Saturday, October 7, 2017

TRI ÂN CHO NGƯỜI HẬU PHƯƠNG: Đêm không gian: “Chiếc áo bay của chồng tôi”

KQ Trương Văn Vinh
Đặc biệt năm nay “nữ kê tác quái, Gà mái đá gà cồ”, các bà xã của chúng ta đang vùng lên tung hô cho cuộc họp mặt KĐ51CT với niềm kiêu hảnh về Đêm “Chiếc áo bay của chồng tôi” khác hẳn những đêm không gian mộng thường bóng bẩy như “Một Thời Để Nhớ”, hay “Không Gian Hội Ngộ” hoặc “Vẩn Còn Có Nhau” …
Sau một phút suy nghĩ tôi tắc lưởi khen thầm các phu nhân của chúng mình chọn lời tựa gợi lại niềm kiêu hảnh cho các “Quả-phụ” bên quê nhà như bà quả phụ Trần Công Minh, “Xạ thủ phi hành” và bà quả phụ Nguyễn Hoàng Anh, “Cơ-khí phi hành” … làm cho tôi vô cùng cảm kích để hai chị gợi nhớ lại những tháng ngày hào hùng vì 2 chiếc áo bay của chồng mình, 2 nhân viên phi hành Công Minh và Hoàng Anh đang ghi đậm trên tấm bản đồng của Viện Bảo Tàng Báo Chí tại thủ đô Hoa Thạnh Đốn. (Newseum Address; 565 Pennsylvania Ave Nw, Washington, DC 20001) vào thâm khảm cũa các chiến sĩ đồng minh và du khách, khi nhớ lại cuộc chiến tàn khốc Hạ Lào Lam Sơn 719 mà thế giới so sánh như Normandy thế chiến-2 và cuộc đổ quân tại bãi Inchon, Triều Tiên chỉ khác là 2 cuộc hành quân trên là để xã rác thuyền xuồng đổ bộ, còn Lam Sơn 719 là xã rác trực thăng … thử hỏi biết bao nhiêu phi hành đoàn phải hy sinh cho trận chiến nầy?
Nhưng với sự thiệt hại vô cùng khiêm nhượng của Liên Đoàn 51 Tác Chiến qua nguồn MACV/SOG (Military Assistance Command, Vietnam – Studies and Observations Group) là 10/215 nhờ vào sự hướng dẩn anh em bay đi cũng như yễm trợ bay về của gunship Song Chùy; Tham dự gồm Sư đoàn Không Kỵ 101 và Liên Đoàn 51 Tác Chiến (3 phi đoàn 213, 219, 233)
 Năm nay, 2015 Chúa nhựt 6/9/2015 dưới Cali có tổ chức Đêm Không Gian với cái tên khá nổi trội đượm đầy nét kiêu hảnh do sáng kiến của các chị tự hào là thành viên thuộc đại gia đình Không Đoàn 51 Chiến thuật, vì đã thoát thai từ LĐ51TC trấn đóng vùng Hoả tuyến, Phi đoàn 219 đã từng bao vùng ở vĩ tuyến 18 trực rescue khi các AD-6 oanh kích BV, thả các toán Biệt Kích Delta STRATA bên Lào. Phi đoàn 213 đã từng tăng viện chiến đấu dưới đồn điền Chup, Cambodia 1970 qua Lào, Tchepon/1971.
Trên đồi Rockpile, trước khi quân Dù nhảy qua Tchepone, tướng Dư Quốc Đống đã cho tôi biết ông đã xin TT Thiệu ưu tiên dành gunship Song Chùy yễm trợ hoả lực cho ông vì ông không tin tưởng vào Không lực Mỹ.
Mà thật cái danh dự Không Đoàn đã hoàn thành tốt đẹp câu truyền thống của Không Quân “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” bằng hành động thì thật ra các anh đã chu toàn một cách tuyệt đẹp dưới con mắt thán phục của đồng minh Hoa Kỳ từng chứng kiến anh em đã liều chết bay xuyên vào bảo lửa Hồng Hà-2 để cứu sống 2 phi hành đoàn 233 dưới trận địa pháo đủ loại đã tiền điều chĩnh sẳn dù rằng tướng Lãm Tư lệnh có kêu tôi trình diện căn dặn:
“Thôi hĩ … không được cho trực thăng vào cứu … chỉ hy sinh thêm PHĐ mà thôi … để họ rút ra theo trung đoàn-3 …”
Tưởng cũng nên viết sơ sơ về hoạt cảnh: Các chị chắc biết cái lò nướng bành Khọt màu đỏ đất sét hiện ra nằm trên cái đỉnh đồi màu xanh của cây lá. Cái lò bánh khọt thì có những hình chén đều nhau, nhưng đây là khác hẳn, vì hình chén và hình tô lớn, tô nhỏ nằm chồng lên nhau lẫn lộn, trang điểm trên ấy các chiếc dù hoả châu trắng như chiếc khăn tang chực chờ trực thăng đến, hể VC nghe tiếng máy TT thì họ thí sát khai hoả khắp nơi, khắp hướng, đủ loại súng lớn từ 152, 130 ly cho đến salvo rockets 122 + 107 ly, bắn trực xạ thì có đại pháo phòng không AAA, 100, 85 ly và gần hơn nữa là cối 120, 82 ly, chưa kể 14, 5 và cả rừng phòng không cơ động 12,7 ly, đó là chưa kể 57, 37 ly phòng không và 23 ly trên chiến xa PT-76.
Đến nổi trung úy HTC Đạt hover đáp bên cạnh Bunker cứ điễm Hồng Hà-2, mà đoàn viên thiếu úy HTC Phúc đang bị thương ở đầu gối vì mảnh tạc đạn, cũng không dám nhảy lên trực thăng của tr.u Đạt cách đó 20 thước vì bảo cát mãnh sắt pháo binh bao trùm che khuất trực thăng trước mặt nên đành ngồi dưới Bunker chịu trận. Chưa đầy 1 phút sau, xạ thủ phi hành la hoảng báo cáo mảnh đạn đã bay vào làm anh bị thương … Nhưng rồi 2 phi hành đoàn 233 cũng được cứu khỏi CCHL Hồng Hà 2 một cách kiêu hùng ngoạn mục. Nhưng …
                   Bên cạnh đó, Thời tiết sương mù làm vở mộng cứu thoát 2 phi hành đoàn 219 tại Đồi-31
Tại phòng họp TOC dưới hầm Hàm Nghi, tôi đã xin được bàn thảo với 3 đại-tá Cockerham, Battreallda, cùng Tham-mưu-phó Hành-Quân/QÐ-1, Nguyễn Đình Vinh, xin được 20 phút ngừng tất cả hỏa lực pháo binh tác xạ cũng như không yểm, để chúng tôi làm cuộc đột kích lấy yếu tố bất ngờ cứu tất cả 2 phđ H-34 và thương binh Dù. Sau một hồi lâu bàn thảo suy tính cân nhắc, rồi các đại-tá nầy mới miễn cưỡng chịu chấp thuận cho một thời gian khá ngắn.
Vòng chờ của các hợp đoàn chúng tôi, lấy vùng trời A-luối, 15 phút làm điểm tập hợp như là một vòng chờ cho cuộc phi-diễn bay vào khán đài Ðồi-31. Cuộc rescue nầy do sự quyết định của tôi chỉ trong vòng có 5 phút chớp nhoáng trong vòng 20 phút cho cuộc hành quân phải hoàn thành. Giờ G và Phút P tôi sẽ cho TOC biết ngay sau khi sương mù tan tại vùng hành quân.
Tôi sẽ đích thân cho TOC biết ngay sau khi năng kiến độ vừa thấy toả sáng. Sự cấp cứu chỉ cần 5 phút đột xuất trong chớp nhoáng là phải thi hành cho xong: 3 gunship sẽ bay sát ngọn cây cách nhau 5 giây echelon trái, tầm đạn cuồng sát trước mũi trên đầu địch 75 thước, trong vị thế cường kích một vùng bảo lữa phía trước. Ðiểm xuất phát TÐ/8 Dù gần Đồi-31, từ điểm chạm tuyến của đại đội Trinh-sát Dù, bay thẳng về hướng tây-bắc, thẳng đến sườn trái của Ðồi-31, trong lúc 3 H-34 ở cách sau 45 giây với cao-độ 150 thước song song với mặt rừng, 3 H-34 theo sau bay thẳng một mạch tới Bunker gần LZ để bốc tất cả đoàn-viên cùng thương binh Dù, dưới sự bao vùng cũa 6 bầu lửa minigun cover 4.000/6000 viên phút, rải đều như trận mưa rào nặng hột, lấy Ðồi-31 làm tâm điểm, chia đều khoảng cách trên chu vi oanh kích, tuyệt đối không xử dụng rockets chống Tăng mà chỉ dùng khi hữu sự, dồn nỗ lực rescue càng nhanh càng tốt; chỉ trừ khi lính BV phản ứng phóng ra khỏi hầm trú ẩn và chịu chấp nhận nghinh chiến thì đã bị bất khả dụng vì không tránh khỏi bị thương tích với hàng trăm ngàn cái đinh sắt ghim vào người họ vào lúc cao điểm khi H-34 đang đáp xuống. (Videos of flechette rockets bing.com/videos) - Hảy Click link nầy để xem Cobra oanh kích!
