Còn đang mơ màng với cảnh rừng núi hoang vu hùng vĩ thì tấm bảng “Thị Trấn Khâm Đức” bỗng sừng sững ngay bên lề đường. Vợ chồng tôi rất vui sướng vì đây là một địa danh mà tôi rất mong muốn được đặt chân tới. Những năm trước đây tôi vẫn thường nói với bà xã về cái tên Khâm Đức này, nhưng lúc đó đâu có biết là nó xa xôi hẻo lánh và lại có một vị trí chiến lược quan trọng như thế này. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ vừa qua, tôi cũng đã luôn miệng nhắc nhở tới nó. Lý do là vì vào khoảng đầu năm 1970, tôi đã được tham dự một cuộc hành quân trực thăng vận xuống thung lũng lịch sử này cùng với các chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 Bộ Binh. Cho nên bây giờ, thực tình, tôi rất sung sướng hãnh diện về việc trước kia đã được đặt chân tới nơi đây, coi đó như là một biến cố lớn trong cuộc đời. Biết bao huynh trưởng lính chiến thứ thiệt, cuộc đời quân ngũ lâu dài gian khổ, với những chiến công oanh liệt hiển hách hơn tôi xa vời, nhưng thử hỏi dễ có mấy ai đã có cơ hội dẫn được ... em gái hậu phương thuở nào đến tận chỗ mình đổ quân ngày trước, lên đến tận đỉnh Trường Sơn, để cùng cô em thăm lại chiến trường ngày xưa.
– Đây này, ngay chỗ này này, anh vừa phóng ra khỏi trực thăng thì một trái pháo rơi ở chỗ kia, anh phải nhào ngay xuống cái giao thông hào của Vi Xi đào sẵn nên mới toàn thây... VC vẫn còn đóng quân trên ngọn đồi kia kìa, khẩu đại liên từ đó nã đạn xuống đây ào ào, súng vẫn còn vang vọng chát chúa từ khu rừng trước mặt, bom nổ ầm ầm ngay sườn núi đó...
Tôi thì chỉ có thể cương với cô em đại khái như vậy, nói phét thêm là lộ tẩy ngay vì nàng đã biết quá rõ cuộc đời binh nghiệp làm... lính thành phố của tôi từ khuya rồi. Giá mà gặp phải quí vị nhỉ:
– Anh cho Đại Đội 1 tràn lên hướng đó, Đại Đội 2 đánh bọc hướng này, còn anh thì dẫn Đại Đội Trinh Sát từ đây lao thẳng ngay tới mục tiêu, khóa họng khẩu đại liên luôn... Trung uý X bị thương tại sườn núi đó, Thiếu úy V gục chết tại chân đồi kia kìa...
Lúc đó Khâm Đức là một vùng rừng núi hoang vu, thâm sơn cùng cốc, nhưng ngày nay, nó đã được biến thành một thị trấn có phố xá và dân cư tụ về làm ăn buôn bán. Từ xa người ta đã nhìn thấy hai tòa khách sạn nhiều tầng, sơn phết lòe loẹt, nổi bật lên trên nền xanh của rừng núi mênh mông bao la. Đây là một trong ba thị trấn trên đường HCM, hai thị trấn kia là Hiên (P’rao) và A Lưới.
Khâm Đức có được một số dân cư như hiện nay, vì nó là một địa danh nổi tiếng trong chiến tranh nên đã thu hút nhiều du khách ngoại quốc. Nhưng lý do chính có lẽ vì nó là một nơi duy nhất trên suốt chiều dài con đường HCM, từ Đắc Tô đến A Tép, cả hơn năm, sáu trăm cây số đường rừng, toàn là núi non hiểm trở và dốc đứng, đây là một nơi duy nhất có được một mặt bằng khá rộng. Nhờ có mặt bằng này mà người ta có thể kiến thiết các phương tiện để du khách dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du lịch đường dài mệt nhọc.
Như nhiều người đã biết, Khâm Đức là một thung lũng hẹp, bề ngang khoảng hơn 1 cây số, bề dài khoảng 3 cây số. Vì cũng là một trong các cái chốt quan trọng án ngữ đường tiến của quân đội Bắc việt trên đường mòn HCM, nên ngay từ thời Đệ nhất cộng hòa, Khâm Đức đã được đặc biệt lưu tâm. Một sân bay dành cho phi cơ vận tải C123 đã dược xây dựng để duy trì thường xuyên một trại Lực lượng Đặc biệt tại đây. Khâm Đức lúc đó cũng là chỗ tập trung cải huấn dành cho các cậu cao bồi du đãng bị bắt tại Sài Gòn. Sau cuộc đảo chánh 1963, khi làm chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh cũng đã biệt giam bốn tướng “trung lập” Kim, Đôn, Xuân, Đính tại đây. Khi quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào Việt Nam, Khâm Đức cũng đã được Lực lượng Mũ xanh Hoa Kỳ sử dụng như một tiền đồn chủ yếu, sân bay được nới rộng cho C130 lên xuống. Tuy vậy, vì là một thung lũng quá nhỏ hẹp, nên sân bay rất dễ bị địch pháo kích, phi trường chỉ được sử dụng trong các trường hợp tối cần thiết, riêng các phi vụ chuyển thư hay tiếp tế hàng ngày thì phi cơ thường chỉ lướt sát phi đạo để bung hàng hóa ra rồi vọt lên ngay chứ ít khi dám đậu lại để xuống hàng.
Như nhiều người đã biết, Khâm Đức là một thung lũng hẹp, bề ngang khoảng hơn 1 cây số, bề dài khoảng 3 cây số. Vì cũng là một trong các cái chốt quan trọng án ngữ đường tiến của quân đội Bắc việt trên đường mòn HCM, nên ngay từ thời Đệ nhất cộng hòa, Khâm Đức đã được đặc biệt lưu tâm. Một sân bay dành cho phi cơ vận tải C123 đã dược xây dựng để duy trì thường xuyên một trại Lực lượng Đặc biệt tại đây. Khâm Đức lúc đó cũng là chỗ tập trung cải huấn dành cho các cậu cao bồi du đãng bị bắt tại Sài Gòn. Sau cuộc đảo chánh 1963, khi làm chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh cũng đã biệt giam bốn tướng “trung lập” Kim, Đôn, Xuân, Đính tại đây. Khi quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào Việt Nam, Khâm Đức cũng đã được Lực lượng Mũ xanh Hoa Kỳ sử dụng như một tiền đồn chủ yếu, sân bay được nới rộng cho C130 lên xuống. Tuy vậy, vì là một thung lũng quá nhỏ hẹp, nên sân bay rất dễ bị địch pháo kích, phi trường chỉ được sử dụng trong các trường hợp tối cần thiết, riêng các phi vụ chuyển thư hay tiếp tế hàng ngày thì phi cơ thường chỉ lướt sát phi đạo để bung hàng hóa ra rồi vọt lên ngay chứ ít khi dám đậu lại để xuống hàng.
