trơn . Sau khi bào xong sẽ được các nghệ nhân phía ngoài chạm khắc, và công đoạn cuối cùng là lắp ghép . Trong ảnh ta có thể thấy rõ một chiếc bàn đã gần hòan thành .




----------------------------

Một nhà kinh doanh nổi tiếng của nước Pháp là Pierre Poivre từng đến thăm dò khả năng buôn bán với xứ Đàng Trong, đã có dự kiến lập một kho tàng ở Đà Nẵng và vào buôn bán ở Hội An, ông cũng viết ký sự về việc này và hết lời ca ngợi đô thị sầm uất ấy. Nhưng một đại uý Bồ Đào Nha khi đọc ký sự ấy đã phê phán: "Thật là lạ lùng là khi bàn về các cửa biển ở xứ Đàng Trong, tác giả lại quá quan tâm đến Hội An, một hải cảng không to tát gì, và nơi đó chỉ có tàu nhỏ vào được, trong khi đó tác giả chẳng đề cập một chút nào về Tourane, một trong những hải cảng đẹp và lớn nhất của toàn Đông Dương, chỉ cách Hội An một chặng đường"

Vịnh Đà Nẵng dưới con mắt người Pháp_ cảnh này được chụp tại đỉnh đèo Hải Vân , và ngày nay …


------------------------------
Một nhân viên trong sứ đoàn này đã ghi lại những nhận xét của ông về Đà Nẵng và đặt tên cho bán đảo Sơn Trà là "Tân Gibralta". Ông cho biết : "Người ta có thể cho thuyền chạy khắp bờ biển mà không gặp tai nạn. Đáy biển sâu đều đặn từ 17 đến 20 sải. Vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh là cảng lớn và vững chắc nhất được thấy (trong khu vực mà sứ đoàn đi qua). Nó rất sâu nên khi cần thiết phải di chuyển các tàu bè vẫn yên ổn dù gió to bão lớn. Đáy biển đầy bùn nên bỏ neo rất bám"

< Biển Tourane xưa>


---------------------
Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước hay Marble Mountains) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
Từ Ngũ Hành Sơn nhìn xuống :

Và ngày nay :


---------------------------
Một cảnh trên núi Ngũ Hành thời Pháp …




Hai bức tượng đằng trước đã biến mất :



Còn ngày nay ?


Trên núi Ngũ Hành

Những nhà sư trên núi :



------------------------

Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đỉnh cao nhất cách 500 mét so với mực nước biển. Đèo Hải Vân từng được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Trên đèo có ải tên Hải Vân Quan xây từ thời Minh Mạng. Trên đỉnh đèo là một bãi đất rộng, có thể dừng xe nghỉ chân. Độ cao khoảng 500 m so với mặt biển.
Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan")

Một chặng đường ra Huế trên đèo Hải Vân năm xưa


Đây là Hải Vân Quan



Và ngày nay , hải vân quan vẫn còn đó ..


-----------------------------
Để thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa , Người Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt vượt đèo , ở những đoạn khó không thể đặt ray trực tiếp , họ đã làm một loạt hầm mà cho đến tận ngày nay vẫn còn rất hữu dụng.

Ảnh về một khúc hầm trên đèo Hải Vân tại “LIÊN CHIỂU”:

Ngày nay, tuyến đường sắt này vẫn giữ nguyên :


------------------------
Người Pháp cũng đã xay dựng một bộ máy điều hành nhỏ để quản lý mọi mặt của thành phố :
Đây là tòa thị chính Tourane ,

Ngày nay nơi này đã trở thành UBND TP Đà Nẵng , các bạn có thể thấy tại địa chỉ 42 Bạch Đằng.


Trụ sở báo tiếng dân với lá cờ Pháp phía trước , bức ảnh đã thể hiện rõ sự giao lưu văn hóa giữa lớp văn sĩ nho học và lớp tri thức mới …


-----------------------

Tiếp tục với việc truyền đạo là trường kinh thánh tourane
Trường Kinh Thánh Tourane trước là một bệnh viện của quân đội Pháp tại thành phố Đà Nẵng


--------------------
Người Pháp cũng mở một số trường lớp để đào tạo nguồn nhân lực :
Blaise Pascal là tên của một nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ 17, được xem là một trong số những triết gia của trường phái hiện sinh. Vị trí của trường Blaise Pascal cũ nằm ở đoạn đường Quang Trung và Trần Phú , sau này được sát nhập vào trường Phan Chu Trinh cũ. Khu nhà để xe ở phía đường Nguyễn Chí Thanh trước đây là khu vực ngăn cách giữa trường PCT và Blaise Pascal trước khi sát nhập.