Hoạt cảnh sẽ xảy ra cuộc Rescue 2 phi hành đoàn 219 bị kẹt tại Đồi-31
Từ điểm xuất phát trên đầu 2 Ðại đội Trinh sát Dù bay thẳng đến Ðồi-31 là 4 cây số, theo sau 50 giây trên cao độ 150 thước cách mặt rừng 3 H-34 bay thẳng đến Bunker để đón tất cả 2 phđ và thương binh, vì đạn M-60 trên H-34 không nhiều nên chỉ tác xạ khuấy rối (neutralization) khi thấy 2 gunship kè hai bên phụt xuống bằng hỏa tiễn chống biển người, có nghĩa khi cơ-phi trên H-34 thấy từng cụm khói đỏ-hồng phụt ra từ 2 gunship kè hai bên, lúc đó cơ-phi hãy tác xạ tự vệ. Chiếc gun số 2, 3 sẽ dùng hoả tiễn chống biển người để chống trả. Coi như rockets chống Tăng cũa Lead Trần Lê Tiến [Trung úy Tiến và tôi là 2 người đầu tiên xác định gunship với USAF, và S/I.P-UH1 với 1st Army Aviation] chỉ để dành khi hữu sự mà không dùng càng tốt. Cái quan trọng nhứt là bốc thật nhanh đồng đội và thương binh Dù ra khỏi Đồi 31, vì đây không phải muc-tiêu cần phải tiêu diệt. Thực ra rockets chỉ là những hoả lực tự vệ, Minigun mới vô cùng lợi hại như dĩ vãng đã chứng minh, Vì lính BV không chịu nổi trận mưa đạn 7,62 ly
Tôi sẽ bay C&C cùng với sĩ quan tham mưu Tiền-phương Dù, xử dụng tối đa M-18 cùng M-60 bắn xuống vào những nơi mà sĩ quan tham muu Dù nghi ngờ để phụ thêm hoả lực lúc cao điểm. Thế là chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 chiếc gunships trang bị 14 rockets chống Tăng, 28 rockets chống biển người, dẹp pod-rockets 19 thay vào pod-7 cho nhẹ và trang bị tối đa 12.000 viên 7,62 minigun cho dễ linh-động khi phải nhào lộn tác xạ. Trung úy Trần Lê Tiến sẽ lead 3 gun bay thẳng vào, trên ngọn cây, từ đám rừng già trước mặt, trên đầu 2 đại-đội Trinh-sát Dù. Khi bay qua khỏi vị trí Dù 45 giây thì bắt đầu khai hỏa: 6 xạ-thủ đứng xỗng lưng chồm ra ngoài rảo con mắt diều-hâu giội mưa xuống 4.000 viên phút, nhưng phải rút kinh nghiệm khi tăng khi giảm cường độ để duy trì hệ thống control-box không bị overcharge, bay thẳng một mạch đến bên trái Ðồi-31, lúc nầy Lead gun quẹo gắt qua phải lên cao độ bao vùng, kế tiếp chiếc 2 và 3 cùng lên cao độ, kè hai bên H-34 vừa mới tới mà phụt rockets chống biển người xuống bao vùng chung quanh. Tuyệt đối khai thác chướng ngại vật thiên nhiên, tàng cây, ngách núi, cùng khe-đá, phải chủ động khống-chế đối phương bằng hỏa lực cường tập, gầm thét, áp-đảo bằng minigun là chính, không cho phép địch ngóc đầu lên chống trả; chỉ xử dụng rockets khi địch quân dám xuất đầu lộ diện chiu chơi. Nếu có chiến xa cũng bắn chụp lên phủ đầu không cho chúng ló ngóc đầu ra khỏi pháo tháp bắn trả. Lead Tiến thấy cần thì một mình lấy cao độ hủy diệt nó, trong khi 6 miniguns vẫn tiếp tục nhả đạn, nhưng tốt hơn tha cho nó mà dành hỏa lực chỉ để rescue mà thôi. Ðiều quan trọng là cứu phi hành đoàn và thương binh là hoàn thành phi vụ với sự mãn nguyện đối với chúng ta 100%.
Hợp đoàn của chúng tôi sẽ phối họp bao vùng, không cần hoả yểm của Mỹ vì cũng chẳng ích lợi gì ở vùng núi cao hiểm trở nầy, như Mỹ đã tiền oanh kích một cách vô ích dưới sự chứng kiến cũa chúng tôi, mà còn báo-động cho địch ở vị thế sẵn sàng chiến đấu, hơn nữa lại còn làm cho địch biết trước rồi núp vào các hầm hố kiên cố cùng làm mất thế chủ động và bất ngờ. Rơi vào thế bị động như Mỹ. Ðộng-thái nầy có nghĩa không cho phép địch ở vị thế thượng phong chuẩn bị sẵn sàng phản-kích mà ta phải giành có quyền chọn thế thượng phong áp đảo bất ngờ. Trong chiến trận ai giành được thế chủ động thì người đó nắm chắc phần thắng.
Trung úy Tiến sẽ cover để vào vừa tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra trong vòng 5 phút tối-đa. Trên vùng trời Ðồi 31, 3 chiếc gunships khai thác tối đa, lấy Ðồi-31 làm tâm điểm chia đều cover trên châu-vi hình tròn mà mưa xuống không chừa chỗ nào để địch không có thể chòi ra bắn trả, vào lúc cao điểm khi H-34 vừa đáp thì được bao phủ kín-mít bằng cả trăm ngàn mũi tên đinh sắt ghim xuống. Nên chắc chắn một điều, hãy quên rockets mà chỉ chú trọng đến mưa đạn minigun, phải dí đầu mấy tay súng không cho phép địch chường mặt, tôi nghĩ chúng ta có thể làm được. Cuộc Rescue nầy rockets chỉ là hỏa lực tự vệ không cần thiết khi phải xung trận.
-Nhưng khốn nạn thay, trời không chiều lòng người, tạo nên một buổi sáng sương mù dầy đặt tan quá trễ. Lợi dụng trong khi sương mù bao phủ, các trung đoàn BV bôn tẩu với ý định lấy thịt đè người bằng xa luân chiến càn quét chỉ một tiểu đoàn-3 Dù trừ (300 tay súng mà thôi) trung đoàn chạm trán đầu tiên là 24B cùng với trung đoàn 27 cơ-động ở hướng tây bắc, chính nó vừa làm thiệt hại cho TÐ-6 Dù, ngay sau khi đổ bộ xuống để tiếp cứu Ðồi-31, tiếp theo đó 2 trung đoàn 102nd và 88 đang chuẩn bị tham chiến từ hướng đông-bắc thuộc Quân đoàn 70B, có trung đoàn chiến-xa 202 yểm trợ. Chúng quyết thanh toán Ðồi-31 với bất cứ giá nào. 
-Kế hoạch rescue của tôi hoàn toàn bị đình-động, khi bất thần 42 khẩu trọng pháo của Mỹ ở Khe Sanh đã đồng loạt tác xạ vào chung quanh Ðồi-31 vì áp lực của địch vô cùng dữ-dội, trước sự ngạc nhiên bất ngờ của chúng tôi, như vừa thỏa thuận buổi họp sáng nay. Quả thật, thời tiết đã làm hư hỏng kế hoặch mà Khe Sanh tháng nầy sương mù tan quá trể để các trung đoàn BV thừa cơ tấn kích sớm hơn hành động xuất phát phi vụ cấp cứu của chúng tôi.
          Nảy giờ, nơi 2 Bunker Ðồi-31, 2 PHÐ cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong hầm trú ẩn. Ðến trưa khi 2 PHÐ bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận địa, nói theo danh từ quân BV là "Trận địa pháo” dồn dập lên chung quanh Ðồi 31. “Than ôi! Ðúng là mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”. Quân BV đã lợi dụng sương mù chuẩn bị một lực lượng hết sức hùng-hậu, đông như Kiến mong sẽ chụp 300 thiên thần mũ đỏ chống đỡ. Vi dân-bay đã thấy trước qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, 2 PHÐ thây rõ hai chiếc thiết xa PT-76 còn T-54 không leo lên được nên từ dưới chân đồi bắn trực xạ lên Ðồi, Cả LÐ-3 Dù, mà chỉ có 300 chiến sĩ chống giữ. Quân BV thuộc Trung đoàn 24B/304 và thêm 2 Trung đoàn 9 và 66 sắp sữa tham chiến, chúng đang bôn tập từ hướng đông bắc tới.