Nhưng chỉ ít năm sau đó, dưới áp lực quá nặng của địch, Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ cũng phải rút khỏi Khâm Đức.
Khâm Đức giữ một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng như vậy, nhưng cũng giống như vùng A Sau, A Lưới, vì nằm qúa xa, ngoài tầm yểm trợ của pháo binh, vào mùa mưa thì sương mù dầy đặc, không quân cũng không thể tiếp cứu hữu hiệu được. Cho nên các địa điểm này, tuy là những vị trí chiến lược vô cùng quan trọng để án ngữ đường xâm nhập của Bắc quân trên đường HCM, nhưng ngay cả khi quân lực Mỹ còn trực tiếp tham chiến, các cứ điểm này cũng đã đều bị bỏ ngỏ.
Riêng với Thành Mỹ (Thường Đức), đó là một địa điển duy nhất án ngữ trên đường HCM, nhưng có thể được yểm trợ bằng pháo binh từ các cứ điểm chung quanh như Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn…
LLĐB KHÂM ĐỨC (A-105)
Vũ đình Hiếu
Trại Lực Lượng Đặc Biệt Khâm Đức (A-105) nằm về hướng tây tỉnh Quảng Tín. Trong mùa Xuân năm 1968, nó là căn cứ biên phòng duy nhất còn đứng vững trong vùng I chiến thuật. Đơn vị nhận lãnh trách nhiệm yểm trợ, tiếp ứng cho trại LLĐB Khâm Đức được trao cho sư đoàn 23 (Americal) Bộ Binh Hoa Kỳ đóng trong căn cứ Chu Lai nơi bờ biển.
Liên đoàn 1 LLĐB/HK đến Việt Nam trong tháng Chín năm 1963, đưa một toán A/LLĐB đến thám sát khu vực và cho rằng, Khâm Đức đã có sẵn một phi đạo cũ, là một điạ điểm lý tưởng để theo dõi, bảo vệ đường biên giới Việt-Lào. Trại LLĐB Khâm Đức được xây dựng trong một thung lũng, trên một khu đất phẳng, với cỏ tranh, xung quanh là rừng núi âm u, dường như không có người bén mảng đến. Ngôi làng nhỏ duy nhất trong khu vực nằm bên kia phi đạo, là nơi ăn ở, sinh sống, vợ con đơn vị dân sự chiến đấu, được tuyển mộ phòng thủ căn cứ.
Về hướng tây trại LLĐB là rặng núi Ngok Peng Bum, phiá đông là rặng Ngok Pe Xar. Từ trên núi có nhiều thác, nước chẩy rất mạnh xuống suối chia đôi mầu xanh thẫm của rừng núi. Giòng sông Dak Mi, chẩy ngang qua, khu vực trại LLĐB khoảng một dặm, dưới bóng mát rặng núi Ngok Pe Xar. Dọc theo dòng sông Dak Mi khoảng năm dặm về hướng nam có một căn cứ hành quân tiền phương Ngok Tavak. tại đây có 113 dân sự chiến đấu thuộc đại đội 11 xung kích, tiếp ứng Mike Force cùng với 8 quân nhân LLĐB Việt-Mỹ và ba cố vấn LLĐB (SAS) Úc Đại Lợi trấn đóng. Vì căn cứ Ngok Tavak nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh bạn, nên được tăng cường một trung đội 33 quân nhân Pháo Binh TQLC/HK, thuộc pháo đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 TQLC với hai khẩu đại bác 105 ly.
Đại úy Christopher J. Silva chỉ huy toán A-105 LLĐB/HK đáp trực thăng vào căn cứ Ngok Tavak ngày 9 tháng Năm 1968 để xem xét lại việc phòng thủ, vì ông ta đã được biết quân đội Bắc Việt đưa thêm quân vào trong khu vực trại LLĐB Khâm Đức. Vấn đề này làm đại úy Silva lo ngại, một trận tấn công sắp xẩy ra. Hôm đó thời tiết xấu, trực thăng không vào đưa ông ta trở về trại LLĐB Khâm Đức. Tiếp theo là một trung đội dân sự chiến đấu từ Khâm Đức, đi tuần bị phục kích cũng chạy đến căn cứ Ngok Tavak. Sau này mới biết trung đội này đã bị địch quân gài người vào làm nội tuyến.
Khoảng 3 giờ 15 phút sáng ngày 10 tháng Năm, quân đội Bắc Việt mở trận tấn công căn cứ Ngok Tavak. Căn cứ bị pháo kích bằng súng cối và đại bác không dật, bắn thẳng từ những sườn núi bao quanh căn cứ. Khi địch quân bắt đầu tấn công bằng bộ binh, các dân sự chiến đấu từ trại LLĐB Khâm Đức, bỏ phòng tuyến chạy vào bên trong la lớn “Đừng bắn. Quân bạn”, rồi bất ngờ ném lựu đạn vào ụ súng đại bác 105 ly.
Bị vố bất ngờ, quân trú phòng bị tổn thất nhưng giết tất cả mấy tên nội tuyến. Quân đội Bắc Việt được lợi thế, từ trên các sườn đồi bắn đại liên xuống làm cho đơn vị xung kích Mike Force không ngóc đầu lên bắn trả được. Địch quân xử dụng súng phun lửa đốt kho chứa đạn làm cháy sáng cả đêm. Binh sĩ LLĐB/HK Harold M. Swicegood và trung đội trưởng TQLC/HK, thiếu úy Adams bị thương nặng được đưa vào hầm chỉ huy (trung tâm hành quân) của căn cứ. Đúng lúc đó y tá Blomgren chạy vào báo cáo nhân viên trong khẩu đội súng cối đã bỏ vị trí. Đại úy Silva chạy ra xử dụng khẩu súng cối 4,2 ly, sau đó bị thương. Khoảng 5 giờ sáng, trung sĩ Glen Miller chạy ra ụ súng đại bác 105 ly, bị trúng đạn vào đầu chết ngay tức khắc.