College Francais De Tourane
Lycee Blaise Pascal De Danang





Các học sinh tại tourane .Tiên học lễ …



--------------------------------------


Một nhà sách thời Pháp


--------------------------
Đền thờ thần biển , nơi những ngư phủ Đà Thành cầu an trước khi ra khơi


Ở Đà Nẵng, một công trình văn hóa sau này đã trở thành một địa điểm có giá trị văn hoá tiêu biểu của thành phố, đó là Bảo tàng Cổ vật Chăm mang tên người sáng lập Musée de Parmentier. Nằm trên vùng đất năm xưa là trung tâm của Vương quốc Chăm, nhiều di vật của nền văn hóa này đã được các học giả và chính quyền thực dân chú ý. Năm 1900 ngay sau khi thành lập, trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đặt trụ sở tại Hà Nội đã yêu cầu ông H.Parmentier tổ chức sưu tầm và nghiên cứu
Ngày 22.6.1918 Bảo tàng Cổ vật Chăm mang tên ông Parmentier được Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chính thức thành lập (toà nhà trưng bày hiện tại được xây cất năm 1916) trở thành một bảo tàng duy nhất và nổi tiếng liên quan đến lịch sử Vương quốc Champa và nền văn minh của nó.
bảo tàng


Bảo tàng Chăm là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam. Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, bảo tàng này do người Pháp xây dựng và cho sưu tầm nhiều tác phẩm điểu khắc của nền văn hóa Chăm Pa như các bức tượng, phù điêu và các tác phẩm điêu khắc cổ của của văn hóa Chăm. Bảo tàng có kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm thăm quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Gần đây có một dự án cầu gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này.

Cổ viện chăm xưa do Nraymond Chagneau chụp năm 1925

Và ngày nay



Địa chỉ: 02 Tiểu La, Đà Nẵng
Giờ mở cửa: Từ 7h00 đến 17h00


Đạo Tin Lành vào Việt Nam cũng sớm đặt cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. Năm 1910 các mục sư đầu tiên đến thành phố này và sau một thời gian vận động rất chật vật với chính quyền địa phương, những cơ sở đầu tiên của Tin Lành mới được hoạt động và thành phố Đà Nẵng với một nhà thờ Tin Lành đầu tiên ở Việt Nam, được xây cất vào năm 1913 (đường Khải Định). Chính từ đây, qua nhiều lớp truyền bá thánh kinh mà Tin Lành mở rộng hoạt động của mình ra các địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam

Trung tâm truyền bá đạo Cao Đài của Trung Kỳ là ở Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, đến năm 1938 Thánh Thất Trung Thành của đạo giáo này mới được xây dựng tại thành phố Đà Nẵng, sau ngày Nhật đảo chính (9.3.1945) xuất hiện trong tín đồ Cao Đài ở Đà Nẵng tổ chức thanh niên Tráng anh đoàn
< Thánh thất cao đài >



Một đình làng bên cây đa cổ thụ :


Một nhà thờ tộc tại Hải Châu xưa …


Đà Nẵng trên một apphich của Pháp


Như vậy, trên toàn bộ xứ Trung Kỳ bảo hộ đã hình thành một thành phố nhượng địa duy nhất bên bờ sông Hàn, với tên gọi chính thức là thành phố Tourane mà trong phần trình bày ở trên tên gọi Đà Nẵng chỉ là một trong những tên gọi mà người Việt Nam vẫn quen dùng ngay cả trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ.


Sau khi Cách Mạng tháng Tám nổ ra và sau đó là hiệp định Giơ-Ne-Vơ , Pháp trao trả Đà Nẵng về lại cho chính quyền Bảo Đại . Thời kỳ thuộc Pháp chấm dứt .