Bây giờ Trung Ðoàn 24B đang tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc theo sau chung quanh nhắm đỉnh đồi-31 mà nhả đạn. Còn trung đoàn cơ-động 27 đang án-ngữ hướng tây chận TÐ-6 Dù ở bên sườn tây. Những tia lửa nòng súng phụt ra từ các PT-76 và T-54 thuộc Trung Ðoàn chiến xa 202. Dưới Bunker, dân bay thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ, đạn tránh người chớ người không thể tránh đạn!" Ngồi trên ghế lái C&C như Ðĩa phải vôi, tôi không ngờ quân BV mạnh và nhiều đơn vị cấp trung đoàn đến thế, chúng âm mưu tấn công như bầy kiến tha hột cơm, làm sao quân Dù phòng thủ cũa ta chỉ có 300 tay súng chống đỡ? Có cả thiết vận xa PT-76 và chiến xa T-54 từ dưới chân núi bắn trực xạ lên.
Ngoài kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích 152 ly xuyên phá cũa của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào thiết-xa PT-76 địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc PT-76. Nhưng để trả giá cho hành động dũng- cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Anh em Dù vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 thiết-xa PT-76 khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi 31 mà bắn! Còn những chiếc T-54 không leo lên được thì sũa bậy bạ lên phía trên đồi đễ hù dọa các thiên thần mũ đõ. Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 Phantom xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình Trung Ðoàn 24B, và lại phá hủy thêm 2 PT-76 nữa. Nhưng chẳng may một chiếc F-4 bị trúng phòng không 37ly xì khói, phi công đang nhảy dù, thế là tất cả phi cơ Mỹ đều bỏ lại và dồn nổ lực vào rescue chiếc F-4, người quan sát viên Việt ngồi ghế sau thuộc Phi-đoàn 110 cũa FAC Bronco OV-10 đành thở ra lắc đầu ngao- ngán.
        Trong tiếng bom đạn tơi bời, dân bay mừng rở vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 thương yêu đang vần vũ trên cao cùng chiếc UH-1 C&C của con chim đầu đàn nguyện không bỏ anh em không bỏ bạn bè, đang vang vọng trên đó như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì quân BV tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, 2 PHÐ tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.và chịu cảnh hàng binh
Về phía KQ, Bửu, Khánh, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và ngay tức khắc bị dẫn giải ra bắc băng đường 92B chung với tất cả tù binh khác, vì sợ B-52 trải thảm. Không thấy Giang và Em đâu. Anh em KQ tim hỏi nhau, họ bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường bị áp tãi. Cuối cùng họ gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các anh ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần cơ-phi Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi anh Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn anh Em gục chết ở bên đường.
Thế là PÐ-219 ghi thêm vào quân sử của LÐ/51/TC thêm một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên trái đồi oan-nghiệt nầy, Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, Khánh, On và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?
Thật không công bằng Secret Society đặt hàng tướng X/QLVNCH viết chiến sử nầy lưu hồ sơ Văn Khố không có KQVN tham dự.
Riêng trận chiến Hạ Lào dù rằng cố vấn Mỹ không tham dự, nhưng ký giả lại nghe qua lời người Mỹ tả cảnh với ẩn ý nói xấu QLVNCH cho phù hợp với xu thế thế giới phản chiến không mấy ưa cuộc chiến VN. Họ nói QLVNCH bị BV đánh tan nát, nhưng làm sao họ hiểu được. Cuộc hành quân vừa kết thúc sau 42 ngày, thì nguyên một Lữ Đoàn 2 Dù đã được không vận lên Kontum để chiến đấu với 3 sư đoàn BV không cho phép Hà Nội chiếm một tỉnh nhỏ như Kontum để làm thủ đô MTGPMN hay cái gọi là Điện Biên Phủ An-Lộc để làm thủ phủ cho MTGPMN trong khi quân đội Mỹ không tham dự.
Còn như ngày 30/4/1975 không khác gì người thợ săn chuyên nghiệp khi dơ súng nhắm bắn con Cọp đói đang đi tới, nhưng nhìn khẩu súng đã hết đạn … thì phải chạy thôi … dễ hiểu quá mà.
Người viết cãm thấy không công bằng trong sự kiện gọi là giải mật cuộc chiến Việt Nam nhưng lại với mưu đồ bóp méo sự thật để lưu giử vào Viện Văn Khố quốc gia Hoa Kỳ, NARA (National Archives and Records Administration)
         Cái làm người viết cãm thấy nhục nhứt là tướng VNCH (tác giả dấu tên) được đặt hàng viết về Operation Lam Son 719 cả trăm trang mà không nhắc đến VNAF dù một vài chử. Tại sao vậy? Theo tôi hiểu có thế vì tự ái là quân đội mạnh và thiện chiến mà phải nhận một sự thiệt hại quá nặng so với một Liên Đoàn 51 Tác Chiến so với một sư đoàn 101 Không Kỵ. Theo nguồn MACV-SOG. (Military Assistance Command Vietnam - Studies and Observation Group) nguồn MACV-SOG là: 10/215
Cái làm cho tôi uất nghẹn là Secret Society ra cái điều giải mật mà chắc chắn các bạn đã xem trên nhiều videos gọi là giải mật: hình chiếc H-34 mà trung úy Yên, Giang, Bửu tải thương từ Đồi 30 hay Đồi 31 về Khe Sanh. Chúng ta không thấy chữ gì để nhận biết VNAF hay 219 squadron? Thậm chí họ còn ráp nối lấy hình VM dẩn cả ngàn tù binh Pháp ở ĐBP chêm vào trong cuốn phim nầy để khoe kế hoặch của Harriman về 2 đấu pháp CIP/NLF đã thành công mỹ mản:
-Về CIP (Counter Insurgency Plan) của CIA, thì trong 45 ngày Operation Lam Son 719, Hoa Kỳ rút 60,000 quân về Mỹ an toàn.
-Còn NLF (National Liberation Front) của KGB bắt sống gần 10,000 tù binh VNCH như ĐBP bằng khoá chân bởi pháo phòng không trực xạ, rồi các trung đoàn BV bao vây ốc đảo la làng “Hàng sống chống chết” rồi bị xe truck Molotova do liên công ty Ford/Gorkey chở chiến lợi phẫm POW/ARVN về bắc trên đường mòn HCM 92B? (bằng ghép hình)
               "Đúng ra KGB phải than rằng tại sao trời sanh KGB sao lại sanh QueenBee-1 làm gì”
        Dù Secret Society bóp méo sự thật nhưng không giấu được những chứng cớ rỏ ràng ghi nhận tại thủ đô Hoa Thạnh Đốn nơi Bảo Tàng Viện Báo Chí nơi tấm bản đồng có tên Tạ Hoà, Diêu, Anh, Minh
Là danh dự được đại diện QLVNCH và kể cả KQVN, Liên Đoàn 51 Tác Chiến nói riêng đã lưu lại trên tấm bản đồng tại thủ đô Hoa Thạnh Đốn, nơi Bảo tàng viện Báo chí (The Newseum is an interactive museum of news and journalism located at 555 Pennsylvania Ave. NW, Washington, D.C) những anh hùng liệt sĩ của Phi đoàn 213, trung úy Tạ Hoà, Nguyễn Diêu và cơ phi xạ thủ Nguyễn Hoàng Anh cùng Trần Công Minh.
Cũng tại nghĩa trang Arlington, 3 đoàn viên Queenbee Tr.u Phan Thế Long, Tr.u Nguyễn Văn Tùng, và Thượng sĩ Vỏ Văn Lành đang an nghĩ dưới hàng dương thông reo sau tang lể trang trọng đã hy sinh cho nên hoà bình thế giới. Tất cả đều trực thuộc Liên-Đoàn 51 Tác Chiến
 