Quân đội Bắc Việt chọc thủng phòng tuyến hướng đông căn cứ Ngok Tavak, di chuyển các khẩu đại liên vào sát hàng rào phòng thủ. Trong tình thế cấp bách, căn cứ yêu cầu phi cơ “Hỏa Long” AC-47 tác xạ xung quanh tuyến phòng thủ căn cứ và ụ súng đại bác, mặc dầu có thể còn quân bạn, chỉ bị thương chưa ra khỏi ụ súng đại bác. Cuộc tấn công của địch khựng lại, hai bên chỉ nằm thủ, ném lựu đạn qua lại cho đến sáng.
Khi trời bắt đầu sáng, hai sĩ quan cố vấn LLĐB Úc Đại Lợi, Cameron, Lucas, có thêm Blomgren, chỉ huy dân sự chiến đấu (Mike Force) phản công đẩy lui địch quân ra khỏi căn cứ, chiếm lại khẩu đại bác 105 ly. Pháo binh TQLC Hoa Kỳ bắn hết chín qủa đạn còn lại rồi phá hủy khẩu súng. Sau đó trực thăng tản thương được các trực thăng võ trang yểm trợ bay đến căn cứ di tản các thương binh, trong đó có đại úy Silva và Swicegood.
Một lực lượng xung kích tiếp ứng Mike Force, khoảng 45 người thuộc đại đội 12 Mike Force do đại úy Eugene E. Makowski chỉ huy được hai trực thăng CH-46 (giống như CH-47 Chinook) của TQLC/HK đưa vào căn cứ Ngok Tavak thay thế số quân nhân bị chết và bị thương. Một chiếc trực thăng bị trúng đạn nơi ống dẫn xăng, phải đáp xuống, chiếc thứ hai trúng hỏa tiễn nổ tung, rơi trên bãi đáp. Những quân nhân bị thương còn sót lại được một trực thăng chỉ huy đang bao vùng đáp xuống căn cứ, di tản.
Binh sĩ lực lượng xung kích, xuống tinh thần, kiệt sức, đạn dược, nước uống cũng đã gần cạn, trong khi địch quân vẫn tiếp tục pháo kích bằng súng cối vào căn cứ. Cấp chỉ huy trong căn cứ yêu cầu được rút lui (di tản), nhưng được trả lời “Giữ vững phòng tuyến... Quân tiếp viện đang trên đường đến căn cứ”. Đến giữa trưa vẫn không thấy quân tiếp viện đến... Nếu tình trạng kéo dài đến tối, địch quân sẽ tràn ngập căn cứ. Một tiếng đồng hồ trôi qua, cấp chỉ huy trong căn cứ quyết định rút bỏ tiền đồn Ngok Tavak.
Thomas Perry, một y tá LLĐB, được đưa đến căn cứ lúc 5 giờ 30 phút sáng để chăm sóc thương binh. Anh ta vừa lo cho người bị thương vừa ra trám vào tuyến phòng thủ khi lệnh “rút bỏ căn cứ” được thông báo. Khi những quân nhân sống sót bắt đầu bỏ vị trí chiến đấu, di chuyển ra khỏi căn cứ, Perry được nhìn thấy lần cuối cùng bởi trung sĩ Cordell J. Matheney Jr. đứng cách Perry khoảng 20 thước. Lúc đó đại úy LLĐB Úc Đại Lợi John White đang cho quân tập họp một hàng dọc bên lớp hàng rào phòng thủ tuyến ngoài. Như vậy có thể tin là Perry sẽ nhập vào đoạn cuối đoàn quân triệt thoái.
Trước khi rút lui, quân trú phòng vội vã gom tất cả vũ khí, quân dụng nặng không mang theo được, bỏ vào hầm chỉ huy rồi đốt bỏ. Chiếc trực thăng bị trúng đạn nơi ống dẫn xăng không bay được, cũng được phá hủy bằng hỏa tiễn M-72. Xác chết trung sĩ Miller cũng phải bỏ lại.
Sau khi đoàn quân đi được khoảng một cây số, họ mới biết được không có Perry. Một toán mười một quân nhân thuộc pháo đội D được lệnh quay trở lại tìm Perry và Miller (đã chết). Toán quân mười một người này về đến chu vi phòng thủ căn cứ, bị địch tấn công, không một người trở lại, xác của họ cũng biến mất cùng với Perry và Miller. Họ gồm có: binh nhất Thomas Blackman, hạ sĩ Joseph Cook, binh nhất Paul Czerwonka, hạ sĩ Thomas Fritsch, binh nhất Harry Hempel, hạ sĩ Raymond Heyne, hạ sĩ nhất Gerald King, binh nhất Robert Lopez, binh nhất William McGonigle, hạ sĩ Donald Mitchell, và hạ sĩ James Sargent. Những người sống sót còn lại được trực thăng cứu trong một bãi đất trống khoảng giữa căn cứ Ngok Tavak và trại LLĐB Khâm Đức lúc 7 giờ tối ngày 10 tháng Năm 1968.
Trong khi tiền đồn Ngok Tavak bị tấn công, quân đội Bắc Việt đồng thời pháo kích bằng súng cối và đại bác không dật, bắt đầu từ lúc 2 giờ 45 phút sáng vào trại LLĐB Khâm Đức. Những đợt pháo kích kéo dài cả ngày. Sư đoàn Americal đã đưa lên tăng cường trại LLĐB một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn Bộ Binh Nhẹ 196, thêm vào đó một đại đội xung kích tiếp ứng Mike Force, nhưng tình hình trại LLĐB đã trở nên bết, binh sĩ xuống tinh thần, và quân đội Bắc Việt càng ngày càng gia tăng áp lực. Quân tăng viện được đưa lên nhưng không thấy có hiệu qủa.
Trước các đợt pháo kích, nhiều binh sĩ dân sự chiến đấu sợ hãi, bỏ phòng tuyến, chạy vào bên trong các hầm trú ẩn. Họ không còn tuân theo lệnh cấp chỉ huy nữa. Hệ thống chỉ huy trại LLĐB gần như rối loạn sau khi đại úy Silva đi xuống tiền đồn Ngok Tavak rồi bị thương, được trực thăng di tản. Đến buổi tối, trực thăng Hoa Kỳ đưa một đơn vị xung kích khác (đại đội 137) từ trại LLĐB Hà Thanh lên hoán đổi cho hai đại đội 11 và 12. Hai đại đội Mike Force này được đưa về Đà Nẵng, và sau đó... (vô kỷ luật, hèn nhát...)
