Monday, September 29, 2014

Thư Mời Họp 5 tháng 10 năm 2014



Thư-Mời
Kính gữi Quý Niên Trưỡng và Quý Chiến Hữu.
Trong phiên họp thường kỳ của Hội Nha Kỹ Thuật / Nam California tại tư gia C/H Lê Quang Hiền vào ngày 14 tháng 9 vừa qua, với số phiếu 13/15 đồng thuận cho việc tổ chức 40 năm Hội Ngộ NKT Tại Orange County Nam California. Sau phiên họp anh em đã đồng ý sẽ gặp nhau trong 3 tuần và cùng địa điểm.
Tuần qua anh Lê Quang Hiền có e-mail thông báo vì nhà có khách xa đến thăm nên chúng tôi đã dời địa điểm họp đến nhà hàng Paracel trên đường Brookhurst đối diện với café Factory
Chúng tôi Trân Trọng Kính Mời quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu đến tham dự phiên họp được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày 5 tháng 10 năm 2014 tại nhà hàng Paracel.
Paracel Restaurant
(714) 775-3077
15583-15589 Brookhurst Street
Westminster, CA 92683
Chương trình gồm những đề mục liên quan đến việc tổ chức 40 năm Hội Ngộ NKT và sau đó sẽ dùng cơm trưa với những món ăn ngon của nhà hàng Paracel và sự tiếp đãi chân tình của chủ nhà hàng Paracel anh Hoàng Thông mỗi phần ăn giá từ $7.00 cho đến $10.00 với menu 5 hay 6 món tùy chúng ta chọn lựa. Sau đó chúng ta có thể lai rai vài chai beer hay những ly trà, hàn huyên thăm hỏi và thư dãn sau một tuần làm việc cực nhọc.
Trong tuần qua chúng tôi đã thông báo đến một số NT và C/H qua điện thoại và một số NT và C/H không liên lạc được qua điện thoại chúng tôi đã gữi thư mời qua bưu điện sáng hôm nay. Những NT và C/H xử dụng e-mail sẽ được gữi thư mời chính thức qua NKTNamCali Group e-mail.
Xin quý NT và quý CH tiếp tay cùng chúng tôi phổ biến đến Quý NT và Quý CH trong vùng để mọi người cùng đến tham dự và có cơ hội góy ý cùng BTC trong việc tổ chức ngày Lịch Sữ trọng đại của Nha Kỹ Thuật 28,29 tháng 3 năm 1975/ 28,29 tháng 3 năm 2015.
Thành thật cám ơn quý NT và quý C/H cùng Quý phu nhân NKT.
Trân Trọng,
Phạm Hòa
Hội Trưởng

Friday, September 26, 2014

Review of the novel by an American vet -- in the Vietnam Veterans Affairs newsletter - The Lotus and the Storm



Lan Cao is a professor at the Dale Fowler School of Law at Chapman University and the author of the novel Monkey Bridge. Robert Olen Butler calls her “one of our finest American writers,” saying that her new book, The Lotus and the Storm (Viking, 400 pp., $27.95) is a “brilliant novel that illuminates the human condition shared by us all.”
That is what we should ask from a serious novel—and this is a serious novel. I realized that when I read the quote from T. S. Eliot’s The Waste Land on the page after the dedication, which begins “Who is the third who walks always beside you?”
Much of the book is set in 2006 in the United States, and deals with how life is for Vietnamese who immigrated here to start new lives after the war. This present-day narrative is set off with large sections set in Saigon in the 1960s.
The author does a superb job summoning up Cholon of the 1966-1967 era. I recognize it and feel nostalgic for the beauty of those narrow, clogged streets that seemed to go nowhere.
The two primary narrators, Minh and Mai, father and daughter, give us much to think about. When Minh says, “And the Americans entered our story not fully knowing what awaited them,” he says a mouthful.
This is typical of the understatement in this fine novel. Most Americans, in fact, didn’t even know that the French had been there, let alone they’d been defeated at Dien Bien Phu. What’s more, they would not have cared if they had been told, as evidenced by the fact that I don’t know how many times I got asked why the Vietnamese spoke French but not much English.
Mai and her older sister have a dear friend, James Baker, a young American sergeant attached to the MP Compound just down the street from where they live in Cholon. He is an enigmatic character who I never figured out, although he is as far from an Ugly American as you can get.  He is golden and pure and teaches the girls American songs and English.  He acts as an English tutor to Mai.
Among the most powerful sections of the book deal are those that deal with Mai and her family home coming under attack by the VC during the 1968 Tet Offensive, James dying nearby, and Mai blaming herself for not saving him, and the section in which Mai goes to the Wall in Washington with her father and makes a rubbing of James Baker’s name. Sad stuff.