 Anh em TRỰC THĂNG thân thương!
Những ngày tháng còn lại của chúng ta quá ít, chúng ta có nên gặp nhau vào đêm KHÔNG GIAN nầy không?
Xin trân trọng thân gởi đến quý bạn Cơ-Phi, Xạ Thủ, Áp Tải Phi Hành, Y Tá Phi Hành, Path-Finder … chúng ta nên gặp nhau một lần nầy đi, nhứt là “phụ nữ vùng lên giành cho bằng được đặt cái tên “Chiếc Áo Bay Của Chồng Tôi” thật là kiêu hảnh, công bằng không giai cấp!!!!.
TRUONG VAN VINH: TK/ĐTTT/BTLKQ

Tuesday, October 3, 2017

“The Vietnam War”, một bộ phim đồ sộ… rỗng tuếch?

Sáu mươi hai năm (1955-2017) sau khi can thiệp vào cuộc tranh chấp tại Việt Nam, người Mỹ vẫn chưa hiểu tại sao Hoa Kỳ đã có mặt tại đó, và tiếp tục tranh cãi, tiếp tục tìm cách giải thích.
Ký Thiệt

Bộ phim “The Vietnam War” đang được chiếu ở nhiều nơi, và được nhiều người nói tới, là cố gắng mới nhất của người Mỹ để giải thích và rút tỉa bài học từ cuộc chiến gây nhiều chia rẽ và tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa K‎ỳ.
Bộ phim này dài tới 18 giờ chiếu, gồm 10 đoạn, mỗi đoạn có tựa đề riêng. Một bộ phim đồ sộ. Giám đốc sản xuất là Ken Burns, cùng với người cộng sự Lynn Novick, đã tới Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới để làm phim và phỏng vấn 84 nhân chứng ở mọi phía. Khoảng 20 sử gia và học giả đã hợp tác làm bộ phim. Hơn 25 ngàn bức ảnh vô số tài liệu được sử dụng lần đầu.
Bộ phim được mở đầu với Đoạn  “Déjà Vu”, đã lội ngược dòng lịch sử Việt Nam từ khi Pháp chiếm Việt Nam (1858) tới năm 1961, khi ông Ngô Đình Diệm thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam VN với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.

Đoạn 2, “Riding the Tiger”, (1961-1963).
Đoạn 3, “The River Styx”, (01/1964-12/1965).
Đoạn 4, “Resolve”, (01/1966-06/1967).
Đoạn 5, “This Is What We Do”, (07/1967-12/1967).
Đoạn 6, “Things Fall Apart”, (01/1968-05/1968).
Đoạn 7, “The Veneer of Civilization”, (06/1968-05/1969).
Đoạn 8, “The History of the World”, (04/1969-05/1970).
Đoạn 9, “A Disrespectful Loyalty”, (05/1970-03/1973).
Đoạn 10, “The Weight of Memory”, (03/1973-về sau).

Mặc dù chưa xem cả 10 đoạn, khán giả người Việt cũng không thấy có gì mới lạ, so với bộ phim “Vietnam: A Television History” hơn 30 năm trước, dài 13 giờ chiếu, cũng do PBS sản xuất, mà một người Mỹ lương thiện, Tiến sĩ James Banerian, đã phải viết cuốn sách hơn 300 trang, cuốn “Losers are Pirates” (Thua Là Giặc), để phản bác, nêu ra những điều gian trá của bộ phim được gọi là “lịch sử”.

“The Vietnam War” mới khởi chiếu vào giữa tháng 9 trên PBS, vài nước Âu Châu, và đưa lên mạng. Cho tới nay đã có vài ‎ý kiến được nói lên.

“42 năm qua, nhà làm phim về chiến tranh Việt Nam vẫn có cái nhìn lệch lạc, không nói lên đúng diễn tiến của lịch sử. Tuy họ thiếu trung thực, nhưng chúng ta vẫn phải ngả mũ kính trọng và cảm ơn những người lính Mỹ và người lính VNCH đã sát cánh hy sinh mạng sống của mình báo vệ tự do cho thế giới và Miền Nam Việt Nam. ‘The Việt Nam War’ đã không đề cập đến Lập Pháp Hoa Kỳ đã trói tay Hành Pháp, để nước Mỹ mang tiếng phản bội đồng minh, tạo tiếng xấu cho quân đội Mỹ là đã thất bại ở Việt Nam.” (Đinh Hùng Cường)

“Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem.” (Nguyễn Ngọc Sẵng)

The Vietnam War không là bộ phim ‘one size fits all’. Nó dành cho tất cả nhưng không thỏa mãn được tất cả. Bởi vì, cuộc chiến đã để lại một gánh nặng tâm lý cực kỳ khủng khiếp. Nó chạm đến tổn thương lẫn kiêu hãnh. Nó khơi gợi vinh quang và nhục nhã, và sự lẫn lộn giữa vinh quang và nhục nhã. Nó dắt người ta đến ranh giới của đúng và sai, và sự lẫn lộn của đúng và sai. Chỉ bước thêm một bước nhỏ qua lằn ranh, người ta sẽ thấy họ dường như đã sai mà khi lùi lại thì họ lại thấy như là mình đúng. Cái tâm lý đó đè nặng lên lương tri đối với những người có lương tri khi nhìn lại ý nghĩa của việc tham chiến, và với cả những kẻ hậu thế quan sát cuộc chiến như một phần di sản khốc liệt của dân tộc.” (Mạnh Kim)
Thật ra, “The Vietnam War” là một bộ phim do người Mỹ làm cho khán giả người  Mỹ xem để cố “giải ảo”, cố làm ra vẻ khách quan, trung thực, đã đem vào phim thật nhiều chi tiết, thật nhiều nhân chứng, kể cả những chi tiết không cần thiết và vô giá trị như những khúc phim “tài liệu” do CSBV thực hiện với mục đích tuyên truyền, những nhân chứng vô danh ở mọi phía nói những câu tầm thường, vô nghĩa.
Năm ngày trước khi PBS chiếu đoạn mở đầu của “The Vietnam War”, nhật báo Washington Times có đăng một bài của Eric Althoff viết về bộ phim này, trong đó Burns đã nói như sau:

“Điều mà chúng tôi đã bỏ ra mười năm nay để làm là đào xới, khai quật toàn bộ câu chuyện về Việt Nam, do đó chúng tôi đã nhận ra rằng nhiều sự thật có thể cùng hiện hữu. Dù là một anh lính chiến Mỹ tin tưởng nhiệt thành vào sứ mạng của mình, hay người lính không tin điều đó nhưng đã đi (tham chiến) là vì bị động viên, hay những người ở nhà tranh cãi về sự khôn ngoan và đạo đức của Hòa Kỳ trong việc can dự vào một cuộc tranh chấp ở phương xa như vậy.
“Nếu anh biết ngay từ lúc khởi đầu (can dự vào cuộc chiến ấy) là sai và anh nói như thế, có chỗ cho anh trong bộ phim này. Nếu anh nghĩ chúng ta vẫn nên ở lại đó chiến đấu chống lại cộng sản, cũng có chỗ cho anh trong bộ phim của chúng tôi.”

Vì chủ trương như vậy nên bộ phim của Burns và Novick là một tổng hợp hổ lốn của đủ mọi thứ, kể cả những thứ chỉ đáng vứt vào sọt rác, trong đó có những sản phẩm của truyền thông Mỹ mà ngày nay đã bị buộc tội là thủ phạm đã gây ra cái chết của Tự Do tại Việt Nam năm 1975, chứ không phải vì Hoa K‎ỳ đã sai lầm, hay vì Quân đội VNCH “không chịu chiến đấu”, hay vì cộng sản VN có chính nghĩa và chiến đấu ngoan cường tài giỏi dưới sự thống lãnh của “thiên tài quân sự” Võ Nguyên Giáp (như đã được báo chí phương Tây tôn vinh).
Burns đã biện hộ cho truyền thông dòng chính Mỹ rằng trong khi nhãn hiệu “tin ngụy tạo” (fake news) được dán một cách dễ dàng cho những câu chuyện mà người tiêu thụ không thích, “tôi tin rằng Chiến Tranh Việt Nam  là ‘giờ đẹp nhất’ (finest hour) của truyền thông (Mỹ) khi họ đã dứt khoát giúp công chúng Mỹ biết chuyện gì đang diễn ra ở nơi cách xa nửa vòng thế giới.”

“Chúng ta gọi là ‘tin ngụy tạo’ những gì chúng ta không đồng ý với nhưng đó lại là sự thật. Chúng tôi không muốn nói rằng chúng ta sẽ sửa đổi ngày tháng của cuộc Tổng công kích Tết (Mậu Thân); đó có lẽ là ‘tin ngụy tạo’.
“Chúng ta sống trong một nền văn hóa truyền thông 2 chieu luôn luôn là trạng thái đỏ/trạng thái xanh,  và nếu chúng ta không thể thoát ra khỏi điều đó, chúng ta không thể là một quốc gia.”

Phải chăng Burns muốn nói về sự chia rẽ trong công luận Mỹ và ông ta cùng với Novick muốn cống hiến một bộ phim mà từ đó công luận Mỹ sẽ rút tỉa được những bài học về cuộc chiến tại Việt Nam?
Vậy thì những bài học nào đã được rút tỉa từ bộ phim được gọi là tài liệu (documentary) của Burns và Novick? Burns nói:
“Chúng ta có thể rút tỉa những bài học từ cuộc chiến ấy trong nhiều cách tích cực bằng học hỏi làm cách nào để nói chuyện với nhau và để đừng nói người khác là sai. Khi bạn đối xử với người khác một cách tôn kính, bạn có khả năng thoát ra khỏi sự đơn giản của ý niệm ai đúng ai sai, ai phải ai trái.”

“Ngay cả vào năm 1965, những người chống đối (tại Mỹ) đã viết trên biểu ngữ “Hãy đưa lính Mỹ về nhà!” (Bring the GIs homes). Đã có những khu vực riêng biệt cho sự phản đối, đặc biệt là sau vụ Mỹ Lai.. Và vì vậy chúng ta đã tin rằng mọi người lính (khi trở về) đều bị phun nước bọt, mọi người lính đều bị gọi là ‘tên giết trẻ em’ (baby killer), và sự thật điều ấy đã không xảy ra.”
Burns và Novick hy vọng bộ phim của họ sẽ giúp dân Mỹ sớm hàn gắn vết thương Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra một cách chậm chạp.
Nhiều người không tin như vậy, nhưng không thể không đồng ý với Burns: “Chúng ta học được một điều từ cuộc chiến Việt Nam. Sẽ không bao giờ nữa chúng ta buộc tội những chiến binh của chúng ta.”

Vậy thì buộc tội ai trong bi kịch Việt Nam?
Thật ra, trong những bên tham dự vào cuộc Chiến tranh Việt Nam (1960-1975) chỉ có Hoa Kỳ là chia rẽ và tranh cãi, thậm chí kéo dài cho tới hơn nửa thế kỷ sau cũng chưa biết tới bao giờ mới chấm dứt.
Cộng sản Việt Nam, kẻ đã xua quân xâm lược Việt Nam Cộng Hòa gây ra cuộc chiến tranh tại miền Nam VN không chia rẽ, tranh cãi. Hay không thể chia rẽ, tranh cãi dưới một chế độ cộng sản, độc tài đảng trị.
Việt Nam Cộng Hòa (một quốc gia có chủ quyền, được hơn 100 nước nhìn nhận), nạn nhân của cuộc xâm lăng do CSBV phát động, cũng không chia rẽ, tranh cãi. Trong cuộc chiến đấu tự vệ, VNCH đã phải chống lại hai mặt trận: mặt trận quân sự mặt trận hậu phương với sự quấy rối do CSBV xúi dục, giật dây.
Có một điệp khúc bất công thường được nghe tại Mỹ là “Quân đội VNCH không chịu chiến đấu”. “Không chịu chiến đấu” mà số lính tử trận của QLVNCH gấp sáu lần Quân đội Mỹ, chưa kể gần hai triệu thương binh, và quân đội ấy đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam VN trong suốt 20 năm, mười năm trước khi quân Mỹ tham chiến (1955-1965) và tiếp tục chiến đấu sau khi quân Mỹ rút về nước và bị cúp viện trợ.
Tiến sĩ James Banerian có l‎ý khi đặt tên cho cuốn sách của ông là “Losers Are Pirates” để bênh vực VNCH và Quân đội VNCH, chống lại bộ phim “Vietnam: A Television History” hơn 30 năm trước. Bên chiến bại đã bị gán cho đủ thứ tội, kể cả giặc cướp.
Năm nay, 2017, “The Vietnam War”, đồ sộ hơn và có vẻ “khách quan” hơn, nhưng vẫn không nhìn ra đâu là nguồn gốc của cuộc chiến tranh ấy, đâu là chính và đâu là tà.
Hai ngày sau khi “The Vietnam War” được khởi chiếu trên PBS, ngày 19.9.2017 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã nói, “nói” chứ không phải “đọc”, trong 41 phút về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong đó có đoạn sau đây:

“Nước Mỹ làm nhiều hơn là nói cho những giá trị được xiển dương trong Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Công dân của nước chúng tôi đã trả cái giá bằng sinh mạng để bảo vệ tự do của chúng tôi và tự do của nhiều quốc gia có đại diện tại đại hội trường này. Nhiệt tình của nước Mỹ được đo lường trên chiến trường nơi những thanh niên nam và nữ của chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh những đồng minh của chúng tôi. Từ những bờ biển của Âu Châu tới các sa mạc tại Trung Đông tới rừng rậm Á Châu, một thành tích vĩnh cửu cho bản chất người Mỹ là ngay cả sau khi chúng tôi và đồng minh của chúng tôi xuất hiện trong chiến thắng từ những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử, chúng tôi đã không tìm cách bành trướng lãnh thổ hay chống lại và áp đặt lối sống của chúng tôi lên người khác. Đối lại, chúng tôi đã giúp tạo dựng lên những định chế như cái này (LHQ) để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Cho những quốc gia khác biệt trên thế giới, đây là hy vọng của chúng tôi.”

Đoạn trên đây đáng được dùng để nhắc nhở những người làm phim “The Vietnam War”. Và, những cựu công dân và cựu quân nhân VNCH có nghe đoạn trên đây trong bài nói của ông Trump chắc không tránh khỏi buồn và tự hỏi: “Tại sao đại diện cho Việt Nam tại Đại Hội Đồng LHQ không phải là VNCH, đồng minh của Hoa Kỳ và đã từng sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng Tự Do?”
Ký Thiệt
Inline images 1

Friday, September 29, 2017

Five myths about the Vietnam War

An Army captain, left, leads Vietnamese copter-borne troops through rice paddies in hunt for Viet Cong soldiers in 1963. (Larry Burrows/TIME & LIFE PICTURES/GETTY IMAGE)
Lan Cao, a professor at Chapman University’s Fowler School of Law, is the author, most recently, of the novel “Lotus and the Storm.”
Ken Burns and Lynn Novick say their multi-part PBS documentary about the Vietnam War, which concluded this past week, was intended to unpack a complex conflict and to embark upon the process of healing and reconciliation. The series has catapulted the Vietnam War back into the national consciousness. But despite thousands of books, articles and films about this moment in our history, there remain many deeply entrenched myths.

Myth No. 1
The Viet Cong was a scrappy guerrilla force.
“Vastly superior in tools and techniques, and militarily dominant over much of the world,” historian Ronald Aronson described the hegemonic United States and the impudent rebels, “the Goliath sought to impose on David a peace favourable to his vision of the world.” Recode recently compared the Viet Cong to Uber: “young, scrappy and hungry troops break rules and create new norms, shocking the enemy.”
In reality, the Viet Cong, the pro-North force in South Vietnam, was armed by North Vietnam — which planned, controlled and directed Viet Cong campaigns in the South — the Soviet Union and China. According to the CIA, from 1954 to 1968, those communist nations provided the North with $3.2 billion in military and economic aid, mostly coming after 1964 as the war accelerated. Other sources suggest the number was more than double that figure.
The Viet Cong had powerful and modern AK-47s, a Soviet-made automatic rifle that was the equivalent of the M-16 used by American troops. Its fighters were also equipped with submachine guns, grenades, rocket launchers and an array of other weapons. By contrast, the U.S. military gave the South Vietnamese armed forces old World War II-era castoffs, such as M-1 rifles, until late in the war. 

Myth No. 2
The refugees who came to the U.S. were Vietnam’s elite.
As the Immigration Policy Center’s Alicia Campi has put it, the 130,000 Vietnamese who came to the United States at the end of the conflict “were generally high-skilled and well-educated” people. Sociologist Carl Bankston described this group as “the elite of South Vietnam.”
Although the group that fled in 1975, referred to as the first wave, was more educated and middle-class, many who arrived through the U.S.-sponsored evacuation efforts were also people with close ties to the Americans in Vietnam whom Washington had promised to rescue. They were not necessarily “elite.” These included ordinary soldiers of South Vietnam as well as people who had worked as clerks or secretaries in the U.S. Embassy.
The second wave of refugees who left Vietnam after 1975 numbered approximately 2 million. They came from rural areas and were often less educated. Most escaped on rickety wooden boats and became known as “boat people”; they deluged neighboring countries of “first asylum” — Malaysia, Thailand, the Philippines, Hong Kong and Indonesia — at a rate of 2,000 to 50,000 per month. More than 400,000 were admitted into the United States.
The third wave of refugees, during which an estimated 159,000 came to the United States beginning in 1989, were offspring of American fathers and Vietnamese mothers, as well as political prisoners and those who had been put in “reeducation camps.” 

Myth No. 3
American soldierswere mostly draftees.
Popular culture is rife with examples of poor and minority soldiers arriving in Vietnam via the draft and then dying. The idea runs through the heart of Robert Zemeckis’s “Forrest Gump,” Tim O’Brien’s “The Things They Carried ” and Michael Cimino’s “The Deer Hunter,” among other movies and books. Vietnam was “the most blatant class war since the Civil War,” as James Fallows put it in his 1989 book, “More Like Us.”
The facts show otherwise. Between 1964 and 1973, volunteers outnumbered enlisted troops by nearly four to one. Nor did the military rely primarily on disadvantaged citizens or African Americans. According to the Report of the President’s Commission on an All-Volunteer Armed Force in February 1970, African Americans “constituted only 12.7 percent of nearly 1.7 million enlisted men serving voluntarily in 1969.” A higher proportion of African Americans were drafted in the early years of the war, but they were not more likely to die in combat than other soldiers. Seventy-nine percent of troops had at least a high school education (compared with 63 percent of Korean War veterans and 45 percent of World War II veterans). And according to VFW Magazine, 50 percent were from middle-income backgrounds, and 88 percent were white (representing 86 percent of the deaths). 

Myth No. 4
Enemy forces breached the U.S. Embassy in the Tet Offensive.
One of the most pivotal events of the Vietnam War was the attack by the Viet Cong on the U.S. Embassy in Saigon in 1968. Retired ambassador David F. Lambertson, who served as a political officer there, said in one account that “it was a shock to American and world opinion. The attack on the Embassy, the single most powerful symbol [of U.S. presence] signaled that something was badly wrong in Vietnam. The Tet Offensive broke the back of American public opinion.” Early reports by the Associated Press said the Viet Cong had occupied the building. United Press International claimed that the fighters had taken over five floors.
In fact, communist forces had blasted a hole through an outer wall of the compound and hunkered down in a six-hour battle against U.S. and South Vietnamese forces. The embassy was never occupied, and the Viet Cong attackers were killed. The Tet Offensive’s other coordinated attacks by 60,000 enemy troops against South Vietnamese targets were repelled. Don Oberdorfer, writing for Smithsonian Magazine, observed that Tet was a military disaster for the North, yet it was “a battlefield defeat that ultimately yielded victory” for the enemy.
In part, that was because the erroneous reports about the embassy assault were searing and humiliating to Americans, and no subsequent military victories during Tet could dislodge the powerful notion that the war effort was doomed.