Trời mờ sáng ngày 12 tháng Năm, trung đoàn 1, sư đoàn 2 Bắc Việt bắt đầu xiết chặt vòng vây trại LLĐB Khâm Đức. Khoảng 4 giờ 15 phút đến 4 giờ 30 phút sáng, địch quân bắt đầu các tiền đồn xung quanh căn cứ. Tiền đồn 7 bị tấn công, tràn ngập nhanh chóng, các tiền đồn 1, 3, 5 được quân thuộc lữ đoàn 196 vào trấn đóng, cầm cự được đến 9 giờ 30 phút.
Tiền đồn 1 có binh nhất Harry Coen, binh nhất Andrew Craven, trung sĩ Joseph Simpson và hạ sĩ Julius Long thuộc đại đội E, tiểu đoàn 2. Tiền đồn này bị tấn công từ lúc 4 giờ 15 phút sáng, binh nhất Coen và hạ sĩ Long xử dụng khẩu đại bác không dật 106 ly bắn chận địch, sau đó bị trúng đạn súng B-40. Những quân nhân sống sót từ tiền đồn này chạy về báo cáo, hầm của họ bị bắn xập bằng đại bác không dật ngay từ lúc đầu.
Binh nhất Craven cùng với hai đồng đội rút khỏi tiền đồn lúc 8 giờ 30 phút. Khi ra khỏi chừng 50 thước họ nghe được tiếng nói địch quân đã tràn vào tiền đồn. Đến khoảng 11 giờ sáng, họ về gần đến tuyến phòng thủ của tiểu đoàn, đụng phải địch quân. Craven là người đi đầu nổ súng, địch quân bắn trả lại trúng Craven mấy viên vào ngực, ngã gục. Hai người còn lại không đủ thì giờ lấy xác bạn, bỏ chạy. Lần cuối cùng họ trông thấy Craven, gục ngã trong vị thế nằm ngửa gần chu vị trại LLĐB.
Trong tiền đồn 2 có trung úy Frederick Ransbottom, hạ sĩ Maurice Moore, binh nhất Roy Williams, binh nhất Danny Widner, binh nhất William Skivington, binh nhất Imlay Widdison, binh nhất Lloyd và hạ sĩ nhất John Stuller. Những quân nhân sống sót trở về kể lại, có lẽ binh nhất Widdison và hạ sĩ nhất Stuller đã tử trận, tuy nhiên điều này không được kiểm chứng chứng xác.
Chỉ có tin tức về trung úy Ransbottom, hạ sĩ Moore, binh nhất Lloyd, và binh nhất Skivington. Trung úy Ransbottom liên lạc trên vô tuyến với binh nhất Widner, binh nhất Williams đang thủ trong căn hầm thứ ba, nói rằng, ông ta bắn gục mấy tên định xung phong vào căn hầm của ông ta.
Hạ sĩ Juan Jimenez, một khinh binh trong đại đội A, bị thương nặng ở lưng trong tuyến phòng thủ vì đạn súng cối. Anh ta được báo cáo tử trận bởi y sĩ tiểu đoàn vào lúc sáng sớm hôm 12 tháng Năm, sau đó được đem ra bãi trực thăng chờ di tản. Tuy nhiên vì bãi đáp nhỏ hẹp, nên chỉ ưu tiên cho những quân nhân bị thương nặng và xác của Jimenez bị bỏ quên...
Đến trưa, quân Bắc Việt mở đợt tấn công lớn vào căn cứ chính trại LLĐB. Đợt tấn công của địch bị chận lại bởi các phi tuần thả bom Napalm, và bom chống biển người (cluster) ngay trên lớp hàng rào phòng thủ cuối cùng của căn cứ. Sau đó, bộ tư lệnh sư đoàn Americal quyết định di tản trại LLĐB Khâm Đức ngay tức khắc.
Ngay khi lệnh di tản vừa được ban ra, tình hình trong căn cứ rất phức tạp, gần như hỗn loạn. (Bộ Binh, LLĐB, Dân Sự Chiến Đấu, Mike Force, vợ con dân sự chiến đấu). Chiếc trực thăng đầu tiên bay vào căn cứ trúng hỏa tiễn, nổ tung trên phi đạo làm binh sĩ công binh thuộc đại đội A, tiểu đoàn 70 công binh phải dùng xe ủi đất để khai thông phi đạo cho phi cơ đáp xuống. Thêm tám phi cơ đủ loại bị bắn rơi trong cuộc di tản.
Binh nhất Richard E. Sands thuộc đại đội A, tiểu đoàn 2, lữ đoàn 196 Bộ Binh Nhẹ, được trực thăng Chinook CH-47 vào “bốc”. Chiếc trực thăng mang số (67-18475) lúc bay lên cao khoảng 1500, 1600 bộ (feet) bị trúng nhiều đạn đại liên 50. Sand ngồi gần xạ thủ đại liên nơi cửa bị trúng một viên vào đầu. Chiếc trực thăng bị hư hại, bốc cháy và phải đáp xuống khẩn cấp trong rừng. Trong lúc mọi người vội vã chạy ra khỏi chiếc trực thăng đang bốc cháy, bốn người và một y tá xác nhận Sands đã chết ngay tức khắc khi bị trúng viên đạn đại liên vào đầu. Xác của binh nhất Sands bị bỏ lại trong chiếc trực thăng đang bốc cháy, xắp nổ tung. Những người sống sót được một trực thăng khác đến cứu.
Vấn đề di tản gặp rất nhiều khó khăn, quân đội Bắc Việt đem súng phòng không vào bố trí trong các tiền đồn đã chiếm được. Khó chỉ huy binh sĩ dân sự chiến đấu (họ là người Thượng, chỉ nghe lệnh của “cấp chỉ huy” của họ. Một đại đội dân sự chiến đấu bị ép buộc bằng vũ khí ra nằm nơi giao thông hào vì sợ họ chạy vào gây hỗn loạn trên phi đạo.
Theo chương trình di tản, đại đội A, tiểu đoàn 1/46 được đi trước. Binh sĩ Bộ Binh xố đẩy thường dân, vợ con binh sĩ dân sự chiến đấu qua một bên để lên máy bay C-130. Nhiều binh sĩ khác cũng thuộc sư đoàn Americal cũng tràn lên. Điều này làm quân nhân LLĐB nổi nóng nhưng cũng chẳng làm được gì.