Saigon, 1966
The whole book is sad, even though it is filled with joyful descriptions of great meals of delicious Vietnamese food. As soon as possible I will make a pilgrimage to my favorite Vietnamese restaurant, Fortune Noodle House, and order a big bowl of pho with beef brisket. I once ate a dish of frogs legs in garlic sauce, and it brought me back to the time I had consumed such a dish in a small restaurant in Saigon.Dealing with all the tiny sharp bones reminded me of why it has been over forty years since I ordered that dish.
The ubiquitous Vietnamese restaurants in King County, Washington, demonstrate that this novel of the Vietnamese diaspora is totally valid. We as a country are much enriched by the Vietnamese presence. The question remains: Was the war worth it?
This fine novel is filled with tiny sharp bones, too—many small, painful memories that hurt and remind us of how we mishandled the war and how the Vietnamese on both sides suffered, and that there is no wall large enough to memorialize all the deaths.
Read The Lotus and the Storm if you wish to encounter—and perhaps better understand—the trauma and suffering of the Vietnamese during and after that long and bitter war. The main character, Minh, was an ARVN general, and his point of view is perfectly presented.
I’d like all American Vietnam veterans who castigate ARVN soldiers to read this book and try to eradicate their hatred of the ARVN soldiers and try to understand the position they were in, and how totally the United States had been the architects of that situation.
I highly recommend that all Vietnam veterans buy and read this fine book.  Try it; you might learn something.
—David Willson

Thursday, September 18, 2014

Phiên họp ngày 14 tháng 9 năm 2014








Thành viên tham dự:

Phạm Hoà                               Lê Quang Hiền

Nguyễn Văn Mậu                   Huỳnh Văn Đức

Nguyễn Phước Lộc                 Lưu Văn Thuần

Nguyễn Thành Vinh               Nguyễn Thiện Tòng

Huỳnh Ngọc Thương              Chung Tử Ngọc

Võ Văn Hương                       Nguyễn Rinh

Hoàng Thăng                          Nguyễn Thành Điểu

Lê Tinh Anh



Biểu quyết tổ chức ngày 3/29/2015:

Đồng Ý tổ chức: 13/15

Phiếu trắng: 2/15

Danh xưng:

            Vì quá gấp nên chưa quyết định Danh xưng cho buổi lể, có mấy đề nghị Danh xưng:

            Chiến tranh Việt Nam 40 Năm Nhớ và Quên

            40 năm Nhớ nhau

            40 năm Nhìn lại

            40 năm Tưởng nhớ

            40 năm Chết và Sống

            Tưởng niệm Chiến Sỹ Vô Danh

            40 năm Để nhớ

            Hội ngộ 40 năm

            40 năm cụôc chiến bí mật

            40 năm xa rừng

Thursday, September 11, 2014

30 tháng 3 năm 1975

Anh Trần Thế Quảng và Lê Dinh Đoàn Công Tác 72
Tháng 3 gãy súng (30 tháng 3 năm 1975)

Wednesday, September 10, 2014

Chiếc Xà Lan Định Mệnh / Tháng 3 Gãy Súng





Viết cho Đặc San ngày Đại Hội kỷ niệm 40 năm ngày thành lập NKT/TTM/QLVNCH
Washington D.C – 2004
Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi , còn về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm 1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 ( Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77 )Sau đó qua L/Đ 31 ( Liên Đoàn 31 ),rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập trung toàn thành phần bướng bỉnh,sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm” cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
( Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt ).
Tôi không thuộc thành phần ba gai ( vô kỷ luât ) nhưng cũng được bổ sung vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán , năm 1962
Tôi được thuyên chuyển về SB ( Sở Bắc ) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse (danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong toán huấn luyện của chúng tôi , tôi được đổi tên với bí danh Vân,anh Trâm bí danh Hùng , Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu, chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập hoặc bay khi liên lạc nhân viên  toán trong vùng .
Sau chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân Đội ,SB chuyển đổi thành SKT ( Sở Kỹ Thuật ), năm 1974 đổi tên thành NKT và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực thuộc NKT còn rất nhiều Phòng ,Sở và các ĐCT ( Đoàn Công Tác ) năm  1968 ĐCT/68 được thành lập,Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968 đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ  CHT/ĐCT/72 ngày 16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành phố.
Chỉ huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không được,cứng rắn quá cũng  không được e rằng sẽ có  biến cố như đã xảy ra với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị,một thời gian ngắn thì  đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến trường,các cuộc hành quân đã mang lại kết quả tốt đẹp,đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng .Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì  trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sha .Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân ,anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp , cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I  và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 ( muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT )
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch , một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về , tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa , tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản,lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà , thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu ,để làm gì , rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện , tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ),ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc , may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo ,đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản , thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi, 
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi , tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ , trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt , đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết , hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI,  (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách ).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số , vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha , vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát , chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể , súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng , sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ , nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn .
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo  quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có  nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng ), vì có vũ khí nên nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .    
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn , sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan , trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên , có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần , đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa , nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp , may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên , anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện ) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm , dân họ mà leo lên được , sẽ chìm Tảu giữa biên , viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang , Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời , nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan  2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống , tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó , đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh , nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT  ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT , Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được , tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam , nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển  may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,