-----------------------------------

Đất nước chia hai , quân đội Quốc Gia và Hoa Kỳ nhận rõ tầm quan trọng của Đà Nẵng , liền ra sức phát triển thành phố .
Công việc đầu tiên của Hoa Kỳ ở đây là tu sửa, mở rộng và hiện đại hóa sân bay Đà Nẵng nhằm biến sân bay này thành căn cứ không quân lớn nhất miền Trung và lớn thứ hai ở miền Nam VN chỉ sau sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn)

Đà Nẵng từ trên không



Ngày nay :


--------------

Mặt khác, các hoạt động của lực lượng quân mặt trận giải phóng miền nam vẫn nổ ra.Pháo giải phóng bắn vào sân bay

Sân bay sau đợt pháo kích


Các kho vũ khí, xăng dầu được xây dựng hàng loạt. Vũ khí và các phương tiện chiến tranh được tập trung tại hệ thống kho An Đồn và căn cứ hậu cần Bầu Mạc. Các kho xăng dầu Liên Chiểu, Nại Hiên và trong sân bay Đà Nẵng được xây dựng thêm bồn và lắp đặt hệ thống bơm để tiếp nhận xăng trực tiếp từ các đoàn tàu, xe .
Kho xăng dầu bị tấn công


Chất độc da cam , nơi bị ảnh hưởng nặn nhất chủ yếu là khu vực phi trường :



Trực thăng HH43 tại Sân bay Đà Nẵng năm 1964

Trực thăng HH43B đi làm nhiệm vụ từ Sân bay Đà Nẵng năm 1967


------------------------------------
Cùng với việc mở rộng sân bay Đà Nẵng, Hoa Kỳ cũng mở rộng và hiện đại hóa quân cảng Tiên Sa .


Căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Tiên Sa

Khu trại quân Hàn Quốc tại Tiên Sa

Căn Cứ Quân Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng


----------------------

Cổng vào căn cứ Tiên Sa


Bệnh viện quân y


Navy EOD shop DaNang 1965


Inside Navy EOD Shop DaNang 1965


DaNang Air Base Main Exchange




Tại 1 quán BAR



Căn Cứ quân sự gần sân bay




----------------------------------


Trên mỏm núi Sơn Trà Hoa Kỳ đặt hệ thống ra đa mắt thần để theo dõi hoạt động không quân và điều khiển máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào. Các trạm rada quan sát được mệnh danh là "Mắt thần Đông Dương" - thiết kế theo hình tròn hết sức độc đáo.


Và ngày nay , căn cứ ra đa này vẫn được sử dụng :


Máy bay Hoa Kỳ tại Sơn Trà -( Monkey Moutain )




Nhìn Đà Nẵng từ Sơn Trà năm 67:

Nhìn Đà Nẵng từ Sơn Trà ngày nay



Bờ biển được phong tỏa bởi dây thép gai


Và đến hôm nay , thép gai đã trở thành …


Biển Đà Nẵng



Xuân đà nẵng 1967


Đà Nẵng 1968


----------------------------

Bốt gác

Một nghiã trang





Hải cảng Đà Nẵng .




Ngày nay là 22 Bạch Đằng, TP, Đà Nẵng.



------------------------



Vùng ngoại ô thành phố :
Con đường





Tuyến đường đèo Hải Vân

Nay







Tuyến đường sơn trà



Nay



------------------------

Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Quốc Gia ấn định là thành phố trực thuộc trung ương .
Ngôi nhà bên đường




làng quê



Ngoại ô Đà Nẵng



Làng quê ngọai ô Đà Nẵng



-----------------------------

Những ngôi làng nhỏ bé nàm ở ngoại ô thành phố



Quân đội và người dân:


Một hộ gia đình



Thiếu nhi


Trẻ con tại trường tiểu học nàm trong ấp tân sinh Phước Tường


----------------------------------------

Tôn giáo tại Đà Nẵng :
Đền thờ thần biển , nơi những ngư phủ cầu an trước khi ra khơi


Ngôi chùa :



Một nhà thờ nhỏ


-----------------------------

Tượng Phật trên núi Sơn Trà


Chùa


Khởi công từ tháng 2.1923 do cha cố Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú), nhà thờ chính toà Ðà Nẵng còn được gọi là nhà thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ (cách mặt đất 27m) có biểu tượng con gà màu xám làm bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, hơn 70 năm chưa được sơn phủ bảo vệ, mà vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Nhà thờ Chánh Tòa xưa

Và nay


------------------------------

Ảnh bên bờ sông Hàn
Bên sông :


Đây là nhà hàng nổi trên sông Hàn những năm 60, nay là Hana Kim Định (?)