Phi hành đoàn trên chiếc C-130 mang số (60-0297) của Không Lực Hoa Kỳ gồm có: phi công trưởng, thiếu tá Bernard Bucher, trung sĩ cơ khí Frank Hepler, thiếu tá John McElroy phi hành (navigator), trung úy Steven Moreland phi công phụ, George Long vận chuyển, đại úy Warren Orr hành khách đi theo và một số thường dân đồng bào Thượng, vợ con binh sĩ dân sự chiến đấu.
Khi cất cánh chiếc máy bay bị trúng nhiều đạn phòng không. Máy bay quan sát (FAC) đang bao vùng báo cáo, chiếc C-130 nổ tung trên bầu trời, rơi xuống như qủa cầu lửa cách trại LLĐB khỏang một dặm. Tất cả mọi người trên chiếc phi cơ trúng đạn, kể cả phi hành đoàn đều tử nạn. Chiếc máy bay bị thiêu rụi nhanh chóng, không thâu hồi được tử thi.
Đại úy Orr là hành khách đi theo máy bay, quân đội Hoa Kỳ không xác nhận chắc chắn về ông ta. Có người kể lại trông thấy đại úy Orr nơi đuôi phi cơ, giúp đỡ thường dân lên máy bay. Một thường dân Việt Nam cho biết ông ta có trên máy bay, người này nhận diện đúng tấm ảnh của vị đại úy xấu số. Vấn đề tiếp cứu, thâu hồi tử thi nạn nhân đi trên chiếc máy bay, lúc đó không thể thực hiện được vì địch quân vẫn tiếp tục pháo kích vào trại LLĐB và phi đạo.
Sau khi lệnh di tản được ban ra, hạ sĩ Julius Long đang cùng với Coen và Simpson. Cả ba đều bị thương, tìm cách rút ra đến phi đạo chỉ cách đó khoảng 350 thước. Khi họ đến được phi đạo, chứng kiến chiếc C-30 cuối cùng cất cánh rời phi đạo. Binh nhất Coen, bị thương nơi bụng lúc đó hốt hoảng, vừa chạy trên phi đạo vừa bắn lung tung. Hạ sĩ Long cố gắng giữ anh ta lại nhưng không kịp, đó cũng là lần cuối cùng trông thấy anh ta. Sau đó Long cõng trung sĩ Simpson (bị thương nặng) lên một ngọn đồi gần đó, tạm trú qua đêm.
Đêm hôm đó, các phi tuần phản lực Hoa Kỳ được điều động lên đánh bom phá hủy phi đạo. Hạ sĩ Long bị trúng thêm hai mảnh bom nữa vào lưng và trung sĩ Simpson đã chết trong đêm. Sau đó hạ sĩ Long để xác đồng đội lại, tìm đường đi về căn cứ Chu Lai. Anh ta bị quân đội Bắc Việt bắt sống và được trả tự do vào năm 1973.
Lực Lượng Đặc Biệt là nhóm quân nhân vẫn giữ được kỷ luật, di tản cuối cùng. Khi chiếc trực thăng cuối cùng đến “bốc” họ, bay thoát lên trời xanh, quân đội Bắc Việt tràn vào căn cứ lúc 4 giờ 33 phút chiều ngày 12 tháng Năm 1968. Trại LLĐB Khâm Đức, tiền đồn cuối cùng của LLĐB ngoài vùng I chiến thuật bị tiêu hủy.
LLĐB Hoa Kỳ (MACV-SOG) mở hai cuộc hành quân xâm nhập, tìm kiếm, thâu hồi tử thi vào khu vực tiền đốn 1, tiền đồn 2 và những ngọn đồi xung quanh phi đạo Khâm Đức ngày 18 tháng Bẩy và ngày 17 tháng Tám năm 1970. Các toán biệt kích SOG tìm được, đem về mấy xác chết (đã rữa) của các quân nhân Hoa Kỳ, được phòng nhận diện xác nhận đó là xác của các quân nhân: hạ sĩ Bowers, binh nhất Lloyd, trung sĩ Sisk, binh nhất Guzman Rios, và trung sĩ Carter. Tuy nhiên quân đội Hoa Kỳ, các toán biệt kích SOG không thể trở lại tiếp tục tìm kiếm thêm vì tình hình chiến trường.
Vẫn còn nhiều quân nhân Hoa Kỳ bị báo cáo mất tích trong cuộc di tản trại LLĐB Khâm Đức. Người duy nhất bị bắt làm tù binh và được trả về là hạ sĩ Long.
Liên đoàn 1 LLĐB/HK đến Việt Nam trong tháng Chín năm 1963, đưa một toán A/LLĐB đến thám sát khu vực và cho rằng, Khâm Đức đã có sẵn một phi đạo cũ, là một điạ điểm lý tưởng để theo dõi, bảo vệ đường biên giới Việt-Lào. Trại LLĐB Khâm Đức được xây dựng trong một thung lũng, trên một khu đất phẳng, với cỏ tranh, xung quanh là rừng núi âm u, dường như không có người bén mảng đến. Ngôi làng nhỏ duy nhất trong khu vực nằm bên kia phi đạo, là nơi ăn ở, sinh sống, vợ con đơn vị dân sự chiến đấu, được tuyển mộ phòng thủ căn cứ.
Về hướng tây trại LLĐB là rặng núi Ngok Peng Bum, phiá đông là rặng Ngok Pe Xar. Từ trên núi có nhiều thác, nước chẩy rất mạnh xuống suối chia đôi mầu xanh thẫm của rừng núi. Giòng sông Dak Mi, chẩy ngang qua, khu vực trại LLĐB khoảng một dặm, dưới bóng mát rặng núi Ngok Pe Xar. Dọc theo dòng sông Dak Mi khoảng năm dặm về hướng nam có một căn cứ hành quân tiền phương Ngok Tavak. tại đây có 113 dân sự chiến đấu thuộc đại đội 11 xung kích, tiếp ứng Mike Force cùng với 8 quân nhân LLĐB Việt-Mỹ và ba cố vấn LLĐB (SAS) Úc Đại Lợi trấn đóng. Vì căn cứ Ngok Tavak nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh bạn, nên được tăng cường một trung đội 33 quân nhân Pháo Binh TQLC/HK, thuộc pháo đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 TQLC với hai khẩu đại bác 105 ly.