Myth No. 5
South Vietnamese soldiers were unwilling and unable to fight.
Some contend that the Army of the Republic of Vietnam (ARVN), the South’s army, was not up to the job. Andy Walpole, formerly of Liverpool John Moores University, wrote that “they were [unwilling] to engage in combat with their guerrilla counterparts and were more interested in surviving than winning.” Harry F. Noyes, who served in Vietnam, complained about this widespread belief: “Everybody ‘knows’ they were incompetent, treacherous and cowardly.”
But those who fought alongside the ARVN tell a different story. Gen. Barry R. McCaffrey, adviser to the South Vietnamese Airborne Division, bemoaned that “the sacrifice and valor and commitment of the South Vietnamese Army largely disappeared from the American political and media consciousness.” He wrote of the tenacious fighting spirit of those troops, particularly at the Battle of Dong Ha, where they were charged with supporting American Marine units. “In combat, the South Vietnamese refused to leave their own dead or wounded troopers on the field or abandon a weapon,” he recalled .
South Vietnamese forces also fought off the surprise communist assaults on Saigon and elsewhere during the Tet Offensive of 1968. In August and September of that year, according to Gen. Creighton Abrams, commander of U.S. military operations from 1968 to 1972, “the ARVN killed more enemy than all other allied forces combined . . . [and] suffered more [killed in action], both actual and on the basis of the ratio of enemy to friendly killed in action,” because it received less air and other tactical support than U.S. forces. In March 1972, during the Easter Offensive, South Vietnamese forces, with American air support, also prevailed against a conventional enemy invasion consisting of 20 divisions. And in April 1975, the 18th Division defending Xuan Loc “held off massive attacks by an entire North Vietnamese Army corps,” according to one report. In the end, those soldiers had even more at stake than the Americans did.

Twitter: @lancaowrites
Five myths is a weekly feature challenging everything you think you know. You can check out previous myths, read more from Outlook or follow our updates on Facebook and Twitter.

Phim Vietnam War và mặt trái đàng sau - Lữ Giang

Hôm 17.9.2017, kênh truyền hình PBS của Mỹ bắt đầu chiếu bộ phim có tên là “The Vietnam War” (Chiến tranh Việt Nam) gồm 10 tập dài 18 tiếng với một khối hình ảnh đồ sộ, do hai đạo diễn nổi tiếng người Mỹ là Ken Burns và Lynn Novick thực hiện. Hai nhà đạo diễn này cho biết họ đã bỏ ra khoảng 10 năm để đọc các tài liệu liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và phỏng vấn các nhân chứng để thực hiện bộ phim này.
Chỉ mới xem hai tập đầu, nhiều người Việt hải ngoại đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng qua bộ phim này, hai nhà đạo diễn nói trên đã trình bày không trung thực những gì đã thật sự xầy ra trong cuộc chiến Việt Nam. Rất nhiều sai lầm của bộ phim đã được nêu ra, đa số là phần mô tả về phía CSVN.

Image result for The Vietnam War film, Pictures
Nhiều người Việt đã từng chiến đấu với Mỹ trong suốt 20 năm, đã sống trên đất Mỹ trên 40 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến, nhưng cho đến nay vẫn còn tin rằng “Mỹ chống cộng và bảo vệ nhân quyền”, và Mỹ vẫn là “đồng minh của ta”. Sự thật bây giờ hoàn toàn khắc hãn.

VÀI LỐI NHÌN CỦA NGƯỜI MỸ
1.- Quan điểm của học giả Spyridon Mitsotakis
Ngày 18.9.2017, Spyridon Mitsotakis, một học giả trẻ của Mỹ, sau khi xem 2 tập, đã  viết bài “Ken Burns' Vietnam: Episode 1. Very Good, But 2 Omissions” (Việt Nam của Burns: Tập 1 rất tốt. Nhưng tập 2 thiếu sót) đăng trên trang nhà dailywire, nói rằng Ken Burns đã tốn nhiều công để đọc cái đống tài liệu to như núi có tính tuyên truyền và đơn giản hóa theo phong cách Howard Zinn của những người chống chiến tranh trước đây, nên đã đưa ra những nhận xét khách quan hơn, chẳng hạn như Mỹ chỉ miễn cưởng ủng hộ Pháp sau khi Cộng sản nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc, còn Cộng sản Việt Nam, trên thực tế, là những người cộng sản. Họ không phải là "những người theo chủ nghĩa quốc gia bị bắt buộc phải rơi vào vòng tay của Liên Xô". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam không phải là một lực lượng độc lập… Còn những chuyện Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã làm trong thời kỳ chống Pháp, có nhiều chỗ nói không đúng.
Theo ông, Mỹ đã tiếp tục gây áp lực để Pháp cam kết chấm dứt chủ nghĩa thực dân và mở đường cho chính phủ tự trị ở Đông Dương trong tương lai. Pháp phải điều đình và ký hiệp định Geneve 1954 là vì thất trận ở Điện Biên Phủ. Cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đều không tham gia hiệp định đó.
Giáo sư Turner, Viorst và McGovern có tham gia ý kiến, nhưng toàn là những chuyện lẩm cẩm.

2.- Cách nhìn của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học
Ngày 19.9.2017, đài BBC đã phổ biến bài “Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War?” của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học California ở Berkeley, cho rằng các bộ phim trước đó đều kể về một câu chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "Nước Mỹ trên hết." Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3 triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung đột. Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng “dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu.
Theo tác giả, tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa, trong đó sự áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời thuộc địa đã được đề cập đến, trong khi vô số các lực lượng đối lập với Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các phe quốc gia, phe lập hiến, phe Trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. (Những tên này nghe rất lạ!).
Về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, tác giả cho rằng Hồ Chí Minh, người được mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người Việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ (ông "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"). Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở Miền Nam Việt Nam nghĩ gì về ông.
Cuối bài, tác giả nhận xét: Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện - 8/10. Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế thì chưa đạt yêu cầu."

Đài RFI của Pháp ngày 22.9.2017 với đầu đề “Đạo diễn ‘Vietnam War’ hy vọng hàn gắn vết thương chiến tranh tại Mỹ” đã nhận xét rằng mong muốn của đạo diễn Ken Burns, được xem là bậc thầy về phim tài liệu, khi bỏ ra đến 10 năm và đầu tư đến 30 triệu đôla để thực hiện bộ phim đồ sộ này, cũng là nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh tại Hoa Kỳ, nơi mà thảm bại Việt Nam vẫn còn ám ảnh nhiều người.
Xem qua các tập phim, chúng tôi không nghĩ rằng Ken Burns và Lynn Novick thực hiện bộ phim này để “hàn gắn vết thương chiến tranh” mà chỉ nhắm yểm trợ chủ trương mới của Hoa Kỳ là biến CSVN thành “đồng minh” thay thế VNCH trước đây.

LỐI NHÌN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT
Người Việt ở trong và ngoài nước cũng có góp ý rât nhiều về bộ phim này, nhưng cả hai bên, đa số (kể cả những người có bằng tiến sĩ thật) vẫn chưa bỏ được “truyền thống dân tộc” là chỉ viết CÁO TRẠNG” (accusation) hay “BIỆN MINH (defense) chứ không viết những bài phân tích theo phương pháp khoa học. Bằng chứng thường là một nữa sự thật với kết luận bao giờ cũng là “TA ĐÚNG ĐỊCH SAI” hay “TA THẮNG ĐỊCH THUA”, nên chưa đọc chúng ta cũng có thể biết kết luận như thế nào rồi.

