Monday, March 31, 2014

Vợ Lính

      
Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái thá gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất dung gian cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy. Tôi thì phớt tỉnh Ăng lê, tới giờ dạy, hết giờ về không chuyện trò tào lao với người khác phái. Cái nhược của tôi bây giờ tôi mới biết là ở chỗ này. Thế là cứ tới giờ tôi đang dạy thì hắn lại sai học trò sang mượn khăn lau bảng, mà dạy toán thì lau bảng thường xuyên. Lại qua mượn phấn, hết phấn thường xuyên. Hết giờ lại tới chào và xin lỗi. Ngày khác lỗi vẫn hoàn lỗi, lại mượn phấn, mượn khăn.
Từ đó tôi ghét hắn. Mấy đứa học trò cũng biết tôi không thích hắn. Thế là tôi bảo học trò để sẳn một mớ phấn trong cái hộp và một cái khăn lau bảng. Học trò hắn qua mượn, tôi đưa luôn hộp và nói hãy giử lấy tôi tặng luôn, khỏi trả. Hắn tìm tôi xin lỗi và xin chở tôi về sau giờ dạy. Tôi từ chối, mặt lạnh như tiền đi thẳng. Buổi chiều, hắn tìm tới nhà để xin lỗi. Hôm sau không giờ dạy, hắn lại tới nhà mượn sách và ngồi lì nói chuyện không đâu ra đâu. Cứ hể có dịp là hắn tới nhà tôi ngồi đồng, hắn nói đủ thứ chuyện bằng âm hưởng miền Trung nặng trình trịch. Một thời gian sau, tôi nghe miết rồi quen cái giọng khó nghe. Không tới trả sách thì lại thấy thiếu vắng một cái gì không phải là sách. Cái chiến thuật “mưa lâu thấm đất”, “Nói hay không bằng ngồi dai” đã khiến tôi phải lên xe hoa về nhà hắn và làm vợ hắn cho tới bây giờ.
Ông xã tôi là con trai một trong một gia đình hiếm hoi con trai. Cha chồng tôi là con trai một và đã mất sớm khi mẹ chồng tôi mới hơn 30 tuổi. Một nách 3 đứa con côi và cha mẹ chồng già yếu, mẹ chồng tôi đã ở vậy một nắng hai sương làm tròn nhiệm vụ làm dâu và làm mẹ. Do đó cái ao ước và hoài bảo của bà là có người thừa tự. Tôi cô gái miền Nam tánh tình bộc trực, lại là một nữ hướng đạo hội họp, đi cắm trại liên miên, không nằm trong danh sách những người bà lựa chọn. Thế nhưng khi cậu con trai đã quyết thì bà phải bằng lòng. Vì trong thời buổi chiến tranh, người lính không thể biết trước ngày nào bỏ thây ngoài trận chiến. Và thế mẹ chồng tôi đã bỏ cái làng quê chôn nhau cắt rốn vào miền Nam để cưới vợ cho con, hầu mong tìm một mống cháu nội sau này.
Thế nhưng sau 3 năm cưới nhau tôi vẫn trơ trơ cho mẹ chồng tôi ngày đêm không yên giấc. Tôi biết trong tận cùng bà buồn lắm. Đôi khi bà nhìn tôi với đôi mắt thiếu tin tưởng. Câu “Cây độc không trái, gái độc không con” mà một lần tôi tình cờ nghe từ miệng bà khiến tôi buồn không ít. Thế nhưng là lính, vợ chồng không gần gũi nhau, làm sao có con được. Thế là bà bỏ Biên Hoà theo con trai ra Đà Nẵng và tuyên bố sắp đặt chỗ ở để tôi phải thuyên chuyển theo chồng. Kỳ nghỉ tết năm 73, sau buổi họp cuối cùng, tôi đón xe đi Sài Gòn và lên chuyến bay đi Đà Nẵng thăm chồng. Đến đón tôi không phải mẹ chồng mà là người lính tùy tùng của anh. Thế là chiều hôm đó tôi có mặt ở nơi đóng quân của anh. Một ngọn đồi cao của vùng núi Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là lần đầu tiên tôi chính thức sống đời vợ lính nơi tiền đồn.
Chúng tôi trú ngụ trong căn hầm chỉ huy đầy súng đạn và trang bị truyền tin. Tôi đang đan dang dở một tấm khăn trải bàn. Thế là tôi phải hoàn tất gấp tấm khăn đó để làm chiếc màn cách ly. Cuộc sống vợ chồng trong đồn lính thì có nhiều chuyện không thể cười mà cũng không thể khóc của một cô giáo kín đáo, nghiêm túc với cuộc sống xô bồ lính tráng ở đây. Tôi chỉ biết những ngày ở đó tôi thương lính hơn, tôi thông cảm nỗi cô đơn của chồng hơn và nhất là thật sự biết lo sợ cho chồng trong cuộc sống mà nơi đâu cũng có tai mắt của kẻ thù rình rập. Hết ngày lễ, chồng tôi giao đồn cho Đại đội phó đưa tôi về Đà Nẳng thăm mẹ chồng và ngay chiều đó tôi lên máy bay về lại Sài gòn vì ngày mai đã bắt đầu niên học mới.
Thế là tôi có mang đứa bé đầu lòng và tôi phải làm đơn xin thuyên chuyển để thật sự bắt đầu một cuộc đời mới. Mùa hè năm đó miền Trung đã thật không yên. Nhà tôi ở gần Phi Trường nên hàng đêm pháo dội về từng chập. Mẹ chồng tôi về lại Biên Hoà để lo cho con gái sinh nở. Tôi mang cái bụng bầu chui hầm thường xuyên. Mỗi lần có tin từ tiền đồn là tôi lo lắng hồi hộp. Những cuộc đụng độ xảy ra liên tiếp. Đại đội phó, Hạ sĩ Quan, rồi lính bị thương liên tục. Cuối cùng người Đại đội phó mới đổi về cũng bị thương. Tôi như ngồi trên lửa nóng. Nỗi cô đơn, lo sợ, hồi hộp, mất ngủ khiến tôi xuýt bị sẩy thai. Thế rồi mẹ chồng tôi cũng về kịp trước ngày tôi sinh nở. Con tôi mở mắt chào đời ở một nhà hộ sinh tư . Tôi mệt nhoài sau cơn vượt cạn, mẹ chồng tôi đón con bé với nụ cười gượng gạo. Bà chỉ mong là trai để nối dõi tông đường. Còn anh, được tin tôi đã sinh con, anh về cùng người lính tùy tùng. Vào nhà thương, xoa đầu tôi, bồng con hôn vài cái là xe hậu cứ đã chờ để đưa anh lên lại đơn vị. Ngày đầy tháng con bé, họ hàng, bà con đầy nhà. Anh bươn bả bước vào, chào mọi người rồi tới bên tôi cười cười. Bồng con bé lên hỏi tôi “Sao mặt nó như dài ra” hôn con, ăn vội vã vài miếng. Xe hậu cứ trờ tới và anh lại lên đường. Tôi ứa nước mắt, không thể giận anh, mà cũng không thể không trách anh. Chẳng nói gì được với tôi một câu ngọt ngào khi tôi vật lộn trong cơn đau đẻ, lại chịu sự chăm sóc cực kỳ quái đản của mẹ chồng tôi trong những ngày nằm cữ. Tôi nhắm mắt lại, thương con và thương mình quá đỗi.
Thế là cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Anh được đổi về làm ở Trung tâm Hành quân. Tôi nghe thôi chứ cũng không biết ở đâu? Chỉ biết ít nguy hiểm tính mạng hơn ở Đại đội. Chồng tôi là một người sống chân thành và tốt với bạn bè, đồng đội. Tôi nhớ có một lần anh dẫn về nhà một người lính và một người phụ nữ. Anh nói với tôi đây là lính trong đơn vị, vợ nó tới thăm. Anh cho nó nghỉ phép và nói nhỏ với tôi lo ăn uống cho tươm tất. Đến tối, anh bảo tôi ôm con xuống nhà sau ngủ, nhường giường chúng tôi cho hai vợ chồng kia. Anh nói:
- Tội nghiệp tụi nó, gặp nhau như vầy nó mừng lắm. Hãy để nó trọn vui. Đời lính không biết sống nay, chết mai.
Và như vậy, sáng hôm sau anh lên đơn vị, người lính cùng vợ có 3 ngày phép đoàn tụ tuyệt vời. Một lần thấy anh không còn bộ đồ civil nào cho ra hồn, tôi bảo anh đi may một bộ đồ mới. Anh vốn là người khó tính và kén chọn. Mãi sau mới chọn được màu vải vừa ý mà may. Lấy đồ về chỉ một lần mặc thử cho tôi ngắm rồi mãi bận hành quân không có dịp mặc. Đại đội phó của anh gia đình ở tận miền Tây, anh ta lại phải lòng cô gái Đà Nẵng. Thế là một hôm anh về bảo tôi mở tủ lấy bộ đồ mới may, tặng cho anh chàng Đại đội phó của mình. Anh nói với tôi :
- Nó cũng trạc với anh. Nó mặc vừa đó em. Thôi tặng cho nó đi hỏi vợ. Hỏi vợ chỉ một lần chứ may đồ thì mình còn nhiều lần khác. Tội nghiệp gia đình nó ở xa, không có bộ đồ civil nào mặc cho ra hồn để coi cho được trong ngày quan trọng.
Tôi vừa tiếc vừa phục tấm lòng tốt của chồng. Không còn lời nào để nói tôi đành gói lại đàng hoàng, bỏ trong túi xách và bảo đem cho chú ấy. Ngày Đà Nẵng sắp mất, người người bỏ chạy ra ngoài bến tàu để thoát vào Sài gòn. Chồng tôi ở Trung tâm hành quân, biết sự sụp đổ đã đến, không liên lạc được với đại đội cũ của mình. Anh cấp tốc lên tận nơi trú đóng và kéo lính về trong làn sóng di tản khổng lồ của Đà Nẵng. Chúng tôi, mẹ già, con dại chờ đợi anh mỏi mòn. Trông thấy anh về với đoàn quân tan tác mà muốn xỉu.
Chồng tôi ruột để ngoài da. Lúc nào anh cũng lo cho bạn bè, đồng đội, anh em, ít khi nào lo lắng chuyện nhà. Mọi thứ mẹ chồng tôi cáng đáng điều khiển và tôi là người tuân lệnh thi hành. Có lẽ nói ra không ai tin, nhưng đối với tôi, tôi chưa hề cầm trong tay một đồng lương lính. Ngày chưa theo anh, tôi đi dạy, có lương, có nghề nghiệp, tiền ai nấy xài. Mà tiền lính thì tính liền anh cũng chẳng có gì dư dã. Theo chồng ra Đà Nẵng tiền lương anh có đưa cho mẹ chồng tôi không thì tôi không biết, còn tôi chẳng hề nghe nói đến tiền bạc. Ngày Đà Nẵng mất lẽ dĩ nhiên anh không có lương và anh đi cải tạo suốt 8 năm trời chấm dứt một thời kỳ lính tráng.
Như vậy thì làm vợ lính vui hay buồn, sướng hay khổ? Thưa các anh, người vợ lính chịu mọi thiệt thòi. Có chồng mà cũng như không trong suốt thời kỳ chinh chiến cũng như hoà bình. Những ngày tù tội đã đành không thể trách ai. Các anh trong bốn bức vách lao tù, số phận ai cũng như ai. Nhưng người vợ lính ở nhà cái vòng đai rộng hơn, bẫy rập nhiều hơn, con người tàn ác quỷ quyệt hơn đe doạ thân phận đàn bà. Tôi có những người bạn vì thương chồng, lo lắng chạy chọt để lo cho chồng về, để rồi sụp bẫy. Cả cuộc đời danh tiết, hạnh phúc bị mất tất cả. Có người lạc bước khi bươn chải kiếm đồng tiền lo cho con, lo cho chồng cải tạo. Thương tâm lắm, đau đớn lắm cho những cánh hoa trong biển lửa tàn ác của chiến tranh ý thức hệ.
Xin lỗi các anh cho tôi nói thật. Khi ở tù về, các anh thật sự quên đi tất cả, đem hết sức mình cùng sát vai vợ mà lo cho gia đình không? Đàn bà chúng tôi, ăn trắng mặc trơn, học hành trí thức, nhưng đến lúc phải lo miếng ăn cho con, cho chồng thì bất chấp sự cực khổ. Bán chợ trời, chạy hàng xuôi ngược Bắc Nam, Bán hàng rong, cày thuê, cuốc bẫm, bán thuốc tây, thuốc hút, làm công nhân… Bất cứ nghề nghiệp nào lương thiện để kiếm ra tiền thì không quản ngại khó khăn. Các anh nhận những món quà đơn sơ, nhưng biết đâu rằng trong hoàn cảnh cả nước cùng đói, chúng tôi phải tính toán muốn bạc tóc mới đem được đến tay các anh một ít quà, nhưng là một biển yêu thương, một trời thương nhớ. Khi các anh được về nhà sau những tháng ngày bán đời mình cho đói khát, bệnh tật. Các anh không biết là đã mang theo trong mình một nỗi chán chường, một tâm hồn đầy bất mãn và nghi kỵ mọi thứ. Các anh lính hào hoa, yêu đời, coi thường sinh mạng đã mất. Các anh bây giờ đã bỏ lại trên núi đồi Việt Bắc phân nửa cuộc đời hùng tráng của mình. Chồng tôi cũng vậy, anh chán đời, bất mãn và tự ái với vợ, với con và chính bản thân mình. Tôi đã khóc nhiều đêm, nhiều ngày mà không biết làm sao kéo anh ra khỏi cái ám ảnh tàn khốc đó. Tôi công nhận CS thật quỷ quyệt, những bài học nhồi nhét cho các anh, nó như con ma kéo trì những chí hướng phấn đấu của chồng tôi. Người lính của tôi đã thật sự thất trận thảm thương.
Khi được sang Mỹ đinh cư, mẹ chồng tôi mang nhiều bệnh tật. Chồng tôi vui buồn, khoẻ mạnh hay suy nhược theo căn bệnh của mẹ chồng tôi. Anh có cảm giác mình phải làm cái gì trả hiếu cho mẹ mà bất lực. Ngày mẹ chồng tôi mất, chồng tôi như thân cây không còn mầm sống gục xuống đau đớn. Anh bị trụy tim, bị strock và đầu óc càng ngày càng suy nhược theo căn bệnh Parkinson.
Bây giờ sau 38 năm chồng tôi không còn làm người lính, nhưng tôi vẫn làm người vợ lính hằng ngày theo từng sinh hoạt của chồng. Anh đang sống trong hồi ức những ngày bên anh em, bạn bè, đồng đội. Có món gì ngon là anh bảo kêu mấy đứa tới ăn. Đừng tưởng anh kêu bầy cháu tôi. Không đâu, bạn bè lính tráng của anh đó. Khi thì kêu tôi chuẩn bị đồ nhậu, mấy thằng em tới chơi. Khi thì bảo thay đồ cho anh để anh đi họp Tiểu đoàn. Khi thì vui cười kể chuyện huyên thuyên như có người trước mặt.
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi. Mỗi buổi sáng lạy Phật tôi đều nguyện cầu bình an cho chồng, cho con cho tất cả mọi người xung quanh tôi. Cầu nguyện cho những anh hùng chiến sĩ đã nằm xuống được nhẹ nhàng siêu thoát.
Tôi rất ái mộ những chị cầm cờ theo chồng trong những cuộc biểu tình, hay sát cánh bên anh trong những lần sinh hoạt đơn vị. Màu áo các chị tung bay xinh xắn, gương mặt các chị rạng ngời hạnh phúc, đôi mắt các chị rực lửa đấu tranh. Những người vợ lính ấy đã làm đẹp cuộc đời cho chồng, cho xã hội. Tôi không được may mắn ấy, chồng tôi bây giờ là một thương binh thật sự. Anh không thể sát cánh cùng đồng đội sinh hoạt, nhưng trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
 