Đại úy Christopher J. Silva chỉ huy toán A-105 LLĐB/HK đáp trực thăng vào căn cứ Ngok Tavak ngày 9 tháng Năm 1968 để xem xét lại việc phòng thủ, vì ông ta đã được biết quân đội Bắc Việt đưa thêm quân vào trong khu vực trại LLĐB Khâm Đức. Vấn đề này làm đại úy Silva lo ngại, một trận tấn công sắp xẩy ra. Hôm đó thời tiết xấu, trực thăng không vào đưa ông ta trở về trại LLĐB Khâm Đức. Tiếp theo là một trung đội dân sự chiến đấu từ Khâm Đức, đi tuần bị phục kích cũng chạy đến căn cứ Ngok Tavak. Sau này mới biết trung đội này đã bị địch quân gài người vào làm nội tuyến.
Khoảng 3 giờ 15 phút sáng ngày 10 tháng Năm, quân đội Bắc Việt mở trận tấn công căn cứ Ngok Tavak. Căn cứ bị pháo kích bằng súng cối và đại bác không dật, bắn thẳng từ những sườn núi bao quanh căn cứ. Khi địch quân bắt đầu tấn công bằng bộ binh, các dân sự chiến đấu từ trại LLĐB Khâm Đức, bỏ phòng tuyến chạy vào bên trong la lớn “Đừng bắn. Quân bạn”, rồi bất ngờ ném lựu đạn vào ụ súng đại bác 105 ly.
Bị vố bất ngờ, quân trú phòng bị tổn thất nhưng giết tất cả mấy tên nội tuyến. Quân đội Bắc Việt được lợi thế, từ trên các sườn đồi bắn đại liên xuống làm cho đơn vị xung kích Mike Force không ngóc đầu lên bắn trả được. Địch quân xử dụng súng phun lửa đốt kho chứa đạn làm cháy sáng cả đêm. Binh sĩ LLĐB/HK Harold M. Swicegood và trung đội trưởng TQLC/HK, thiếu úy Adams bị thương nặng được đưa vào hầm chỉ huy (trung tâm hành quân) của căn cứ. Đúng lúc đó y tá Blomgren chạy vào báo cáo nhân viên trong khẩu đội súng cối đã bỏ vị trí. Đại úy Silva chạy ra xử dụng khẩu súng cối 4,2 ly, sau đó bị thương. Khoảng 5 giờ sáng, trung sĩ Glen Miller chạy ra ụ súng đại bác 105 ly, bị trúng đạn vào đầu chết ngay tức khắc.
Quân đội Bắc Việt chọc thủng phòng tuyến hướng đông căn cứ Ngok Tavak, di chuyển các khẩu đại liên vào sát hàng rào phòng thủ. Trong tình thế cấp bách, căn cứ yêu cầu phi cơ “Hỏa Long” AC-47 tác xạ xung quanh tuyến phòng thủ căn cứ và ụ súng đại bác, mặc dầu có thể còn quân bạn, chỉ bị thương chưa ra khỏi ụ súng đại bác. Cuộc tấn công của địch khựng lại, hai bên chỉ nằm thủ, ném lựu đạn qua lại cho đến sáng.
Khi trời bắt đầu sáng, hai sĩ quan cố vấn LLĐB Úc Đại Lợi, Cameron, Lucas, có thêm Blomgren, chỉ huy dân sự chiến đấu (Mike Force) phản công đẩy lui địch quân ra khỏi căn cứ, chiếm lại khẩu đại bác 105 ly. Pháo binh TQLC Hoa Kỳ bắn hết chín qủa đạn còn lại rồi phá hủy khẩu súng. Sau đó trực thăng tản thương được các trực thăng võ trang yểm trợ bay đến căn cứ di tản các thương binh, trong đó có đại úy Silva và Swicegood.
Một lực lượng xung kích tiếp ứng Mike Force, khoảng 45 người thuộc đại đội 12 Mike Force do đại úy Eugene E. Makowski chỉ huy được hai trực thăng CH-46 (giống như CH-47 Chinook) của TQLC/HK đưa vào căn cứ Ngok Tavak thay thế số quân nhân bị chết và bị thương. Một chiếc trực thăng bị trúng đạn nơi ống dẫn xăng, phải đáp xuống, chiếc thứ hai trúng hỏa tiễn nổ tung, rơi trên bãi đáp. Những quân nhân bị thương còn sót lại được một trực thăng chỉ huy đang bao vùng đáp xuống căn cứ, di tản.
Binh sĩ lực lượng xung kích, xuống tinh thần, kiệt sức, đạn dược, nước uống cũng đã gần cạn, trong khi địch quân vẫn tiếp tục pháo kích bằng súng cối vào căn cứ. Cấp chỉ huy trong căn cứ yêu cầu được rút lui (di tản), nhưng được trả lời “Giữ vững phòng tuyến... Quân tiếp viện đang trên đường đến căn cứ”. Đến giữa trưa vẫn không thấy quân tiếp viện đến... Nếu tình trạng kéo dài đến tối, địch quân sẽ tràn ngập căn cứ. Một tiếng đồng hồ trôi qua, cấp chỉ huy trong căn cứ quyết định rút bỏ tiền đồn Ngok Tavak.
Thomas Perry, một y tá LLĐB, được đưa đến căn cứ lúc 5 giờ 30 phút sáng để chăm sóc thương binh. Anh ta vừa lo cho người bị thương vừa ra trám vào tuyến phòng thủ khi lệnh “rút bỏ căn cứ” được thông báo. Khi những quân nhân sống sót bắt đầu bỏ vị trí chiến đấu, di chuyển ra khỏi căn cứ, Perry được nhìn thấy lần cuối cùng bởi trung sĩ Cordell J. Matheney Jr. đứng cách Perry khoảng 20 thước. Lúc đó đại úy LLĐB Úc Đại Lợi John White đang cho quân tập họp một hàng dọc bên lớp hàng rào phòng thủ tuyến ngoài. Như vậy có thể tin là Perry sẽ nhập vào đoạn cuối đoàn quân triệt thoái.
Trước khi rút lui, quân trú phòng vội vã gom tất cả vũ khí, quân dụng nặng không mang theo được, bỏ vào hầm chỉ huy rồi đốt bỏ. Chiếc trực thăng bị trúng đạn nơi ống dẫn xăng không bay được, cũng được phá hủy bằng hỏa tiễn M-72. Xác chết trung sĩ Miller cũng phải bỏ lại.