Bạch Hổ /ĐCT/72

Monday, September 8, 2014

Lễ Truy Điệu Anh Linh Tữ Sĩ Nha Kỹ Thuật / 2005 Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Nam California U.S..A.



Việt Báo: Dưới những lá quốc kỳ uy nghi lồng lộng bay ở công viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, và bên cạnh vòng hoa tưởng niệm cùng quân trang người biệt kích "nhảy toán", hơn 600 người chiến sĩ NHA KỸ THUẬT từng chết vô danh trong cuộc chiến VN lần đầu tiên đã được xướng danh công khai trong Lễ tưởng niệm sáng Thứ Bảy 23-4 vừa qua. Liền sau đó 5 tiếng đồng hồ, một Lễ Giỗ trang trọng với nghi thức phủ lá Quốc kỳ VNCH đã diễn ra trong Lễ Truy Điệu tại hội trường Thị Xã Westminster để tưởng niệm và tri ân những anh linh tử sĩ Nha Kỹ Thuật từng chết vô danh trên chiến trường hai miền Nam, Bắc VN...
Lễ phủ quốc kỳ lên quan tài người chiến sĩ Nha Kỹ Thuật diễn ra giữa bóng tối thâm u của hội trường, chỉ với ánh sáng từ 6 ngọn nến lập lòe đặt bên trái bàn thờ. Trong khói súng xông lên từ chân pho tượng chiến sĩ biệt kích ôm súng phóng lựu CAR-15 với đầy đủ trang bị tác chiến như bản đồ, lựu đạn, hỏa hiệu,máy GRC-9, C-25,... được thiết trí bên phải bàn thờ, trong tiếng kèn thúc quân ra trận hào hùng xen lẫn tiếng sáo tiếng tiêu ai oán được trổi lên cùng với nhạc đệm chiêu niệm hồn tử sĩ, hơn 200 đồng đội người đã khuất cùng quan khách, thân nhân đã nghiêng mình mươi phút mặc niệm hàng trăm biệt kích Nha Kỹ Thuật đã đền nợ nước.
Những chiến sĩ vô danh từ nhiều thập niên qua, nay đã được xướng tên và được Tuyên dương Cộng Trạng. Các Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thích Giác Nhiên cùng quan khách đã làm lễ dâng hương lên anh linh tử sĩ...
Hai buổi lễ trưa và chiều tối tại Tượng Đài Chiến Sĩ và tại hội trường thị xã, do các biệt kích Nha Kỹ Thuật Phạm Hòa và Vũ văn Huyền làm trưởng ban tổ chức.
Tại Tượng đài Chiến Sĩ , Lễ xướng danh từng người, từng toán biệt kích thuộc Nha Kỹ Thuật đã diễn ra long trọng và trang nghiêm với sự tham dự khoảng 150 biệt kích, hậu duệ biệt kích cùng gia đình, đồng bào và quan khách. Một bảng danh sách được chưng ra cạnh vòng hoa tưởng niệm và quân trang người lính nhảy toán. Danh sách người lính vị quốc vong thân này gồm đủ 6 Sở (Sở Bắc, Sở Liên Lạc, Sở công tác, Sở phòng vệ Duyên hải, Sở Tâm lý chiến, Sở Không Yểm) của Nha Kỹ Thuật mà họ thu thập được từ những người còn sống sót đến hôm nay, "vẫn chưa đầy đủ và sẽ thu thập tiếp", theo lời biệt kích Phạm Hòa trưởng ban tổ chức Lễ truy điệu và xướng danh tại đây.
Danh sách chiến sĩ đã bỏ mình âm thầm nêu trên chưa một lần được vinh danh, và buổi lễ trưa 23-4 là lần đầu tiên được đọc tên công khai .Người ta đọc thấy từ tên tuổi của biệt hải Võ Chàng, đến Đại tá Hồ Tiêu, là những chiến sĩ nhảy toán vào lòng địch trong cuộc chiến tranh ngoại lệ, đã bỏ mình tại Bắc Việt, Lào, Kampuchia trong các mật khu Nam VN, đường mòn Hồ chí Minh...
Đặc biệt trong buổi lễ truy điệu tại Tượng đài, toán thủ quốc quân kỳ gồm những thanh niên thuộc gia đình biệt kích là thế hệ hậu duệ. Ngoài việc đảm trách rước quốc quân kỳ trong buổi lễ, các em đã đóng góp công sức trong việc tổ chức, thu dọn, nên vào buổi Lễ Giỗ lúc xế chiều, các em được Tổng Hội ái hữu Nha Kỹ Thuật tặng bằng khen thưởng. Thay mặt cả toán, hai em Vũ Thái và Vũ Thảo lên nhận lãnh.
Tại hội trường Thành phố Westminster, lúc 5 giờ chiều là lễ tưởng niệm các Anh linh Tử sĩ Nha Kỹ Thuật. Đây là Lễ Giỗ cũng lần đầu được tổ chức trọng thể để vinh danh chiến sĩ thuộc 6 Sở của NHA KỸ THUẬT đã hiến dâng đời mình cho Tổ quốc, mà đa số không có nấm mồ ngoài lá cây rừng phủ xuống hình hài, theo lời kể của người điều hợp chương trình: biệt kích Đặng văn Thạnh.