Nguyễn thị Thêm

Friday, March 28, 2014

Tháng 3 gãy súng và cuộc di tản Miền Trung



• Những Người Lính TQLC Cuối Tháng 3 Năm 1975




Định mệnh đem một màu tang thương đến cho
SƯ ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN
Trước là LĐ/147/TQLC Bị Bỏ Rơi


Tại Bãi Biển Thuận An ngày 25 & 26 tháng 3 năm 1975

alt
Bãi biển An Dương, Phú vang, Huế. 

Ngày 25 tháng 3 năm 1975 lúc 8 giờ sáng.
Những người lính Thủy Quân Lục Chiến, từ Khe Sanh, 
Lao Bảo, Hướng Hóa – Quảng Trị chạy về Huế, rồi từ Huế lại chạy ra bờ biển An Dương, và tất cả LĐ/147 đã tập họp tại bãi biển Thuận An để đợi lên tàu...

alt
alt
alt
Các anh Lính Thủy Quân Lục Chiến & Bộ Binh chờ đợi lên tàu...và một biển người chen chúc...trong lúc đó thì bọn lính miền Bắc đả "tiếp quản" địa phương đó rồi...

alt
...bọn nó đang ngồi trên đồi thông quan sát, cách chổ
những người Lính TQLC & BB đang đợi lên tàu chừng 50m...
alt
Ngày 26 tháng 3 năm 1975
Rồi con tàu định mệnh không người lái đã đưa gần 
500 người Lính VNCH về dưới lòng đất mẹ tại bãi biển 
An Dương này và nhiều nhất là Lính Lính Thủy Quân Lục Chiến.

Trong khi đó thì LĐ/ 369 & 258/TQLC
Cũng thê thãm...Các anh được lệnh phải rút quân từ
Quãng Trị & Huế về Đà Nẳng
alt
Nước giữa dòng vừa trong vừa mát
Đường Cam Lộ in dấu chân anh
alt
Các anh vội vã lên đường...vài ngày đầu mới vô các anh dừng quân tại Đại Lộc... 

alt
Quốc Lộ 1 là con đường huyết mạch duy nhất nối liền Huế & Đà Nẵng.
alt
alt
Nhưng ngày 21 tháng 3 năm 1975. CSBV đả cắt đứt quốc Lộ 1 tại Truồi.
giữa Huế & Đà Nẳng và bọn chúng đang đóng chốt ở đèo Phú gia.
alt
alt
Và bọn địch đang xào nấu lại cái món ăn củ cũa năm 1972
trên đại lộ kinh hoàng. Ngày 21 tháng 3 năm 1975 địch
cũng pháo kích vào đoàn dân di tản trên quốc lộ 1 từ Huế 
vào Đà Nẳng, những người dân di tản đả bị trúng đạn pháo kích 
của bọn cộng sản, kẻ thì chết nằm bên lề đường, người sống bị 
thương nằm ngồi la liệt trên đường gần đèo Hải Vân.
alt
alt
alt
alt
Những người Lính TQLC trên đường rút quân vô Đà Nẳng 
đang trên đèo Hải Vân với đồng bào di tản. 
alt
Các Anh TQLC luôn luôn gắn liền tình cãm với đồng bào Huế,
vì đồng bào xứ Huế thường bị giặc cộng ăn hiếp, và luôn luôn 
gặp oan nghiệt trong chiến tranh mà các Anh là lính chiến giết 
giặc cộng để bảo vệ đồng bào, nơi nào có giặc cộng tới làm 
phiền dân chúng là các Anh tiêu diệt bọn chúng để giữ yên 
xóm làng, vì mỗi lần bọn csbv muốn kiếm chuyện với VNCH là 
người dân xứ Huế từ bị thiệt thòi cho tới thê thãm cuối cùng là 
chết đủ kiểu. Vì vậy mà không riêng gì các Anh TQLC mà tất cả 
QLVNCH phãi tiêu diệt hết bọn chúng. 1 lần 68 Mậu Thân bọn 
csbv đả bỏ xác tại Huế, số còn sống sót chạy rút lui không kịp tè, 
đổi lại nguời dân xứ Huế chết cũng nhiều, nhưng số nguời Huế 
chết lần đó thì bọn csbv giết hại một phần nào thôi, mà do phần 
đầu não việt gian ở Huế giết hại mới nhiều. Nhưng tôi cũng không 
hiểu nổi, vì ngày xưa xứ Huế là nơi của vua chúa ở, mà sao ngày 
nay người dân xứ Huế phải chịu đau khổ thiệt thòi như vậy?
Chỉ nói riêng đất nước VN thôi thì đâu có xứ nào bị như là xứ huế đâu???

alt
alt
Chiều ngày 28 - 3 - 1975, tại bãi biển Mỹ Khê.
Những cảnh hỗn loạn xảy ra, cã chục chiếc thiết vận xa 
M113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. Sau đó có nhiều 
chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn 
sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy 
biển Mỹ Khê. Nhưng dù biết lội có giỏi mà trong lúc bị 
thương trước một cảnh khắc nghiệt như vậy thì cũng chìm 
xuống đáy biển làm mồi cho cá thôi.
alt
Không biết anh chị này có được cùng với nhau 
đi đến nơi về đến chốn không? Xin trời phật cứu 
giúp họ, chớ đừng như tôi…!
alt
alt

alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt

alt
alt
11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, có 1 chiến Hạm HQ 802 nhổ neo...