Dãy quán bán nước dọc bờ sông Hàn, trên đường Bạch Đằng xưa , trên dòng sông, những con tày thủy lớn vẫn chạy …



Bến sông ngày xưa



Dòng sông thơ mộng với những cô gái chèo đò trên sông …


Và nay …





-------------------


Đây là cầu cảng bên sông Hàn





Bến cá Bạch Đằng , vị trí bến cá này ngày nay đã được thay thế bằng chiếc cầu quay .
Quân đội Hoa Kỳ tại bến cá


Bến cá này đến tận nhữung năm 75 vẫn còn ngà ga , ga này được xây dựng từ thời Pháp , sau năm 1975 nhà ga đã bị phá .

------------------------------------

Một số ngôi trường tại Đà Nẵng :
Trường Phạn Thanh Giản xưa, sau 75 đổi tên thành trường Lê Quý Đôn , sau khi trường Lê Qý‎y Đôn chuyển địa điểm thì nơi này được nhập vào trường Phan Châu Trinh


Và nay …


----------------------

Trường Trung Học Phan Châu Trinh
Lúc ban đầu Trường Trung Học Phan Châu Trinh, được xây trên bãi cát trắng, trước Bệnh viện đường Lê Lợi.




Nay vẫn là trường Phan Chu Trinh Địa chỉ: 154 Đường Lê Lợi

Trường Thập niên 90

Thập niên 00

------------------------

“Nữ Trung Học Đà Nẵng”
Trường được lập ra vào cuối năm 1967, sau khi niên khóa 67-68 đã bắt đầu.
Trường Nữ Trung học Hồng Đức được xây trên khu đất mà trước kia, đó là khu đất Nghĩa trang của người Pháp. Bên cạnh hàng rào của Nghĩa trang giáp với đường Lê LợI,
Địa điểm được chọn nằm trên đường Thống Nhất, cạnh trường trung học Phan Châu Trinh và Nam tiểu học. Ngôi trường được xây lên trên của một nghĩa trang cũ của người Pháp, có người mê tín cho là không tốt nên yểu mệnh.
Niên khoá đầu tiên, trường có thi tuyển để nhận thêm nữ sinh vào, bên cạnh những nữ sinh đươc chuyển qua từ trường Phan Châu Trinh và gồm có từ lớp Đệ Thất (Lớp Sáu) đến đệ Tứ (lớp Chín). Liên lớp đàn chị đầu tiên ra trường là năm 1971, niên khóa 70-71.
Trường mang tên Nữ Trung Học Hồng Đức từ niên khóa 73-74.
Đây là trường nữ điểm của thành phố , các nữ sinh vào học được trường này không phải dễ dàng vì chỉ tiêu tuyển sinh đều có yêu cầu học lực .



Hiện nay, trường này đã trở thành The University of Danang
Địa chỉ : 41 Lê Duẩn


--------------------------

Trường Sao Mai
Ðịa điểm: Trường Sao Mai tọa lạc tại góc đường Ðộc Lập (cổng chính) và Lê Ðình Dương (cổng sau). Trường có một dãy lầu ba tầng (dành cho trung học). Dãy nhà trệt (dành cho tiểu học).





Đây là một ngôi trường chủ yếu dành cho học sinh có lực bình thường , xưa kia thường nổi tiểng với các thành tích không mấy khả quan .
Nay là trường Trần Phú Địa chỉ: 272 Trần Phú




------------------------

Trường Thọ Nhân nay là trường Trần Hưng Đạo, một trong những ngôi trường sớm nhất tại Đà Thành . Theo âm Quảng , trường còn có một tên khác là Thọ Nhơn . Học sinh từ ngôi trường này chủ yếu là con cháu các gia đình người Hoa , và website của nhóm cựu học sinh này cũng được viết bằng tiếng Trung .