 Image result for pictures of vietnam war
Luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược. Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực Dân Pháp của Hồ và của ĐCSVN là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.
Trong buổi nói chuyện Bàn tròn với BBC tiếng Việt, cựu đạo diễn blogger Song Chi đã chia sẻ nhận định của bà về bộ phim Chiến tranh Việt Nam như sau:
"Vẫn là cái nhìn của người Mỹ về Việt Nam. Bộ phim tư liệu phỏng vấn nhiều người khác nhau, tuy nhiên cả ba phe đều thấy những điểm không hài lòng."
Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh, đã có quan điểm khách quan hơn khi nói với BBC:
"Tôi nghĩ những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời người chỉ sống có một lần. Thời gian càng trôi xa, các sự kiện càng bị lớp bụi thời gian phủ mờ."
"Người ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề cao quá mức, hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những sự kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật. Sự thật là món quà vô giá của Thượng đế trao cho con người. Nhìn từ phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng hòa và phía Hoa Kỳ, nhìn ở góc độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật."
Hôm 25.9.2017, đài BBC đã đăng bài “'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN” của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, đặc biệt nhấn mạnh đến những thiếu sót của cuốn phim khi đề cập về Đệ I VNCH. Tôi đã đọc cuốn “Khi Đồng minh nhảy vào” của ông xuất bản năm 2016. Mặc dầu đã có những công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy ông không phải là người đi với thời cuộc nên không nhận ra được trong đống tài liệu đó việc Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Đệ I VNCH như thế nào để có thể đổ quân vào Việt Nam. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.

NHỮNG TÀI LIỆU RẤT QUAN TRỌNG
Việc làm của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick chỉ là một hình thức ráp nối một số sự kiện được chọn lựa để vẽ lại lịch sử theo đơn đặt hàng. Muốn viết lịch sử một cách trung thực phải có tầm nhìn khách quan về mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của Mỹ khi mở cuộc chiến ở Việt Nam, và phải căn cứ vào các tài liệu lịch sử được công nhận là có giá trị. Quan điểm của một số cá nhân được phỏng vấn không phải là sử liệu.
Chính quyền CSVN không hề công bố đầy đủ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến về phía họ, Cuốn “Tổng kết cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi và bài học” cũng như hai tập “Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ Cứu Nước 1954 – 1975” của đảng CSVN chỉ là những tài liệu tuyên truyền, trong đó nói phét quá nhiều. Chính phủ VNCH cũng không công bố tài liệu lịch sử của cuộc chiến. Chỉ có một số cá nhân công bố một số tài liệu mà họ biết do vai trò của cá nhân. Cả hả hai bên đếu viết theo định hướng “TA THẮNG ĐỊCH THUA” nên thiếu khách quan. Đó chỉ là thứ lịch sử giả tưởng, lịch sử được vẽ lại, chứ không phải là lịch sử thật.
Chỉ có Chính phủ Hoa Kỳ công bố các tài liệu lịch sử sau khi chiến tranh kết thúc. Trước hết là bộ THE PENTAGON PAPERS (Tài liệu của Ngũ Giác Đài) có tên chính thức là "Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force", xuất hiện năm 1971, đến năm 2011 được giải mã toàn bộ và chính thức công bố. Tiếp theo là bộ “FOREIGN RELATIONS OF THE UNITED STATES” (Quan hệ Đối ngoại của Hoa Kỳ) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt xuất bản gồm rất nhiều tập từ 1950 đến 1975. Sau đó là hàng đống tài liệu được lần lượt giải mã và công bố tiếp theo. Số tài liệu về cuộc chiến VN của Mỹ lên trên 150.000 trang.
Ngoài các tài liệu nói trên, có ba cuốn hồi ký của ba nhân vật chủ chốt có thể giúp hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đã được thực hiện như thế nào tại Việt Nam: 

1.- In the midst of wars (Giũa lúc cuộc chiến) của Đại tá Edward G. Lansdale, người đã được OSS (tức CIA sau này) phái đến để giúp Tổng Tống Ngô Đình Diệm bình định và xây dựng một chế độ mạnh để chống Cộng. Chính ông là người thừa hành lệnh của Washington, giúp ông Diệm dẹp các giáo phái, thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và xây dựng một đảng phái mạnh gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Ông cũng là người phản đối Đại sứ Elbridge Durbrow được Washington phái đến Nam Việt Nam để phá sập chế độ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng không nhận ra các tài liệu này.

2.- In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại Thảm kịch và Những bải học của Việt Nam) của Robert S. McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, cho biết cuộc chiến đã được lệnh điều hành như thế nào

3.- Decent Interval (Một khoảng cách Vừa phải) của Frank Snepp, Trưởng Phân Tích Chiến Lược của CIA tại Sài Gòn, nói rõ kế hoạch Mỹ bỏ Miền Nam như thế nào. Cả CSVN cũng như VNCH không hay biết gì về kế hoạch này nên CSVN đã nướng quá nhiều quân trọng vụ Tết Mậu Thân năm 1968 và trong vụ Cổ thành Quảng Trị năm 1972 một cách vô ích, còn VHCH để mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.
Vì Mỹ là nước chủ động trong cuộc chiến Việt Nam nên nếu không đọc những tài liệu chính thức do chính phủ Hoa Kỳ công bố, không thể biết chính xác mục tiêu của cuộc chiến là gì, nó đã diễn biến qua từng giai đoạn như thế nào và kế hoạch kết thúc cuộc chiến đó ra sao. Trước đây, Hà Nội biết rất ít về các tài liệu này nên nói phét rất thoải mái, nay đang bắt đầu tìm hiểu, nhưng chưa dám xử dụng vì nó khác xa với những gì Hà Nội đã mô tả.

CON DƯỜNG MỸ ĐANG ĐI TỚI
Những sự kiện lịch sử chúng tôi vừa đưa ra cho thấy Mỹ đã đi vào và rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng những chiến lược và chiến thuật được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác. Câu hỏi được đặt ra là tại sao bây giờ Mỹ phải cho vẽ lại một lịch sử chiến tranh với rất nhiều điểm trái với sự thật lịch sử?

Image result for pictures of vietnam war in color 
Lord Palmerston (1784 – 1865), Thủ tướng Anh, đã từng nói một câu bất hủ: Nations have no permanent allies or enemies, only permanent interests.” (Các quốc gia không có các đồng minh hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có các quyền lợi mãi mãi).

Cựu Ngoại Trưởng Kerry đi thẳng vào thực tế: “Không ai có thể hình dung ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Việt Nam, một cựu thù của Mỹ, bây giờ lại là một đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, trên cả bình diện con người lẫn quốc gia
Như vậy Mỹ đang biến “cựu thù” thành “đồng minh” và “đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ” để dùng CSVN làm lá chắn ngăn chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nên Mỹ phải vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam khi giao cho “cựu thù” CHXHCNVN đóng vai trò của VNCH trước năm 1975. Dĩ nhiên, Hà Nội biết rất rõ chiến lược và thủ đoạn này của Mỹ, nhưng tương kế tựu kế, chơi trò bắt cá hai tay để thủ lợi. Nếu có điều gì bất trắc, họ sẽ quay lại với Trung Quốc.
Khi Mỹ thay thế VNCH bằng CHXHCNVN, liệu người Việt đấu tranh có thể tiếp tục xử dụng cuốn “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng” hiện nay để “giải phóng quê hương” được không? Câu trả lời là KHÔNG. Muốn giải phóng quê hương” không phải chỉ chống Cộng mà còn phải chống Mỹ cứu nước nữa, vì Mỹ đang đứng trên cùng một chiến tuyến với CSVN.
Nếu ngày 3.11.2015, qua kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ đã ném cuốn phim “Terror in Little Saigon” do nhóm ProPublica and Frontline thực hiện lên đầu Đảng Việt Tân, một tổ chức chống cộng của người Việt đấu tranh được Mỹ bí mật hổ trợ, để ra lệnh lui binh, thì hôm 17.9.2017, cũng qua kênh truyền hình PBS, Mỹ cho phổ biến bộ phim “The Vietnam War” do hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, để nói cho người Mỹ và thế giới biết con đường mà nước Mỹ đang đi tới để tùy nghi thay đổi chiến thuật. Ai không thích ứng kịp mà lâm nạn thì tự lo liệu lấy. Con đường Mỹ thì Mỹ cứ đi. Chính trị là như thế.

Ngày 28.9.2017
Lữ Giang