alt
alt
...Và tiếp theo nửa đêm 29 tháng 3 năm 1975, thì Hãi Quân cho tàu há mồm 404 vào vớt chuyến chót, nhưng chỉ chở thêm được một số thôi. Đau buồn cho 1 số người còn kẹt lại là sĩ quan, binh sĩ và mấy anh đã tự sát tập thể tại bãi biển Mỹ Khê ngay trong đêm đó vì các anh không muốn lọt vào tay quân thù. Sau khi các anh đã tự sát thì có một số chết vì bị pháo của cộng sản bắn vào khu tập trung quân đội, đến sáng sớm là cộng sản vây bắt hết số người còn lại... alt
alt
Cũng trong nữa đêm 29 tháng 3 năm 1975
Nơi tuyến phòng tạm trong Chủng Viện ĐN có một người lãnh đạo,một cấp chỉ huy đang đối diện sự sống và cái chết cũa những chiến hữu, của thuộc cấp. Ông đang đau đớn tủi nhục,
nhìn họ trong bóng đêm với ánh hỏa châu lơ lững, và tiếng đạn cối của cs vang vọng làm cho ông nghe buốt nhói trong tim óc. Trong lúc bấy giờ tất cã đều tan hàng thất lạc hết và giọt nước mắt của ông rơi trong bóng đêm vì ông đã mất tất cả. Tới sáng ngày 30 tháng 3 năm 1975, Ông có một nỗi đau xót ê chề mệt mõi, nhất là trong đầu óc của ông sáng nay như là đêm qua bất ngờ bị tai biếng đả làm tê liệt hết toàn bộ đầu óc của ông, cho nên ông không còn có cãm giác khi ông bị cộng sản bắt. Có thể những người đả hy sinh và quyên sinh sẽ được thoãi mái hơn ông trong lúc này, vì hôm nay thì ông đang chịu nỗi đau xót, nhưng sau này ngày qua ngày ông sẽ phải chịu nhiều nỗi nhục nhã của bọn cs nó đối xữ với ông…

Tuesday, March 25, 2014

Chiếc Sà Lan B40 định mệnh (Ngày cuối của DCT/72 Đà Nẵng

 
Viết cho Đặc San ngày Đại Hội kỷ niệm 40 năm ngày thành lập NKT/TTM/QLVNCH
Washington D.C – 2004
Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi, còn về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm 1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 (Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77) Sau đó qua L/Đ 31 (Liên Đoàn 31), rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập trung toàn thành phần bướng bỉnh,sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm” cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
(Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt).
Tôi không thuộc thành phần ba gai (vô kỷ luât) nhưng cũng được bổ sung vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán, năm 1962
Tôi được thuyên chuyển về SB (Sở Bắc) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse (danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong toán huấn luyện của chúng tôi, tôi được đổi tên với bí danh Vân, anh Trâm bí danh Hùng, Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu, chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập hoặc bay khi liên lạc nhân viên  toán trong vùng .
Sau chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân Đội , SB chuyển đổi thành SKT (Sở Kỹ Thuật), năm 1968 đổi tên thành NKT và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực thuộc NKT còn rất nhiều Phòng ,Sở và các ĐCT ( Đoàn Công Tác ) năm 1968 ĐCT/68 được thành lập,Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968 đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ  CHT/ĐCT/72 ngày 16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành phố.
Chỉ huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không được,cứng rắn quá cũng  không được e rằng sẽ có  biến cố như đã xảy ra với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị,một thời gian ngắn thì  đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến trường,các cuộc hành quân đã mang lại kết quả tốt đẹp, đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng.Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ, Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì  trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sa. Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72, nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân, anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sa chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp, cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I  và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 (muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT)
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch, một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về, tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa, tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuân trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản, lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà, thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu, để làm gì, rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sa ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện, tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường, thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sa nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ), ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc, may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo, đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản, thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi, 
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi, tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ, trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt, đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết, hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại, thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI,  (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số, vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sa, vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát, chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tề, súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng, sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ, nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn.
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có  nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng), vì có vũ khí nên người này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .    
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn, sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan, trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên, có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần, đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa, nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trạng khủng khiếp, may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp, cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một Tr. Sĩ thuộc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên, anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm, dân họ mà leo lên được, sẽ chìm Tảu giữa biển, viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang, Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời, nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kiến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn.
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống, tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản từ Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó, đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh, nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT  ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT, Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được, tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại, Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72, cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam, nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng, ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách“
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sa và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển  may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài hàng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thể QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi còn nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng ”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng, anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu)
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi, từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,

Bạch Hổ /ĐCT/72

Đà Nẵng Tháng Ba Gảy Súng / Thiếu Úy Lê Văn Trung Đoàn 72 và gia đình

Cách đây không lâu tôi có nhắn tin trên NKT Group về thân nhân của Thiếu Úy Lê Văn Trung Đoàn 72 đã tữ nạn trong một chuyến bốc toán tại vùng Quãng Nam , Trực thăng bị bắn rớt và Phi Hành Đoàn của PD253 ( anh Phúc anh Ánh còn nhớ không ? ) cùng Tữ Nạn với anh Trung, chỉ có Lương Văn Lập người duy nhất trong toán đã lên phi cơ và lúc PC rơi Lập văng ra bị thương rất nặng và Toán vào lấy xác, không ngờ Lập còn sống.
Tôi còn nhớ trong đám tang anh Trung cô em gái gào thét trong đám tang và hình ảnh ấy hằn sâu trong tâm trí
Hôm qua điện thoại reng, tôi trả lời. bên kia một người phụ nữ giới thiệu là bà con xa với gia đình anh Trung và báo tin Mẹ anh Trung mất trên biển trong lúc tìm cách rời Đà Nẵng vào 30 tháng 3 năm 1975 ,  bà cụ té xuống biển chết đuối và cô em gái anh Trung nhảy xuống cứu Bà Mẹ và cô cũng chết theo Mẹ. Hiện gia đình anh Trung chỉ còn duy nhất một người em trai trong quân đội và cũng mất tích trong tháng 4 năm 1975 và người bà con bao năm tìm kiếm tin tức của gia đình anh Trung hầu như là vô vọng.
Người bà con qua Mỹ đã lâu và không biết sao để truy tìm tin tức về những người còn lại của gia đình anh Trung.
Chiến Tranh đã đi qua gần 39 năm, còn 5 ngày nữa là 30 tháng 3 năm 1975 , ngày Đà Nẵng rơi vào tay giặc 39 năm về trước, khi nghe tin về cái chết của Mẹ và em anh Trung và người em trai mất tích lòng thêm tê tái .

Nỗi buồn dai dẵng và triền miên.

PH/NKT






Thursday, March 20, 2014

Trận Đức Huệ / Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi / Những trận chiến đi vào Quân Sữ QLVNCH

Thứ Tư, 19 tháng Ba năm 2014 00:22
Tác Giả: Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi




Bài của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi Tư-lệnh Lữ-đoàn 3 KB
Những hình ảnh quý giá trong bài được cung cấp bởi D.T.Vu

vnch LuDoan3KB   vnch thietDoan3KB

Vào những tháng đầu năm 1974, khi người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã gần như hoàn tất lịch trình rút quân, bắt đầu cho một cuộc tháo chạy. Giữa những biến động chính trị và những vi phạm trầm trọng của cộng sản Bắc Việt về Hiệp Định Ba Lê, và trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, thiếu thốn mọi phương tiện và nhu cầu quân sự để chiến đấu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nên một chiến thắng lẫy lừng trong quân sử: Trận phản công chớp nhoáng giải vây đồn Đức Huệ. Đây là một trận đánh có bài bản, theo đúng sách lược binh thư, cộng vơí những sáng kiến táo bạo có tính toán, và yếu tố thần tốc bất ngờ đã đánh tan tành một sư đoàn bộ chiến xâm lược của cộng sản Bắc Việt .

Bài viết sau đây của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi sẽ tường thuật lại thật đầy đủ chi tiết trận đánh lịch sử này. và cũng để chia xẻ với độc giả và các bạn trẻ về những kinh nghiệm chiến trường, tinh thần bất khuất và ý chí bảo vệ đất nước của những người trai thời loạn, dù trong nghịch cảnh vẫn hoàn thành được sứ mạng.
Và bây giờ xin các bạn chuẩn bị lên đường, tham dự cuộc hành quân giải vây đồn Đức Huệ. Bây giờ là 22:00 giờ đêm, ngày N, 28 tháng Tư năm 1974.

1. Tình-hình chung ở Vùng 3 Chiến-Thuật
Sau khi ký-kết Hiệp-Định Paris, đầu năm 1973, Quân-đội Mỹ ở Miền Nam Việt-Nam (MNVN) bắt đầu rút quân về nước. Các đơn-vị chủ-lực của CSVN ở Vùng 3 Chiến-Thuật gồm có 3 Sư-đoàn Bộ-binh: 5, 7, 9 và các đơn-vị đặc-công ém-quân bên kia biên-giới Việt-Miên thường-xuyên xâm-nhập vào lãnh-thổ nước ta quấy-nhiễu hoặc bao-vây tấn-công các đồn biên-phòng của chúng ta dọc theo biên-giới ở các tỉnh Hậu-Nghĩa, Tây-Ninh, Bình-Long và Phước-Long. Chủ-lực của Quân-đoàn III gồm có 3 Sư-đoàn Bộ-Binh 5, 18, 25 và Lữ-đoàn 3 Kỵ-Binh được sự yểm-trợ trực-tiếp của Tiểu-đoàn 46 Pháo-binh 155 ly, Tiểu-đoàn 61 PB 105 ly và Liên-đoàn 30 Công-Binh dưới quyền chỉ-huy của trung-tướng Nguyễn-Văn-Minh, một mặt phải lo dàn mỏng quân ra thay-thế Lực-lượng II Dã-chiến Hoa-Kỳ để bảo-vệ lãnh-thổ chống lại chủ-trương “dành dân lấn đất” của Cộng-Sản sau khi Hiệp-Định Paris ra đời; mặt khác, trung-tướng Nguyễn-Văn-Minh, tư-lệnh Quân-Đoàn III phạm sai lầm rất lớn về tổ-chức và sử-dụng lực-lượng là giải-tán
nhanvat ct khoi1
Lực-Lượng Xung-Kích Quân-Đoàn III và phân-tán nát Lữ-Đoàn 3 Kỵ-Binh ra từng mảnh nhỏ sau khi tôi rời Lữ-đoàn đi du-học ở Hoa-Kỳ năm 1972. Hai sự-kiện đó làm cho Quân-đoàn III bị suy-yếu trầm-trọng và hoàn-toàn bị mất đi tính di-động. Vì thế mà Lộc-Ninh bị địch chiếm và các đồn biên-phòng ở Tây-Ninh lần-lần bị lọt vào tay địch. Tháng 7 năm 1973 tôi từ Mỹ trở về nước. Trung-tướng Phạm-Quốc-Thuần cũng vừa thay-thế trung-tướng Nguyễn-Văn-Minh đảm-nhiệm chức-vụ Tư-lệnh Quân-đoàn III. Ông nghe tiếng tôi đã từng chỉ-huy chiến-đoàn 318 và Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh đánh thắng nhiều trận lớn trên chiến-trường Campuchia từ thời đại-tướng Đỗ-Cao-Trí trong 2 năm 1970-1971, nên vận-động xin tôi về trở lại Quân-đoàn III với ông. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, tôi nhận quyền chỉ-huy Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh ở Biên-Hòa.