--------------------------

Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1960. Tháng 9 năm 1962, Trường khai giảng lớp đầu tiên.Thầy Nguyễn Văn Minh được vinh dự làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Ngay từ năm học 1962-1963 này, Trường đã được trang bị đúng tiêu chuẩn quốc tế cho một Trường đệ nhị cấp(cấp 3).Qua kỳ thi tuyển, trường chọn được 160 học sinh lớp đệ thất và nhận 40 học sinh đệ nhị cấp từ các trường miền Trung gởi đến. Sau ba năm học, có một sự cải cách, Trường được chỉ thị nhận học sinh vào học lớp Đệ ngũ Kỹ thuật, cải cách nầy chủ yếu nhận học sinh lớn hơn 2 tuổi để có đủ chiều cao và sức khoẻ đứng điều khiển được máy.Việc thi tuyển cũng có đổi mới, hoc sinh thi các môn Toán lý hoá, sinh ngữ, văn,sử, địa và chỉ thi trong một buổi sáng là xong, rất là căng thẳng. Như vậy sẽ chọn được những học sinh có bản lĩnh, vừa giỏi, vừa nhanh nhẹn.Cuối năm học thứ ba đã có đàn anh thi tốt nghiệp.Các em có điều kiện vào Sài Gòn thì thi vào Đại học Bách khoa , đã đậu 7/9 học sinh. Những em khác thi vào các Đại học Kiến trúc, Hàng không,Y khoa, Bách khoa trung cấp ...đều có kết quả tốt.
Đây là tấm hình chụp tui Đỗ Duy Ngọc năm 1970. Hôm đó tui và Trần Đình Hàng vào trường sau khi thi vô Phú Thọ. Tưỏng là từ giã mái trường để vào SG. Ai dè năm đó chẳng có thằng nào đậu cả. Lại học lại năm nữa.

Năm 1975 trường được đổi tên thành trường kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi , về năm 1994 lại được đổi tên thành trường Cao Đẳng Công Nghệ , còn tương lai nghe nói sẽ trở thành trường Đại Học Công Nghệ? Địa chỉ: 48 Cao Thắng


-------------

Nữ sinh Đà Nẵng


Giờ tan học ….


-------------------------------
Giao thông phát triển , các phương tiện vân chuyển cũng được đảy mạnh sản xuất :
Nghiệp đoàn xe , những chiếc xe này còn được lưu hành đến cuối thập niên 90 .


Chuyến xe :


Một chiếc xe chạy tuyến Đà Nẵng – Sơn Chà (nay là Trà)


Xe bên sông Hàn



Xe khách

Xe buýt Đà Nẵng vào giờ cao điểm tại nội thành .


------------------------


Cùng với việc xây dựng, mở rộng các sân bay, hải cảng, kho tàng Hoa Kỳ chú ý đầu tư mở rộng nâng cấp hệ thống đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển quân đội vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác.
Đường vào thành phố







--------------------------



Trên con đường , cảnh vật hơi sơ sài , cảnh chụp vào năm 1966- 1968












-------------------------------

Hàng loạt con đường được mở mang như đường Độc Lập, Bạch Đằng, Thống Nhất, Lê Lợi, Hùng Vương v.v...

Một con đường đang được thi công ven sông :




Những con đường ngập tràn bóng cây:

Đường Gia Long, nay là đường Hải Phòng


Đường Quang Trung


Đường Độc Lập , nay là đường Trần Phú

Đoạn đi qua “Việt Nam Công Thương Ngân Hàng”




Đường Đống Đa , bảng chỉ đường so với hiện nay vẫn không khác nhau nhiều lắm



------------------------

Cảnh sát công lộ Đà Nẵng 1970 . Bùng-binh tuy thô sơ nhưng được là có mái che .


cảnh sát nội thành


Để tiện việc đi lại vận chuyển của hai bên bờ Đông bờ Tây , chính phủ đã xây thêm một chiếc cầu qua sông Hàn song song với cầu Trịnh Minh Thế để tăng cường cho việc chuyển quân và phương tiện chiến tranh.
Cầu Trịnh Minh Thế ngày xưa và nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi


Cầu Đường sắt năm xưa hiện nay đã trở thành đường bộ với tên gọi cầu Trần thị L‎ý


-------------------------

Cảnh nội thành ĐÀ NẴNG:


Các khu phố :


Một bên là đường Sài Gòn và một bên là đường Hà Nội



Các khu phố







----------------------------


phố phường Đà Nẵng xưa mộc mạc và giản dị






Ảnh này chụp năm 1966



------------------------



nội thành



Khu thương mại :


Chỗ này xe đổ bên trái :