Sau khi đoàn quân đi được khoảng một cây số, họ mới biết được không có Perry. Một toán mười một quân nhân thuộc pháo đội D được lệnh quay trở lại tìm Perry và Miller (đã chết). Toán quân mười một người này về đến chu vi phòng thủ căn cứ, bị địch tấn công, không một người trở lại, xác của họ cũng biến mất cùng với Perry và Miller. Họ gồm có: binh nhất Thomas Blackman, hạ sĩ Joseph Cook, binh nhất Paul Czerwonka, hạ sĩ Thomas Fritsch, binh nhất Harry Hempel, hạ sĩ Raymond Heyne, hạ sĩ nhất Gerald King, binh nhất Robert Lopez, binh nhất William McGonigle, hạ sĩ Donald Mitchell, và hạ sĩ James Sargent. Những người sống sót còn lại được trực thăng cứu trong một bãi đất trống khoảng giữa căn cứ Ngok Tavak và trại LLĐB Khâm Đức lúc 7 giờ tối ngày 10 tháng Năm 1968.
Trong khi tiền đồn Ngok Tavak bị tấn công, quân đội Bắc Việt đồng thời pháo kích bằng súng cối và đại bác không dật, bắt đầu từ lúc 2 giờ 45 phút sáng vào trại LLĐB Khâm Đức. Những đợt pháo kích kéo dài cả ngày. Sư đoàn Americal đã đưa lên tăng cường trại LLĐB một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn Bộ Binh Nhẹ 196, thêm vào đó một đại đội xung kích tiếp ứng Mike Force, nhưng tình hình trại LLĐB đã trở nên bết, binh sĩ xuống tinh thần, và quân đội Bắc Việt càng ngày càng gia tăng áp lực. Quân tăng viện được đưa lên nhưng không thấy có hiệu qủa.
Trước các đợt pháo kích, nhiều binh sĩ dân sự chiến đấu sợ hãi, bỏ phòng tuyến, chạy vào bên trong các hầm trú ẩn. Họ không còn tuân theo lệnh cấp chỉ huy nữa. Hệ thống chỉ huy trại LLĐB gần như rối loạn sau khi đại úy Silva đi xuống tiền đồn Ngok Tavak rồi bị thương, được trực thăng di tản. Đến buổi tối, trực thăng Hoa Kỳ đưa một đơn vị xung kích khác (đại đội 137) từ trại LLĐB Hà Thanh lên hoán đổi cho hai đại đội 11 và 12. Hai đại đội Mike Force này được đưa về Đà Nẵng, và sau đó... (vô kỷ luật, hèn nhát...)
Trời mờ sáng ngày 12 tháng Năm, trung đoàn 1, sư đoàn 2 Bắc Việt bắt đầu xiết chặt vòng vây trại LLĐB Khâm Đức. Khoảng 4 giờ 15 phút đến 4 giờ 30 phút sáng, địch quân bắt đầu các tiền đồn xung quanh căn cứ. Tiền đồn 7 bị tấn công, tràn ngập nhanh chóng, các tiền đồn 1, 3, 5 được quân thuộc lữ đoàn 196 vào trấn đóng, cầm cự được đến 9 giờ 30 phút.
Tiền đồn 1 có binh nhất Harry Coen, binh nhất Andrew Craven, trung sĩ Joseph Simpson và hạ sĩ Julius Long thuộc đại đội E, tiểu đoàn 2. Tiền đồn này bị tấn công từ lúc 4 giờ 15 phút sáng, binh nhất Coen và hạ sĩ Long xử dụng khẩu đại bác không dật 106 ly bắn chận địch, sau đó bị trúng đạn súng B-40. Những quân nhân sống sót từ tiền đồn này chạy về báo cáo, hầm của họ bị bắn xập bằng đại bác không dật ngay từ lúc đầu.
Binh nhất Craven cùng với hai đồng đội rút khỏi tiền đồn lúc 8 giờ 30 phút. Khi ra khỏi chừng 50 thước họ nghe được tiếng nói địch quân đã tràn vào tiền đồn. Đến khoảng 11 giờ sáng, họ về gần đến tuyến phòng thủ của tiểu đoàn, đụng phải địch quân. Craven là người đi đầu nổ súng, địch quân bắn trả lại trúng Craven mấy viên vào ngực, ngã gục. Hai người còn lại không đủ thì giờ lấy xác bạn, bỏ chạy. Lần cuối cùng họ trông thấy Craven, gục ngã trong vị thế nằm ngửa gần chu vị trại LLĐB.
Trong tiền đồn 2 có trung úy Frederick Ransbottom, hạ sĩ Maurice Moore, binh nhất Roy Williams, binh nhất Danny Widner, binh nhất William Skivington, binh nhất Imlay Widdison, binh nhất Lloyd và hạ sĩ nhất John Stuller. Những quân nhân sống sót trở về kể lại, có lẽ binh nhất Widdison và hạ sĩ nhất Stuller đã tử trận, tuy nhiên điều này không được kiểm chứng chứng xác.
Chỉ có tin tức về trung úy Ransbottom, hạ sĩ Moore, binh nhất Lloyd, và binh nhất Skivington. Trung úy Ransbottom liên lạc trên vô tuyến với binh nhất Widner, binh nhất Williams đang thủ trong căn hầm thứ ba, nói rằng, ông ta bắn gục mấy tên định xung phong vào căn hầm của ông ta.
Hạ sĩ Juan Jimenez, một khinh binh trong đại đội A, bị thương nặng ở lưng trong tuyến phòng thủ vì đạn súng cối. Anh ta được báo cáo tử trận bởi y sĩ tiểu đoàn vào lúc sáng sớm hôm 12 tháng Năm, sau đó được đem ra bãi trực thăng chờ di tản. Tuy nhiên vì bãi đáp nhỏ hẹp, nên chỉ ưu tiên cho những quân nhân bị thương nặng và xác của Jimenez bị bỏ quên...
Đến trưa, quân Bắc Việt mở đợt tấn công lớn vào căn cứ chính trại LLĐB. Đợt tấn công của địch bị chận lại bởi các phi tuần thả bom Napalm, và bom chống biển người (cluster) ngay trên lớp hàng rào phòng thủ cuối cùng của căn cứ. Sau đó, bộ tư lệnh sư đoàn Americal quyết định di tản trại LLĐB Khâm Đức ngay tức khắc.
Ngay khi lệnh di tản vừa được ban ra, tình hình trong căn cứ rất phức tạp, gần như hỗn loạn. (Bộ Binh, LLĐB, Dân Sự Chiến Đấu, Mike Force, vợ con dân sự chiến đấu). Chiếc trực thăng đầu tiên bay vào căn cứ trúng hỏa tiễn, nổ tung trên phi đạo làm binh sĩ công binh thuộc đại đội A, tiểu đoàn 70 công binh phải dùng xe ủi đất để khai thông phi đạo cho phi cơ đáp xuống. Thêm tám phi cơ đủ loại bị bắn rơi trong cuộc di tản.