tranduchue bando

Việc đầu tiên là tôi gom các đơn-vị Thiết-giáp bị phân-tán về lại Lữ-đoàn và trình trung-tướng Thuần gấp rút tổ-chức lại Lực-Lượng Xung-Kích Quân-Đoàn III (LLXKQĐIII) theo mô-hình tổ-chức của đại-tướng Đỗ-Cao-Trí. Ông cho tôi toàn-quyền hành-động.

Tình-hình quân-sự càng ngày càng nặng sau khi quân Mỹ rút đi. Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, nhiều chiến-xa T-54 địch xuất-hiện lần đầu tiên ở miền Nam trên chiến-trường ở An-Lộc, nên tôi tiên-đoán chiến-trường tương-lai chiến-xa địch có thể xuất-hiện ở Biên-Hòa; tôi xin Quân-Đoàn trang-bị cho tất cả các đơn-vị Địa-Phương-Quân ở Biên-Hòa súng phóng hỏa-tiễn M72 chống chiến-xa, được phép huấn-luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối-hợp tác-chiến với Thiết-giáp, đồng-thời tích-cực tổ-chức địa-thế chống chiến-xa địch chung-quanh thành-phố Biên-Hòa. Các đường xâm-nhập vào thành-phố đều được thiết-kế đặt mìn chống chiến-xa và hầm hào chống chiến-xa địch. Chính nhờ nỗ-lực này của Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh mà sau này trong “Chiến-Dịch Hồ-Chí-Minh” năm 1975 của Cộng-Sản Bắc-Việt, Quân-đoàn 4 CS đã thất-bại trong kế-hoạch đánh chiếm tỉnh Biên-Hòa và Sư-đoàn 341 CS bị quân ta đánh bại ở Biên-Hòa trong ngày 30-4-1975.
nhanvat ct khoi2

Tôi ra sức cải-tổ lại Lữ-đoàn 3 KB cho phù-hợp với địa-thế Việt Nam. Mỗi Chi-đội Chiến-xa có 3 Chiến-xa M48 thay vì 5 chiếc. Tôi cơ-động-hóa Pháo-Binh bằng cách dùng xe xích M548 biến-cải chở pháo 105 ly. Tôi tổ-chức LLXKQĐIII thành một đại đơn-vị liên-binh Thiết-giáp – Biệt-động-quân – Pháo-binh – Công-binh hoàn-toàn cơ-động gồm 3 chiến-đoàn : 315, 318 và 322. Tôi khẩn-trương huấn-luyện tác-chiến liên-binh nhuần-nhuyễn và thường-xuyên làm công-tác tư-tưởng để mọi quân-nhân hiểu rõ địch, hiểu rõ nhiệm-vụ và mục-tiêu chiến-đấu của chúng ta, nhất là để mọi chiến-sĩ dưới quyền có niềm tin ở sự chỉ-huy của tôi. Đến hạ tuần tháng ba, 1974, LLXKQĐIII đã trở thành một đại-đơn-vị cơ-động tinh-nhuệ sẵn-sàng lên đường chiến đấu.

nhanvat ct khoi3

2. Tình-hình đặc-biệt : Cuộc chiến-đấu anh-hùng của Tiểu-đoàn 83 Biệt-Động-Quân

Căn-cứ Đức-Huệ nằm gần biên-giới Việt-Miên thuộc quận Đức-Hòa, tỉnh Hậu-Nghĩa do Tiểu-đoàn 83 BĐQ Biên-phòng trấn giữ với quân-số trên dưới 420 người cùng với gia-đình vợ con binh-sĩ vào khoảng 80 người sống trong căn-cứ nguyên là một trại Lực-lượng Đặc-biệt của Mỹ để lại. Tiểu-đoàn-trưởng là thiếu-tá Hoa-Văn-Hạnh. Khi xảy ra trận chiến thì thiếu-tá Hạnh đi nghỉ phép vắng mặt. Thiếu-tá Nguyễn-Văn-Bảo, tiểu-đoàn-phó thay-thế chỉ-huy.
Tiểu-đoàn 83 BĐQ có 4 Đại-đội tác-chiến và 1 Đại-đội Chỉ-huy và Công-vụ:
- Trung-úy Thạch-Thông chỉ-huy Đại-đội 1,
- Trung-úy Hiền chỉ-huy Đại-đội 2,
- Trung-úy Thất chỉ-huy Đại-đội 3,
- Trung-úy Tuội chỉ-huy Đại-đội 4 và
- Thiếu-úy Vạng chỉ-huy Đại-đội Chỉ-huy và Công-vụ.
Được tin tình-báo VC sẽ đến đánh căn-cứ, Thiếu-tá Nguyễn-Văn-Bảo cho 3 Đại-đội tác-chiến ra ngoài căn-cứ: 1 đại-đội bố-trí các tiền-đồn an-ninh xa và 2 đại-đội hành-quân tìm và diệt địch ngoài xa căn-cứ. Còn lại một đại-đội tác-chiến trừ-bị bố-phòng trong căn-cứ.

(1)Đêm 27-3-1974, một Đại-đội Đặc-công CS xâm-nhập được vào bên trong căn-cứ Đức-Huệ; vào lúc 02:00 giờ sáng ngày 28-3-1974, chúng chiếm được một góc trong căn-cứ. Ngay từ những phát súng nổ đầu tiên, thiếu-tá Bảo bị thương ở chân, gọi được 3 Đại-đội tác-chiến bên ngoài gấp rút trở về. Tiểu-đoàn tập-trung lại phản-công quyết-liệt. Bên ngoài căn-cứ, Sư-đoàn 5 CS (Công-Trường 5) bao-vây chặt; pháo-binh địch tập-trung hỏa-lực pháo-kích vào căn-cứ rất dữ-dội. Bên trong căn-cứ Biệt-động-quân và Đặc-Công CS cận-chiến giành nhau từng vị-trí một, đánh nhau bằng lưỡi lê và lựu đạn. Đến sáng thì Đại-đội Đặc-công CS bị quân ta tiêu-diệt hết.

Tiểu-đoàn 83 BĐQ làm chủ tình-hình bên trong căn-cứ, tổ-chức lại phòng-thủ chặt-chẽ và sử-dụng pháo-binh của Tiểu-khu Hậu-Nghĩa bắn yểm-trợ hỏa-lực chung-quanh căn-cứ. Trong khi đó, các đại-đội tác-chiến BĐQ bố-phòng bên trong chặn đứng các đợt xung-phong bên ngoài của các đơn-vị Bộ-binh Sư-đoàn 5 CS. Hai bên giao-chiến ác-liệt ngày đêm không ngừng nghỉ.
Tiểu-đoàn 36 BĐQ do thiếu-tá Lê-Quang-Giai chỉ-huy, tăng-phái cho Tiểu-khu Hậu-Nghĩa, vượt sông Vàm Cỏ Đông ở Đức-Hòa tiến về hướng căn-cứ Đức-Huệ bị phục-binh của các đơn-vị thuộc Sư-đoàn 5 CS ở Giồng Thổ Địa thuộc xã Đức-Huệ tấn-công buộc Tiểu-đoàn phải thối-lui lại gần bờ sông Vàm Cỏ.

(2)Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn III liền điều-động Bộ Chỉ-huy Liên-đoàn 33 BĐQ do trung-tá Lê-Tất-Biên phụ-trách sang Đức-Hòa cùng với Tiểu-đoàn 64 BĐQ do thiếu-tá Nguyễn-Chiêu-Minh chỉ-huy.
Ngày 31-3-1974, Đại-đội 3 thuộc Tiểu-đoàn 64 BĐQ (khoảng 50 người) do trung-úy Anh chỉ-huy được trực-thăng-vận xuống căn-cứ Đức-Huệ tăng-cường cho Tiểu-đoàn 83 BĐQ, đồng-thời Tiểu-đoàn 64 BĐQ (-) vượt sông Vàm Cỏ Đông ở gần nhà máy đường Hiệp-Hòa, nhập với Tiểu-đoàn 36 BĐQ làm 2 cánh quân tiến song-song về hướng căn-cứ Đức-Huệ ở cách đó chừng 10 cây-số đường chim bay về hướng Tây. Tiến được chừng 2 cây-số, khoảng hơn 1 Trung-đoàn Bộ-binh thuộc Sư-đoàn 5 CS từ những vị-trí hầm-hào đào sẵn, xông lên tấn-công mạnh, đồng-thời pháo-binh địch tập-trung hỏa-lực bắn xối-xả vào đội-hình của hai cánh quân này gây tổn-thất nặng. Cuối cùng Tiểu-đoàn 64 BĐQ (-) và Tiểu-đoàn 36 BĐQ buộc phải gom quân rút lui về lại bên này bờ sông Vàm Cỏ.