Mở đầu, ông Tổng hội trưởng Võ tấn Y đã nói về ý nghĩa Lễ tưởng niệm, nêu cao vai trò người chiến sĩ Nha Kỹ Thuật trong cuộc chiến chống Cộng Sản bảo vệ chính nghĩa Tự do. Tiếp đó, ông Vũ văn Huyền trưởng ban tổ chức nêu tiểu sử của Nha Kỹ Thuật từ Sở khai thác địa hình, Sở Bắc những năm tiên khởi, đến ngày mất nước.
Niên trưởng Vũ quang Ninh trong quân phục biệt kích, từng là giám đốc Đài Gươm Thiêng Ái Quốc cũng lên tiếng ca ngợi vai trò những chiến sĩ hào hùng Nha Kỹ Thuật là những người con yêu của Mẹ Việt nam. "Nhiều người con yêu dấu đó đã nằm xuống để chúng ta có ngày hôm nay!". Ôâng cất giọng ngậm ngùi nói tiếpá, chúng ta đã mất tất cả,nay chỉ còn có nhau, chúng ta hãy tham gia những hoạt động của cộng đồng người Việt hải ngoại, cảnh giác trước những phần tử phá hoại cộng đồng để chống âm mưu chia rẽ của Cộng sản qua nghị quyết 36.
Trong lúc Niên trưởng Trần kim Khánh nói về hoạt động của 6 Sở Nha Kỹ Thuật, thì màn hình rộng đặt cạnh bàn thờ đã chiếu tài liệu chiến sĩ biệt kích từng hoạt động trước đây với những hình ảnh kiêu hùng của "Những cánh dù trong đêm tối", "những toán xâm nhập vào vùng địch" "cố Đại tá Ngô thế Linh", "chuẩn bị nhảy toán ra Bắc", "đơn vị trực thăng thả toán ra Bắc", "hoạt động của Sở Phòng vệ duyên hải", ..v.v.
Các chiến hữu Nha Kỹ Thuật người thì khoác đồ trận, người mặc thường phục, đã ngồi chung với quan khách và đồng bào theo dõi hình ảnh và lắng nghe lời kể về hoạt động của 6 Sở : Sở Bắc, Sở Công tác, Sở Liên Lạc, Sở Tâm lý Chiến,sở Không yểm và Sở Phòng vệ Duyên hải. Người ta nhìn lên bàn thờ, thấy ngoài lư hương và bình hoa còn có dĩa trái cây, dĩa đồ hộp lương khô của biệt kích, và hai con heo quay khá lớn. Phía phải, một bàn dài chưng bày quân trang và vũ khí người lính biệt kích nhảy toán được trang bị, từ khăn choàng cổ đến súng đạn, đèn pin, đèn hỏa hiệu, khăn biểu tín hiệu và máy truyền tin liên lạc với máy bay, cũng những huy chương quân đội.
Đến phần lễ truy điệu và lễ phủ cờ cho các chiến sĩ đã bỏ mình, đèn hội trường phụt tắt! Một tượng đài người lính biệt kích nhảy toán bất ngờ hiển lộ ra như thể hương hồn người chiến sĩ linh thiêng theo gió tề tựu về đây chứng kiến những đồng đội đang làm lễ giỗ cho mình.
Sáu cây đèn mang tên 6 Sở của NHA KỸ THUẬT trở thành những ngọn nến lung linh giữa khi khói súng xông lên từ đôi chân bức tượng đài người lính biệt kích, nơi mà tấm bản đồ hành quân, nón sắt, la bàn, súng đạn, máy truyền tin, ba lô...đã sẵn sàng đưa người biệt kích vào tư thế chiến đấu...
Mọi người sững sờ, có kẻ rơi lệ. Tất cả yên lặng chào kính, nghiêng mình, trong khi tiếng kèn đưa tiễn quyện cùng tiếng tiêu tiếng sáo nghe ai oán như tiếng gọi hồn thiêng sông núi tiễn đưa người chiến sĩ đi vào miền vĩnh cửu không bao giờ trở về đoàn tụ gia đình. Pha vào đó, là những tiếng điệu nhạc thúc quân được trổi lên dập dồn như vó ngựa chinh phu, có lẽ để mô tả hào khí của người lính một thời tung hoành trên trận mạc ! Cả nhạc buồn lẫn nhạc hùng hòa quyện thành một không khí bi tráng mà nghiêm trang, kính cẩn. Rồi những người biệt kích giương cao lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ ra, trải phủ lên một quan tài tượng trưng người chiến sĩ đã ra đi...
Mươi phút mặc niệm, chiêu hồn và Lễ phủ kỳ kết thúc. Đèn bật sáng, người ta nhìn rõ hơn hàng chữ dưới bức tượng người biệt kích: TỔ QUỐC GHI ƠN, ĐỒNG ĐỘI THƯƠNG TIẾC.
Kế đó, là Lễ tuyên dương công trạng những chiến sĩ Nha Kỹ Thuật từng chiến đấu âm thầm, đền nợ nước vô danh chưa một lần được vinh danh công khai, những người bị địch bắt, tù đày, vẫn nêu cao chí khí,..
Trước khi lễ dâng hương, là phần văn tế. Biệt kích đại úy Huỳnh ngọc Thương với bài văn tế gây nhiều xúc động cho mọi người:
  