Binh nhất Richard E. Sands thuộc đại đội A, tiểu đoàn 2, lữ đoàn 196 Bộ Binh Nhẹ, được trực thăng Chinook CH-47 vào “bốc”. Chiếc trực thăng mang số (67-18475) lúc bay lên cao khoảng 1500, 1600 bộ (feet) bị trúng nhiều đạn đại liên 50. Sand ngồi gần xạ thủ đại liên nơi cửa bị trúng một viên vào đầu. Chiếc trực thăng bị hư hại, bốc cháy và phải đáp xuống khẩn cấp trong rừng. Trong lúc mọi người vội vã chạy ra khỏi chiếc trực thăng đang bốc cháy, bốn người và một y tá xác nhận Sands đã chết ngay tức khắc khi bị trúng viên đạn đại liên vào đầu. Xác của binh nhất Sands bị bỏ lại trong chiếc trực thăng đang bốc cháy, xắp nổ tung. Những người sống sót được một trực thăng khác đến cứu.
Vấn đề di tản gặp rất nhiều khó khăn, quân đội Bắc Việt đem súng phòng không vào bố trí trong các tiền đồn đã chiếm được. Khó chỉ huy binh sĩ dân sự chiến đấu (họ là người Thượng, chỉ nghe lệnh của “cấp chỉ huy” của họ. Một đại đội dân sự chiến đấu bị ép buộc bằng vũ khí ra nằm nơi giao thông hào vì sợ họ chạy vào gây hỗn loạn trên phi đạo.
Theo chương trình di tản, đại đội A, tiểu đoàn 1/46 được đi trước. Binh sĩ Bộ Binh xố đẩy thường dân, vợ con binh sĩ dân sự chiến đấu qua một bên để lên máy bay C-130. Nhiều binh sĩ khác cũng thuộc sư đoàn Americal cũng tràn lên. Điều này làm quân nhân LLĐB nổi nóng nhưng cũng chẳng làm được gì.
Phi hành đoàn trên chiếc C-130 mang số (60-0297) của Không Lực Hoa Kỳ gồm có: phi công trưởng, thiếu tá Bernard Bucher, trung sĩ cơ khí Frank Hepler, thiếu tá John McElroy phi hành (navigator), trung úy Steven Moreland phi công phụ, George Long vận chuyển, đại úy Warren Orr hành khách đi theo và một số thường dân đồng bào Thượng, vợ con binh sĩ dân sự chiến đấu.
Khi cất cánh chiếc máy bay bị trúng nhiều đạn phòng không. Máy bay quan sát (FAC) đang bao vùng báo cáo, chiếc C-130 nổ tung trên bầu trời, rơi xuống như qủa cầu lửa cách trại LLĐB khỏang một dặm. Tất cả mọi người trên chiếc phi cơ trúng đạn, kể cả phi hành đoàn đều tử nạn. Chiếc máy bay bị thiêu rụi nhanh chóng, không thâu hồi được tử thi.
Đại úy Orr là hành khách đi theo máy bay, quân đội Hoa Kỳ không xác nhận chắc chắn về ông ta. Có người kể lại trông thấy đại úy Orr nơi đuôi phi cơ, giúp đỡ thường dân lên máy bay. Một thường dân Việt Nam cho biết ông ta có trên máy bay, người này nhận diện đúng tấm ảnh của vị đại úy xấu số. Vấn đề tiếp cứu, thâu hồi tử thi nạn nhân đi trên chiếc máy bay, lúc đó không thể thực hiện được vì địch quân vẫn tiếp tục pháo kích vào trại LLĐB và phi đạo.
Sau khi lệnh di tản được ban ra, hạ sĩ Julius Long đang cùng với Coen và Simpson. Cả ba đều bị thương, tìm cách rút ra đến phi đạo chỉ cách đó khoảng 350 thước. Khi họ đến được phi đạo, chứng kiến chiếc C-30 cuối cùng cất cánh rời phi đạo. Binh nhất Coen, bị thương nơi bụng lúc đó hốt hoảng, vừa chạy trên phi đạo vừa bắn lung tung. Hạ sĩ Long cố gắng giữ anh ta lại nhưng không kịp, đó cũng là lần cuối cùng trông thấy anh ta. Sau đó Long cõng trung sĩ Simpson (bị thương nặng) lên một ngọn đồi gần đó, tạm trú qua đêm.
Đêm hôm đó, các phi tuần phản lực Hoa Kỳ được điều động lên đánh bom phá hủy phi đạo. Hạ sĩ Long bị trúng thêm hai mảnh bom nữa vào lưng và trung sĩ Simpson đã chết trong đêm. Sau đó hạ sĩ Long để xác đồng đội lại, tìm đường đi về căn cứ Chu Lai. Anh ta bị quân đội Bắc Việt bắt sống và được trả tự do vào năm 1973.
Lực Lượng Đặc Biệt là nhóm quân nhân vẫn giữ được kỷ luật, di tản cuối cùng. Khi chiếc trực thăng cuối cùng đến “bốc” họ, bay thoát lên trời xanh, quân đội Bắc Việt tràn vào căn cứ lúc 4 giờ 33 phút chiều ngày 12 tháng Năm 1968. Trại LLĐB Khâm Đức, tiền đồn cuối cùng của LLĐB ngoài vùng I chiến thuật bị tiêu hủy.
LLĐB Hoa Kỳ (MACV-SOG) mở hai cuộc hành quân xâm nhập, tìm kiếm, thâu hồi tử thi vào khu vực tiền đốn 1, tiền đồn 2 và những ngọn đồi xung quanh phi đạo Khâm Đức ngày 18 tháng Bẩy và ngày 17 tháng Tám năm 1970. Các toán biệt kích SOG tìm được, đem về mấy xác chết (đã rữa) của các quân nhân Hoa Kỳ, được phòng nhận diện xác nhận đó là xác của các quân nhân: hạ sĩ Bowers, binh nhất Lloyd, trung sĩ Sisk, binh nhất Guzman Rios, và trung sĩ Carter. Tuy nhiên quân đội Hoa Kỳ, các toán biệt kích SOG không thể trở lại tiếp tục tìm kiếm thêm vì tình hình chiến trường.
Vẫn còn nhiều quân nhân Hoa Kỳ bị báo cáo mất tích trong cuộc di tản trại LLĐB Khâm Đức. Người duy nhất bị bắt làm tù binh và được trả về là hạ sĩ Long.
Dallas, TX. March 28, 2010
No comments:
Post a Comment