(3) Sư-đoàn 25 BB hành-quân giải-tỏa. Tiếp theo, Bộ Tư-lệnh QĐIII giao nhiệm-vụ cho Sư-đoàn 25 BB do đại-tá Nguyễn-Hữu-Toán chỉ-huy, tổ-chức hành-quân giải-tỏa căn-cứ Đức-Huệ. Đại-tá Toán liền điều-động các đơn-vị thuộc Sư-đoàn đang hành-quân trong vùng lân-cận biên-giới từ phía Bắc đến giải-tỏa. Một căn-cứ hỏa-lực được thành-lập tại làng Phước-Chỉ thuộc tỉnh Tây-Ninh. Căn-cứ này nằm cách biên-giới khoảng 2 Km về phía Nam đồn biên-giới An-Hòa và cách căn-cứ Đức-Huệ khoảng 13 Km về phía Bắc. Ngoài Tiểu-đoàn Pháo-binh 105 ly cơ-hữu Sư-đoàn phối-trí trong căn-cứ Phước-Chỉ, còn có Trung-đoàn 46/SĐ25 BB được tăng-cường Chi-đoàn 3/10 Thiết-kỵ. Chi-đoàn-trưởng Chi-đoàn này là đại-úy Trần-Văn-Hiền. Tất cả lực-lượng liên-binh này được đặt dưới quyền điều-động của trung-tá Cao-Xuân-Nhuận, trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 46 BB và được giám-sát chỉ-huy bởi Bộ Tư-lệnh Sư-đoàn 25 BB ở Củ-Chi.

tranduchue bando1

Để đối-phó với đoàn quân giải-tỏa của Sư-đoàn 25 BB, quân địch đã chủ-động tổ-chức địa-thế, bố-trí quân kín-đáo chờ đánh quân tiếp-viện. Chúng đặt các chốt chặn trên trục tiến quân của ta không vượt qua được, đồng-thời pháo-binh tầm xa của chúng nằm sâu bên kia biên-giới mở những trận địa-pháo chính-xác, liên-tục và ác-liệt gây nhiều thương-vong cho Trung-đoàn 46 BB, làm tê-liệt các cánh quân không điều-động được, nên kế-hoạch giải-tỏa của Sư-đoàn 25 BB thất-bại. Một phi-cơ quan-sát L19 bị phòng-không địch bắn rơi gần đó, Trung-đoàn cũng không tiếp-cứu nổi phi-hành-đoàn. Sau đó quân địch pháo-kích tập-trung hỏa-lực thẳng vào căn-cứ Phước-Chỉ bằng hỏa-tiễn 107 ly và 122 ly khiến trung-tá Cao-Xuân-Nhuận, trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 46/SĐ25 BB bị tử-thương. Trong suốt thời-gian gần một tháng trời, quân bạn không đem lại một kết-quả khả-quan nào, hàng ngày vẫn bị pháo-kích dồn-dập, trực-thăng tản-thương và tiếp-tế bị bắn rớt ngay trong căn-cứ, 1 khu trục cơ Skyraider yểm-trợ hành-quân và 1 phi-cơ DC3 thả dù tiếp-tế bị hỏa-tiễn SA-7 bắn rớt; những cánh dù mang lương-thực và đạn-dược cho căn-cứ Đức-Huệ thường bay ra ngoài vòng rào và lọt vào tay quân địch. Như vậy là cả hai nỗ-lực từ phía sông Vàm Cỏ Đông của BĐQ qua và từ phía Bắc của Sư-đoàn 25 BB xuống đều bị thất-bại trong việc tiếp-cứu Tiểu-đoàn 83 BĐQ (xem bản đồ minh họa bên trên).
(4)Những “Anh-hùng Alamo Việt Nam”. Bên trong căn-cứ, trong lúc đó, các chiến-sĩ Tiểu-đoàn 83 BĐQ và Đại-đội 3 của trung-úy Anh thuộc Tiểu-đoàn 64 BĐQ dưới quyền chỉ-huy của thiếu-tá Nguyễn-Văn-Bảo chiến-đấu vô-cùng dũng-mãnh, càng đánh càng hăng từ lúc đầu cận-chiến với Đặc-công địch bằng lưỡi lê và lựu-đạn bên trong căn-cứ cho đến về sau này phải chiến-đấu đẩy lui các đợt xung-phong của địch ngày đêm không ngừng nghỉ. Cuối cùng lương-thực và đạn-dược bắt đầu cạn, căn-cứ bị cô-lập không được tiếp-tế, không tản-thương được, nhưng không vì thế mà tinh-thần chiến-đấu của các chiến-sĩ BĐQ bị suy-giảm. Họ thề quyết tử-chiến với quân thù. Gia-đình vợ con của các chiến-sĩ BĐQ trong căn-cứ cũng tích-cực tham-gia chiến-đấu bên cạnh chồng cha họ. Họ cổ-võ, họ giúp tản-thương, cứu-thương, tiếp-tế đạn-dược và lo cơm nước. Có người còn cầm súng chiến-đấu vô-cùng dũng-cảm. Mặc dù tỷ-lệ quân-số giữa ta và địch quá chênh-lệch, quân địch không sao dứt điểm được. Xác địch chồng-chất ngổn-ngang bên trong và bên ngoài căn-cứ Đức-Huệ.

So-sánh sự tử-thủ nổi tiếng của Quân-đội Mỹ ở Đồn binh “Alamo” năm 1836 do trung-tá William Barret Travis chỉ-huy với quân-số 189 người chống lại sự bao-vây và tấn-công của hơn 2,000 quân Mễ với tỷ-lệ quân-số hai bên là 1/11. Sau 13 ngày đêm tử-chiến, đồn binh bị quân địch tràn-ngập ngày 6-3-1836. Tất cả 189 chiến-sĩ trong đồn binh đều tử-trận, chỉ còn sống sót 14 người là đàn bà và trẻ con. Khoảng 1,600 quân Mễ bị giết. Hoặc so-sánh sự tử-thủ nổi tiếng của quân Lê-Dương Pháp ở làng “Camerone” ngày 30-4-1863 với 65 chiến-sĩ do đại-úy Danjou chỉ-huy chống lại sự bao-vây và tấn-công của 2,000 quân Mễ với tỷ-lệ quân-số hai bên là 1/34. Sau 11 giờ tử-chiến, quân Lê-Dương Pháp giết hơn 300 quân Mễ, vị-trí phòng-thủ bị tràn-ngập, 62 quân Lê-Dương Pháp bị giết, chỉ còn sống-sót 3 người bị trọng-thương.
Tiểu-đoàn 83 BĐQ phòng-thủ trong căn-cứ Đức-Huệ với quân-số khoảng 420 người được tăng-cường 50 người của Đại-đội 3 thuộc Tiểu-đoàn 64 BĐQ. Tổng-cộng quân-số là 470 người chống lại sự bao-vây và tấn-công của hơn 6,500 quân của Sư-đoàn 5 CS với tỷ-lệ quân-số đôi bên là 1/13. Sau hơn 1 tháng chiến-đấu quyết-liệt từ ngày 27-3-1974 đến ngày 28-4-1974, giữ vững vị-trí phòng-thủ, giết hơn 200 quân địch và gây thương-tích cho khoảng 500 tên khác. Tổn-thất bên BĐQ là 24 chết và hơn 100 người bị thương. Mặc dù thời-đại có khác nhau, mẫu-số chung của những anh-hùng ở Alamo, Camerone và Đức-Huệ là sự quyết-tâm tử-thủ bằng mọi giá. Với tỷ-lệ quân-số đôi bên chênh-lệch như thế, họ vẫn hiên-ngang chiến-đấu đến viên đạn cuối cùng, đến hơi thở cuối cùng. Có thể nói không quá đáng là những chiến-sĩ Biệt-Động-Quân chiến-đấu ở Căn-cứ Đức-Huệ đích thật là những “Anh-hùng Alamo Việt-Nam”.

Sự chiến-đấu kiên-cường và dũng-cảm của BĐQ ở Căn-cứ Đức-Huệ còn chứng-minh hùng hồn cho thế-giới thấy rằng tinh-thần và khả-năng chiến-đấu của quân-lực chúng ta không thua bất cứ quân-đội tân-tiến nào trên thế-giới. Một số người thiển-cận và một số dư-luận báo-chí kỳ-thị của Mỹ cho rằng khi Quân-đội Mỹ rút đi khỏi Miền Nam Việt-Nam thì Quân-lực VNCH thiếu tinh-thần chiến-đấu đưa đến việc mất Miền Nam Việt-Nam. Nhận-định này là vô-lý và hoàn-toàn sai sự-thật. Mất Miền Nam Việt Nam rõ-ràng là vì quân ta thiếu phương-tiện chiến-đấu chứ không phải thiếu tinh-thần chiến-đấu.

3. Lữ-đoàn 3 Kỵ Binh - Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Xuất-Trận
vnch thietgiap

Vấn-đề vô-cùng khẩn-trương lúc đó là việc tản-thương, cứu-thương và tiếp-tế lương-thực, nước uống, đạn-dược cho căn-cứ Đức-Huệ trong lúc mọi đường giao-thông liên-lạc vào căn-cứ đều bị Sư-đoàn 5 CS hoàn-toàn cắt đứt nhiều ngày. Căn-cứ bị cô-lập và bị bao-vây chặt. Tình-hình bên trong căn-cứ rất căng thẳng.

(1)Ngày 17-4-1974, trung-tướng Phạm-Quốc-Thuần, tư-lệnh Quân-đoàn III, cho gọi tôi. Lúc bấy giờ tôi đang chỉ-huy Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh hành-quân thám-sát “Khu Tam-giác Sắt” và “Vùng Hố Bò”, sau khi Chiến-đoàn 315 của trung-tá Dư-Ngọc-Thanh đập tan Tiểu-đoàn Tây-Sơn thuộc Trung-đoàn 101 Địa phương Việt-Cộng giải-tỏa áp-lực địch chung-quanh đồn Bò Cạp và đồn Chà Rày thuộc Chi-khu Tràng-Bàng của tỉnh Tây-Ninh.