...nhớ linh xưa,

tung hoành ngang dọc,
ra Bắc vào Nam,
lên rừng xuống biển,
bao chàng trai ra đi dâng hiến cả đời hoa,
...
Thà chiến tử vô danh,
Quyết một thân dũng kiệt
Nguyện châu về hiệp phố,
Nam Bắc một nhà,
Đất Mẹ yên vui muôn thuở,
Lạc nghiệp âu ca
Nên đầu quân diệt giặc,
Đánh đuổi Bắc phương
Trải mấy phen nằm gan nếm mật
......,
 
Nhảy toán vào lòng địch để thi hành nhiệm vụ Nha Kỹ Thuật giao phó, nhưng các chiến sĩ biệt kích nhiều người đã sáng tác nhiều bài thơ giá trị. Thiếu Úy Phạm Hòa sau đó đã đọc một bài thơ của Trung tá Hà Ngọc Oánh, chỉ huy trưởng đoàn công tác 68. Đây là bài thơ được niêm yết bên dưới bảng danh sách 600 tử sĩ Nha Kỹ Thuật trong Lễ Xướng Danh tưởng niệm tại công viên Tượng Đài:
"..Lôi Hổ chết, ai người xây nấm mộ,
Lá cây rừng phủ lên xác thân anh,
Sống gian nguy đói khổ giữa rừng xanh,
Ôi nghiệt ngã bao linh hồn oan khuất !
Biệt hải chết tay ôm mìn kích nổ,
Giữa đêm trường lạnh buốt thấu xương da,
.....
Bước li hương ai khóc hận giữa đêm trường,
Ai vinh hiển mong Công hầu, Khanh tướng.
Chiến sĩ hề: "thề ra đi không trở lại"
Chí làm trai thề: "lấy da ngựa bọc thây"
Hãy quên đi chuyện danh lợi thế gian này
Nhìn thế sự như làn mây bay gió thoảng.
Trong buổi lễ tưởng niệm, nhiều chiến sĩ và các bà quả phụ được vinh danh, tặng huy chương vả bằng tưởng lục như Đại Úy Dương ngọc Như thuộc phi đoàn 219 không yểm, cố Đại Úy Vũ đức Khánh, Thiếu Úy Hãn phi đoàn 110 Thần phong, Bà quả phụ Nông an Pang, bà quả phụ Vũ Linh, ..v.v.
Sau đó, mọi người dùng tiệc giỗ và thưởng thức văn nghệ cho đến gần 9 giờ đêm buổi lễ mới chấm dứt.
 
Việt Báo
(Nguyễn Hiền thuật)