-----------------------------

Khu buôn bán

CHỢ CỒN (TRUNG TÂM THƯƠNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG)
Nằm ở trung tâm thành phố (đường Hùng Vương- Ông Ích Khiêm)
Chợ Cồn là khu chợ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và là chợ lớn nhất thành phố. Đã có thời kỳ, đây là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam.
Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Chợ có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là một con hẻm, phía Đông sát đường xe lửa. Phía đường Ông Ích Khiêm trước là kho đạn, sau là trại gia binh của cảnh sát và công binh cho đến năm 1975, hiện nay đã trở thành các ki ốt liên đới với hệ thống buôn bán của chợ Cồn nối rộng.
Tháng 12 năm 1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Nhưng người dân thành phố Đà Nẵng vẫn quen gọi là "Chợ Cồn" thay vì tên chính thức.


-----------------------

Cùng với chợ Cồn , chợ Hàn cũng là một chợ có từ lâu đời và lớn ngang với chợ Cồn
Chợ Hàn trước 75


Thập niên 90


Và nay !!!



Chợ nhỏ

Khu chợ Nại Hiên Tây

Chợ nhỏ khác


------------------

Với vị trí nằm giữa miền Trung Nam Bộ, có sân bay, hải cảng lớn, Đà Nẵng trở thành trung tâm đầu não của vùng chiến thuật I của chính quyền Nam Việt Nam. Tại đây có Bộ chỉ huy vùng chiến thuật I, Bộ tư lệnh quân đoàn I, cơ quan đại biểu chính phủ Bắc Trung phần, Nha Cảnh sát Bắc Trung nguyên Trung phần và các cơ quan đầu não của thành phố Đà Nẵng như Toà Thị chính, Ty Cảnh sát quốc gia, Bộ chỉ huy quân cảnh và cơ quan tình báo CIA Mỹ.




Phòng thông tin :



Việt Nam Công Thương Ngân Hàng , hay còn được gọi là “ngân khố” nàm trên đường Trần Phú ngày nay .


Tòa nhà USO Đà Nẵng


Nự cười niềm nở của binh lính Hoa Kỳ



Thành phố Đà Nẵng còn là nơi tập trung của đại diện các đảng phái ở miền Trung như Việt Nam Quốc dân Đảng, Nhân xã Cách mạng Đảng, Đại Việt, lực lượng Đoàn kết, Đảng công nông, Phong trào quốc gia cấp tiến, Mặt trận Quốc gia Liên Ái v.v...

Một nhà thuốc Thành Thái nàm trên đường Thành thái ngày xưa :


Một của hàng chuyên bán tạp hóa :

Nhà sách Sông Đà



Một cây xăng :



Một cửa hàng



Tiệm Vàng Kim Tín , kiêm bán áo mưa :


1 quán nước nhỏ ven đừơng


Thư viện ĐÀ NẴNG




Khách sạn ĐÀ NẴNG


----------------------

Văn Hóa :

Rạp Hòa Bình

Nay là Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh: - 155 Phan Châu Trinh

Được xây dựng mới vào năm 2000 (trước đây là rạp Hòa Bình) với kiến trúc khá đẹp và mang tên một người con đất Quảng đã dành cả cuộc đời gắn bó với nghệ thuật tuồng - cụ Nguyễn Hiển Dĩnh. Hiện nay, Nhà hát là nơi hội tụ một đội ngũ hùng hậu gồm các nghệ sĩ nhân dân, ưu tú và các diễn viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sân khấu tuồng. Những trích đoạn hay được du khách rất yêu thích đó là Sơn Hậu, Tu không trọn kiếp trích trong vở tuồng Lý Phụng Đình, trích đoạn Tuần Đêm trong vở Dương Lục Sự....

----------------

Rạp Trưng Vương (118 Nguyễn Chí Thanh nay)

Ngày nay rạp đã được xây dựng mới .

----------------------

Rạp Kim Châu ngày nay vẫn là rạp chiếu phim nằm trên đường Trần Phú (không nhớ tên , hình như là ở số 43 hay là 82)

Câu lạc bộ công nhân



Một buổi biễu diễn văn nghệ tại trại lính Hoa Kỳ




----------------------
Ảnh chụp 1 cô gái Đà Nẵng




con đường nhỏ



Đoàn xe hộ tống của chính phủ RVN
Năm 1975 !!!!!!!!






Tháng 3 – 1975…….




Hình ảnh ghi lại cuối tháng 3 - 1975


Lịch sử từ đây lại sang chương khac