Tôi lên trực-thăng chỉ-huy bay về Biên-Hòa trình-diện trung-tướng Tư-lệnh Quân-đoàn. Ông tiếp tôi và cho tôi biết qua tình-hình địch và bạn và tình-trạng hiện nay bên trong căn-cứ Đức-Huệ. Sau đó trung-tướng ra lệnh cho tôi lấy trực-thăng bay qua Đức-Hòa xem-xét tình-hình chiến-sự bên đó rồi về trình cho ông biết ý-kiến.
Tôi liền lên trực-thăng bay qua Đức-Hòa. Trên đường bay, tôi mải-mê lo nghĩ phải làm gì để đối-phó với Sư-đoàn 5 CS đây? Linh-tính cho tôi biết có thể tôi sẽ được Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn chỉ-định giải-quyết tình-trạng nguy-kịch ở Căn-cứ Đức-Huệ. Đây là một nhiệm-vụ rất khó-khăn. Cách đánh của quân địch từ trước tới nay vẫn là “Công Đồn Đả Viện”. Địch chủ-động tổ-chức chiến-trường nhiều ngày chờ ta đến. Pháo-binh tầm-xa của chúng bố-trí an-toàn bên kia biên-giới và sẵn-sàng mở những trận địa-pháo chính-xác và ác-liệt khó lọt qua được. Địch lại nắm ưu-thế về quân-số và địa-thế. Ta có lực-lượng Thiết-giáp hùng-hậu, ta làm chủ không-phận và có không-lực yểm-trợ mạnh-mẽ. Nhưng gần đây, quân địch được trang-bị nhiều vũ-khí hiện-đại của Liên-Sô như hỏa-tiễn phòng- không tầm nhiệt SA7 đã gây cho Không-lực ta nhiều tổn-thất đáng kể, và hỏa-tiễn chống chiến-xa AT3, một loại hỏa-tiễn lợi hại có bộ-phận điều-khiển giống hỏa-tiễn TOW chống xe tăng của Mỹ. Tôi đã từng gặp hỏa-tiễn AT3 này một lần trên chiến-trường Campuchia. Mải-mê suy-nghĩ, trực-thăng đáp xuống sân bay Đức-Hòa lúc nào không biết khi một loạt đạn pháo-kích của địch nổ chát-chúa chung-quanh trực-thăng làm tôi giật mình bừng tỉnh. Tôi cầm bản-đồ phóng nhanh xuống đất và ra dấu cho trực-thăng bay đi. Tôi vội lên xe Jeep đang chờ và cho tài-xế chạy nhanh đến nhà máy đường Hiệp-Hòa là nơi Bộ Chỉ-huy Liên-đoàn 33 BĐQ đang tạm đóng. Tôi leo lên tầng cao nhất của nhà máy. Ở đây nhìn ra ngoài, ta thấy con sông Vàm Cỏ Đông uốn khúc bên dưới. Bên kia sông là một dãy đất trải dài xa tắp đến tận biên-giới Việt-Miên. Trung-tá Lê-Tất-Biên, liên-đoàn-trưởng Liên-đoàn 33 BĐQ, tiếp tôi và thuyết-trình cho tôi rõ tình-hình của cánh quân BĐQ ở phía Đông căn-cứ Đức-Huệ. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông thất-bại, Tiểu-đoàn 36 BĐQ và Tiểu-đoàn 64 BĐQ đang tổ-chức lại hàng ngũ, bổ-sung quân-số và chờ lệnh mới của Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn.

vnch thietgiap1

(2)Kế-hoạch hành-quân của Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh.
Rời Bộ Chỉ-huy của Liên-đoàn 33 BĐQ, tôi lên trực-thăng bay về hướng biên-giới. Tôi cho trực-thăng bay thật cao để có cái nhìn tổng-quát bên dưới và cũng để đề-phòng phòng-không của địch bố-trí dày-đặc ở bên dưới. Bay qua khỏi sông Vàm Cỏ Đông là đến vùng biên-giới Việt-Miên. Bên này biên-giới là một dãy đất bằng-phẳng sình-lầy, chi-chít những kinh lạch gần giống như vùng Đồng Tháp Mười ở Miền Tây. Xa xa trên đất Miên là những làng mạc rải-rác vắng vẻ. Nằm xa tít về hướng Nam là căn-cứ Đức-Huệ lẻ-loi, cô-độc. Tôi cho trực-thăng bay sâu vào đất Miên. Thị-trấn ChiPu của Campuchia xuất-hiện ở phía trước. Về phía Nam một chút, có một khu rừng chừng 10 mẫu Tây gây sự chú-ý của tôi. Tôi chợt nhớ lại cách đó 4 năm, trong cuộc hành-quân “Toàn-Thắng 42” cuối tháng 4-1970, tôi có đi qua khu rừng này và tôi có biết rất rõ địa-thế phía Nam của Thị-trấn ChiPu.

Trong chớp mắt, tôi thấy ngay là phải hành-động như thế nào để đánh bại Sư-đoàn 5 CS, cứu Tiểu-đoàn 83 BĐQ ở căn-cứ Đức-Huệ. Quả thật giản-dị đúng như Napoléon nói: La guerre est un art simple et tout d’exécution (Chiến-tranh là một nghệ-thuật giản-dị và tất cả là cách thực-hiện trên chiến-trường). Trong đầu tôi hiện ra cách thực-hiện một kế-hoạch hành-quân giản-dị trong đó hành-động táo-bạo, nhanh chóng và hoàn-toàn bất-ngờ là chìa khóa của thắng lợi. Lòng tôi cảm thấy nhẹ-nhỏm.

Trở về hậu-cứ của Lữ-đoàn ở Biên-Hòa, tôi liền tự tay phác họa ra kế-hoạch phản-công trong vòng 20 phút. Đặc điểm của kế-hoạch này là sự giản-dị tối-đa và bất-ngờ hoàn-toàn: Toàn bộ LLXKQĐIII sẽ cùng tôi vượt biên đêm và bí mật tiến sâu vô lãnh-thổ Campuchia về hướng ChiPu. Nỗ-lực chính là đột-kích đêm vào hậu-tuyến của Sư-đoàn 5 CS từ hướng Nam ChiPu. Phải hết sức giữ bí-mật và hành-động thật nhanh, tập-trung toàn-bộ sức mạnh của Thiết-giáp, khai-thác tối-đa tốc-độ và “Shock Action” trên trận-địa, không cho địch trở tay kịp.

Tôi cầm kế-hoạch trong tay đi lên Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn gặp trung-tướng Phạm-Quốc-Thuần. Ông tiếp tôi và tôi xin được trình bày. Tôi trải tấm bản-đồ 1/50,000 ra bàn. Ông chăm-chú lắng nghe tôi nói: “Sáng nay, theo lệnh trung-tướng, tôi đã bay đi thám-sát mặt-trận ở Đức-Hòa – Đức-Huệ. Tình-hình rất xấu, chúng ta phải hành-động ngay, sợ không kịp vì căn cứ Đức-Huệ bị vây-hãm từ 27-3 đến nay hơn 20 ngày. Tiếp-tế và tản-thương cho căn-cứ Đức-Huệ bị địch cắt đứt hoàn-toàn. Tôi xin đề-nghị lên trung-tướng: Sử-dụng LLXKQĐIII phản-công ở căn-cứ Đức-Huệ.

Kế-hoạch phản-công của tôi có 2 giai-đoạn.
Giai-đoạn 1: Hành-quân lừa địch: Từ ngày N-6 đến ngày N: Rút LLXKQĐIII đang hành-quân thám-sát trong tỉnh Tây-Ninh về khu Comi ở Lái-Thiêu (Thủ Đầu Một). Tôi sẽ tung tin là LLXKQĐIII sẽ di-chuyển lên Xuân-Lộc (Long-Khánh). Mục-đích của cuộc điều-quân này là làm cho quân địch tưởng là lực-lượng Thiết-giáp sẽ rút đi đến một nơi khác.
Giai-đoạn 2: Hành-quân phản-công: Từ ngày N: Xuất-quân đêm, trở lên Gò Dầu Hạ, vượt biên-giới tiến sâu vào lãnh-thổ Campuchia về hướng ChiPu. Sau đó chuyển sang hướng Nam ChiPu, dựa vào đêm tối tấn-công toàn lực vào hậu-tuyến của Sư-đoàn 5 CS bố-trí ở phía Tây căn-cứ Đức-Huệ ”.

Sau khi tôi trình bày xong, trung-tướng có vẻ băn-khoăn lo-lắng. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói: Tôi lo kế-hoạch này của anh sẽ đưa đến những hậu-quả nghiêm-trọng về chính-trị. Vì như thế là chúng ta xâm-phạm vào lãnh-thổ của một quốc-gia có chủ-quyền. Chính-phủ Campuchia sẽ có phản-ứng và Liên-Hiệp-Quốc chắc-chắn sẽ lên tiếng phản-đối. Tôi sẽ gặp khó-khăn.

- Nhưng thưa trung-tướng, CSBV đâu có tôn-trọng chủ-quyền của Campuchia. Chúng đang sử-dụng lãnh-thổ của Campuchia để tấn-công chúng ta. Tôi đáp lại.
- Đúng vậy, nhưng đây là một vấn-đề rất tế-nhị. Anh có thể làm một kế-hoạch khác được không? Ông hỏi tôi. Tôi liền đáp:
- Thưa trung-tướng, tôi đã xem xét kỹ tình-hình và địa-thế, tôi nghĩ chỉ có kế-hoạch này chúng ta mới đánh bại Sư-đoàn 5 CS, cứu Tiểu-đoàn 83 BĐQ ở căn-cứ Đức-Huệ.Ông trầm-ngâm suy-nghĩ một lúc rồi nói:
- Thôi được, tôi sẽ trình kế-hoạch này của anh lên Tổng-thống để ông quyết-định .Nếu được chấp-thuận, anh sẽ chỉ-huy cuộc hành-quân này. Hãy về chuẩn-bị lực-lượng. Tôi nhận lệnh, đứng nghiêm chào rồi lui ra.

Trên đường về Lữ-đoàn, tôi nghĩ chắc rồi tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu sẽ chấp-thuận vì chúng ta không thể vì lo ngại Liên-Hiệp-Quốc mà hy-sinh sinh-mạng của hơn 500 chiến-sĩ BĐQ và gia-đình họ ở căn-cứ Đức-Huệ.
Trong lòng tôi rất vui-mừng và biết ơn được vị tư-lệnh Quân-đoàn tín-nhiệm. Đây là lần đầu tiên tôi có trong tay sự tập-trung một lực-lượng Thiết-giáp lớn nhất trong chiến-tranh Việt-Nam và cũng là lần đầu-tiên tôi được cho toàn quyền hành-động để đương đầu trực-diện với một Sư-đoàn CS kể từ khi Hiệp-Định Paris ra đời.

Tôi vừa được tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu thăng-cấp tướng một sao cùng với các anh Nguyễn-Văn-Điềm Sư-đoàn 1 BB, Phạm-Ngọc-Sang Không-quân, Hoàng-Cơ-Minh Hải-quân. . . Đây là dịp tôi muốn chứng-tỏ khả-năng chỉ-huy của mình và muốn chứng-tỏ một đại đơn-vị Thiết-giáp biết sử-dụng tập-trung là một vũ-khí lợi-hại có thể đánh bại các đại đơn-vị CS trong thế-công cũng như trong thế-thủ.

Ngày 20-4-1974, tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu chấp-thuận Kế-hoạch Hành-quân của tôi, đồng-thời ra lệnh cho Không-lực VNCH trực-tiếp yểm-trợ tác-chiến cho Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh 120 phi-xuất (Tactical Air Support) từ ngày N đến ngày N+3 theo yêu-cầu của tôi. Tôi chọn ngày N là ngày 28-4-1974.

(3)Công-tác chuẩn-bị
Ngày 21-4-1974, Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn III triệu-tập buổi họp hành-quân ở Biên-Hòa do trung-tướng Phạm-Quốc-Thuần, tư-lệnh Quân-đoàn III chủ-tọa. Có mặt Bộ tham-mưu Quân-đoàn, Bộ Chỉ-huy 3 Tiếp-vận và 3 tư-lệnh Sư-đoàn 5, 18, 25: đại-tá Lê-Nguyên-Vỹ, chuẩn-tướng Lê-Minh-Đảo và đại-tá Nguyễn-Hữu-Toán. Sau khi Bộ Tham-mưu trình-bày tình-hình chung ở Vùng 3 Chiến-thuật và tình-hình đặc-biệt ở Căn-cứ Đức-Huệ, trung-tướng tư-lệnh Quân-đoàn tuyên-bố chỉ-định tôi thay-thế tư-lệnh Sư-đoàn 25 Bộ-binh chỉ-huy mặt trận Đức-Hòa – Đức-Huệ và sử-dụng LLXKQĐIII phản-công, giải-vây Căn-cứ Đức-Huệ. Tôi đứng lên trình-bày ngắn gọn trước hội-nghị Kế-hoạch Hành-quân vượt biên đêm của LLXKQĐIII ở Gò Dầu Hạ và Hành-quân Phản-công của LLXKQĐIII trên lãnh-thổ Campuchia .

Theo nhu-cầu hành-quân của tôi, các đơn-vị sau đây được trung-tướng tư-lệnh Quân-đoàn III chỉ-định tăng-phái cho Lữ-đoàn 3 KB đễ nằm trong tổ-chức của LLXKQĐIII:

Tiểu-đoàn 64 BĐQ đi với Thiết-đoàn 15 KB, thành-phần nòng cốt của Chiến-đoàn 315 do trung-tá Dư-Ngọc-Thanh chỉ-huy; Tiểu-đoàn 36 BĐQ đi với Thiết-đoàn 18 KB, thành-phần nòng cốt của Chiến-đoàn 318 do trung-tá Phan-Văn-Sĩ chỉ-huy; 1 Đại-đội Bộ-binh thuộc Tiểu-đoàn 1/43 (Sư-đoàn 18 BB) đi với Thiết-đoàn 22 Chiến-xa, thành-phần nòng cốt của Chiến-đoàn 322 do trung-tá Nguyễn-Văn-Liên chỉ-huy; Thiết-đoàn 10 KB (Sư-đoàn 25 BB) + Tiểu-đoàn 1/43 BB (-)(Sư-đoàn 18 BB) + 1 Chi-đội Chiến-xa M48 thuộc Thiết-đoàn 22 Chiến-xa do trung-tá Trần-Văn-Nhuận chỉ-huy; Tiểu-đoàn 61 Pháo-binh 105 ly + 1 Pháo-đội 155 ly thuộc Tiểu-đoàn 46 Pháo-binh do thiếu-tá Hoa-Vạn-Thọ chỉ-huy; Tiểu-đoàn 302 thuộc Liên-đoàn 30 Công-binh do thiếu-tá Lê-Hồng-Sơn chỉ-huy; một Trung-đội Điện-tử (Quân-đoàn) do thiếu-tá Hiển, Trưởng phòng 2 Lữ-đoàn kiểm-soát; một Trung-đội Truyền-tin Siêu tần-số (Quân-đoàn) do trung-úy Bùi Đình Lộ Trưởng-phòng Truyền-tin Lữ-đoàn giám-sát; 1 Đại-đội yểm trợ Tiếp-vận thuộc Bộ chỉ-huy 3 Tiếp-vận do thượng sĩ Nhất Phan-Thanh-Nhàn (Quân-cụ) chỉ-huy. Ngoài ra trung-tướng còn ra lệnh cho 3 tư-lệnh Sư-đoàn Bộ-binh cho tôi mượn 6 giàn hỏa-tiễn chống xe tăng TOW để phân-phối cho mỗi Chiến-đoàn Thiết-giáp vượt biên 2 giàn hỏa-tiễn TOW gắn trên xe Thiết-vận-xa M113 đề phòng trường-hợp có chiến-xa T-54 của địch xuất hiện trên chiến-trường Campuchia. Trước khi kết-thúc buổi họp, Trung-tướng tư-lệnh Quân-đoàn chúc tôi thành-công trong nhiệm-vụ giao-phó. Tôi đứng lên đáp lời cám ơn Trung-tướng. Lúc đó trong lòng tôi có một sự tin-tưởng mãnh-liệt vào chiến-thắng của cuộc hành-quân này, nên tự-nhiên tôi buột miệng thốt ra:
- Thưa Trung-tướng, chúng tôi sẽ đánh bại Sư-đoàn 5 Cộng-Sản!
Trên đường về Lữ-đoàn, tôi giật mình khi nghĩ lại những lời mình vừa nói. Tại sao tôi dám liều-lĩnh khẳng-định trước hội-nghị là sẽ đánh bại Sư-đoàn 5 Cộng-Sản? Mặc dù tôi có trong tay LLXKQĐIII là một lực-lượng chiến-đấu tinh-nhuệ chưa từng bị thất trận và mặc dù tôi đã nắm chặt trong tay những yếu-tố có tính-cách quyết-định thắng-lợi, nhưng vẫn còn 2 yếu-tố khác ngoài tầm tay của tôi có thể làm tôi bị thất-bại trong cuộc hành-quân này. Đó là thời-tiết và kế-hoạch hành-quân bị bại-lộ. Thật vậy, nếu đến ngày N là ngày xuất-quân trời đổ mưa trong vùng hành-quân, địa-thế trở nên lầy-lội, tôi sẽ không thể điều-động lực-lượng Thiết-giáp như ý-muốn được, hoặc kế-hoạch hành-quân của tôi được trình lên phủ Tổng-thống để xin quyết-định, nếu bị tiết-lộ ra ngoài, chắc-chắn sẽ đưa tôi đến thảm-bại. Cứ nghĩ đến 2 yếu-tố này là tôi không ăn ngủ được. Tôi thấy hối-tiếc đã thốt ra những lời khẳng-định trước là sẽ đánh thắng quân địch. Lời khẳng-định này cứ ám-ảnh tôi ngày đêm. Cuối cùng tôi tự nhủ: phải giữ đúng lời hứa; bằng mọi cách, mọi giá, phải đánh thắng Sư-đoàn 5 Cộng-Sản.
Ngày 22-4-1974, tôi ra lệnh cho toàn bộ LLXKQĐIII đang hành-quân thám-sát trong Chi-khu Khiêm-Hanh thuộc tỉnh Tây-Ninh rút quân về đóng ở Khu Còmi thuộc quận Lái-Thiêu tỉnh Bình-Dương (Thủ-Đầu-Một). Tôi cho phao tin là LLXKQĐIII sẽ di-chuyển qua Xuân-Lộc thuộc tỉnh Long-Khánh. Mục-đích của cuộc rút quân này là để đánh lừa địch, làm cho chúng tưởng là quân Thiết-giáp sẽ rút đi luôn không trở lại. Tôi cho trung-đội điện-tử thường-xuyên nghe lén và theo dõi địch trao đổi tin-tức với nhau. Khi LLXKQĐIII vừa rút đi khỏi Gò-Dầu-Hạ về Lái-Thiêu thì đài tình-báo của địch ở An-Hòa – Gò-Dầu lên tiếng báo-cáo:
“Quân Thiết-giáp đã rút đi”. Tôi biết chắc là chúng đã bị mắc lừa.
Từ ngày 22-4-74 đến ngày 28-4-74, trong 6 ngày này đóng quân ở Khu Còmi quận Lái-Thiêu, các chiến-đoàn 315, 318 và 322 theo lệnh tôi ra sức ôn-tập hợp-đồng tác-chiến giữa Thiết-giáp – Biệt-động-quân – Pháo-binh từ cấp Trung-đội, Đại-đội, Tiểu-đoàn, Chiến-đoàn thật nhuần-nhuyễn. Riêng tôi trong 6 ngày đó, tôi tích-cực không ngừng làm công-tác tư-tưởng. Karl Max nói: “Nếu tư-tưởng được đả-thông, mọi người đều giác-ngộ thì sức-mạnh vật-chất sẽ tăng lên gấp đôi.” Kinh-nghiệm chiến-trường cho tôi thấy tinh-thần hăng say làm tăng sức mạnh của đơn-vị lên gấp bội. Động-viên được sự chiến-đấu của toàn-quân là yếu-tố số một của thắng-lợi. Tôi lần lượt đi xuống họp với các cấp chỉ-huy Trung-đội, Đại-đội, Tiểu-đoàn của các binh-chủng và với các chiến-đoàn-trưởng, nói rõ tình-hình của ta và địch, nói rõ nhiệm-vụ và cách đánh của LLXKQĐIII để mọi người đều thông suốt và tin-tưởng sự tất thắng của chúng ta. Tôi thuyết-phục họ tin ở sự chỉ-huy của tôi và nói rõ sự quyết-tâm của tôi là phải chiến-thắng bằng mọi giá. Tôi động-viên họ, tôi nói đến tình đồng-đội:

-Chúng ta không thể bỏ rơi đồng-đội của mình đang bị địch bao vây và mong chờ chúng ta đến cứu họ.
Tôi nhắc đến những chiến-thắng vẻ-vang năm xưa thời đại-tướng Đỗ-Cao-Trí: 
- Chúng ta đã từng gặp nhiều trận khó-khăn gây-cấn hơn trận này, chúng ta đều chiến-thắng, đều vượt qua.

Mỗi lần nói chuyện với các sĩ-quan thuộc cấp tôi đều kết-luận:
- Kỳ này nhất-định phải chiến-thắng, tôi sẽ cùng đi với các anh, kỳ này nếu thất-bại thì tất cả chúng ta kể cả tôi, sẽ không một ai trở về Việt-Nam.

Ý của tôi, quyết-tâm của tôi đã rõ ràng: một là chiến-thắng trở về, hai là chết trên đất Miên. Không có con đường nào khác.

4. Veni, Vidi, Vici
"Tôi đến, tôi thấy, tôi chinh phục" - (Julius Caesar)
(1)Ngày N đã đến. Đó là ngày 28-4-1974. Chiều ngày 28-4-1974, Công-binh đã sẵn-sàng; Thiếu-tá Lâm-Hồng-Sơn, tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 302 CB, theo lệnh tôi đã kín-đáo cho bố-trí từ chiều tối ngày hôm trước ở hai bên bờ sông Gò-Dầu-Hạ, gần cầu, các phà cao-su để đưa chiến-xa M48 qua sông. Lúc 20:00 giờ, tôi cải-trang đích-thân đến tận 2 bờ sông Gò-Dầu-Hạ kiểm-tra Công-binh làm công-tác chuẩn-bị cho chiến-xa vượt sông.

Đúng 22:00 giờ đêm, toàn bộ LLXKQĐIII gồm 3 Chiến-đoàn 315, 318 và 322 cùng Bộ Chỉ-huy nhẹ Lữ-đoàn và Pháo-binh Lữ-đoàn bắt đầu rời vùng tập-trung ở Lái-Thiêu (Thủ-Đầu-Một) di-chuyển bằng đèn mắt mèo và im-lặng truyền-tin trực-chỉ Gò-Dầu-Hạ.

(2) Ngày 29-4-1974, lúc 00:00 giờ, các chiến-xa M48 bắt đầu xuống phà qua sông Gò-Dầu-Hạ. Các loại xe xích khác và xe chạy bánh qua cầu Gò-Dầu-Hạ theo Quốc-lộ 1 trực-chỉ ra hướng biên-giới Việt-Miên.

Từ 01:00 giờ đến 03:00 giờ, các Chiến-đoàn, Bộ Chỉ-huy nhẹ Lữ-đoàn và Pháo-binh Lữ-đoàn lần-lượt vượt-biên sang lãnh-thổ Campuchia và vào vùng tập-trung nằm sâu trong đất Miên về hướng Đông-Nam thị-trấn Chipu
. Đến 03:15 giờ, tất cả các đơn-vị đã bố-trí xong, trong vùng tập-trung, sẵn-sàng chờ lệnh xuất-phát. Trung-đội điện-tử theo-dõi nghe địch, không thấy chỉ dấu gì chúng nghi-ngờ.

Đúng 03:30, tôi ra lệnh cho hai Chiến-đoàn 315 và 318 vượt tuyến xuất-phát, tấn-công song-song tiến xuống phía Nam, Chiến-đoàn 315 bên phải, Chiến-đoàn 318 bên trái, Bộ Chỉ-huy của tôi theo sau Chiến-đoàn 315; Chiến-đoàn 322 trừ-bị, bố-trí phía Nam Quốc-lộ 1 chờ lệnh.
Đúng 04:30 giờ, Pháo-binh Lữ-đoàn bắt đầu khai-hỏa, tác-xạ đồng-loạt tập-trung vào các mục-tiêu của địch nằm phía Tây căn-cứ Đức-Huệ, đồng-thời Thiết-đoàn 10 Kỵ-binh và Tiểu-đoàn 1/43 BB(-) vượt tuyến xuất-phát mở đường từ căn-cứ Phước-Chỉ xuống Căn-cứ Đức-Huệ. (xem bản đồ minh họa bên trên)

Đến 05:00 giờ sáng ngày 29-4-74, các cánh quân của Chiến-đoàn 315 và 318 báo-cáo chạm địch. Quân ta liền điều-động bao-vây, chia cắt, tấn-công liên-tục. Quân địch bị đánh bất-ngờ tháo chạy, quân ta truy đuổi chặn bắt. Các Bộ Chỉ-huy Trung-đoàn, Sư-đoàn, Bộ Chỉ-huy Hậu-cần và các căn-cứ Pháo-binh của quân địch bị quân ta tràn-ngập và lần-lượt bị quyét sạch. Nhiều dàn pháo các loại 4 ống, 8 ống và 12 ống, và hàng ngàn hỏa-tiễn 107 ly và 122 ly bị quân ta tịch thu và tiêu hủy tại chỗ . Đặc-biệt hơn cả có hơn 30 hỏa-tiễn chống xe tăng AT-3 của Liên-Xô nằm trên giàn phóng, chưa kịp khai-hỏa bị quân ta chiếm-đoạt. Đến 08:00 giờ sáng, Không-quân Chiến-thuật lên vùng; đại-tá Trần-Văn-Thoàn, tư-lệnh-phó Lữ-đoàn bay trực-thăng chỉ-huy, điều-khiển Không-lực liên-tục oanh-kích và oanh-tạc địch từ sáng đến chiều tối.

Đến 19:00 giờ ngày 29-4-74, đại-quân của Sư-đoàn 5 CS bị đánh tan-rã rút chạy về hướng Mộc-Hóa thuộc Vùng 4 Chiến-Thuật. Tôi liền tung cả ba Chiến-đoàn đồng-loạt truy đuổi địch và cho Không-quân Chiến-thuật tập-trung truy-kích chúng sâu trong lãnh-thổ Vùng 4 Chiến-thuật. Hàng ngàn quân địch bị giết và bị thương và hàng trăm tên bị quân ta bắt sống.

(3)Sáng ngày 30-4-74, các đơn-vị địch còn kẹt lại chung-quanh Căn-cứ Đức-Huệ chống-trả yếu-ớt, lần-lượt bị quân ta tiêu-diệt gần hết. Đến trưa, một cánh quân của Thiết-đoàn 10 đã bắt tay được với Biệt-động-quân trong căn-cứ Đức-Huệ và đến chiều toàn bộ Sư-đoàn 5 CS hoàn-toàn bị quân ta quyét sạch.
Bộ Chỉ-huy của tôi nằm sâu trong lãnh-thổ Campuchia về phía Đông Nam Chipu trong một làng nhỏ hoang vắng. Tin chiến-thắng làm nức lòng mọi người. Màn đêm xuống, tiếng súng im bặt. Đêm hôm đó thật êm-ả, trời trong vắt, đầy sao, lòng tôi tràn ngập một niềm sung-sướng khó tả. Có lẽ đây là một đêm đẹp nhất trong đời tôi. Tôi đã khẳng-định trước với Quân-đoàn là chúng tôi sẽ đánh bại Sư-đoàn 5 CS và bây giờ chúng tôi đã đánh bại chúng. Tôi đã nói trước khi xuất-quân với thuộc-cấp là nếu thất-bại thì sẽ không một ai được trở về Việt- Nam và bây giờ chúng tôi đã chiến-thắng có thể trở về. Đối với tôi cũng giống như một canh bạc mà tôi đã lấy mạng sống của tôi ra đánh và bây giờ tôi đã thắng. Cho tới ngày hôm đó trong đời tôi, thật không có một niềm hạnh-phúc nào lớn hơn được.

Chưa bao giờ trong lịch-sử của hai cuộc chiến-tranh Việt-Nam có một trận vận-động chiến nào mà quân ta hoặc quân Đồng-Minh đã chiến-thắng một đại đơn-vị CS nhanh-chóng như thế, triệt để như thế. Tôi chợt nhớ đến cung-cách và những lời của Julius Ceasar trong chiến-dịch thần-tốc ở Zela vùng Tiểu-Á báo-cáo chiến-thắng về La-Mã “Veni, Vidi, Vici : Tôi đến, Tôi thấy, Tôi chiến-thắng”, tôi liền lấy một mẫu giấy nhỏ, tự tay thảo ngay bức Công-điện ngắn báo-cáo chiến-thắng về Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn III.

Trân-trọng báo cáo:
- Ngày 28-4-74: Xuất-quân
- Ngày 29-4-74: Phản-công
- Ngày 30-4-74: Tiêu-diệt địch
- Ngày 1-5-74: Hoàn-thành nhiệm-vụ.
(4) Ngày 2-5-1974, tại Bộ Chỉ-huy Hành-quân của Lữ-đoàn ở Gò-Dầu-Hạ, phóng-viên đài VOA phỏng-vấn hỏi tôi:
- Có phải thiếu-tướng đã đưa quân sang lãnh-thổ Campuchia không? Tôi liền đáp ngay:

- Không, tôi hành-quân dọc theo biên-giới trong lãnh-thổ của Việt-Nam. Chính Cộng-Sản Việt-Nam mới có quân trên lãnh-thổ Campuchia.

Tối đến, đài VOA và đài BBC loan-tin chiến-thắng của Quân-lực ta ở Căn-cứ Đức-Huệ. Riêng đài BBC nói thêm:
- Tướng Trần-Quang-Khôi nói không có đưa quân sang lãnh-thổ Campuchia, nhưng theo tin-tức của chúng tôi nhận được thì Quân-lực VNCH có truy đuổi quân Cộng-Sản Bắc-Việt trên lãnh-thổ Campuchia.

(5)Ngày 3-5-1974, tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu đi trực-thăng đến Gò-Dầu-Hạ tham-quan chiến-trường. Trung-tướng Phạm-Quốc-Thuần và tôi tiếp đón Tổng-thống. Ông vui-vẻ bắt tay chúng tôi rồi đi đến xem chiến lợi phẩm tịch-thu của quân địch: Rất nhiều vũ-khí cộng-đồng các loại. Nổi bật là các giàn phóng hỏa-tiễn 4 ống, 8 ống và 12 ống cùng hàng trăm hỏa-tiễn 107 và 122 ly. Đặc-biệt hơn cả là hơn 30 hỏa-tiễn AT-3, loại mới nhất của Liên-Sô có hệ-thống điều-khiển chống tăng, lần đầu tiên bị quân ta tịch thu trên chiến-trường miền Nam. Các tùy-viên quân-sự Tây-phương mỗi người xin một quả nói để đem về nước nghiên-cứu. Nhìn số vũ-khí khổng-lồ của địch bị quân ta tịch-thu mới hiểu được sự tàn-phá khủng-khiếp trong căn-cứ Đức-Huệ và sự chiến-đấu anh-hùng của Tiểu-đoàn 83 BĐQ. Tiếp đến, Tổng-thống đi thăm bộ tham-mưu Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh và các đơn-vị-trưởng của các binh-chủng trong tổ-chức LLXKQĐIII, ông bắt tay khen-ngợi từng người và gắn cấp-bậc đại-tá cho trung-tá Thiết-giáp Dư-Ngọc-Thanh, Chiến-đoàn-trưởng Chiến-đoàn 315. Sau đó Tổng-thống lên trực-thăng chỉ-huy của tôi cùng tôi bay đến Đức-Huệ. Các trực-thăng của trung-tướng Phạm-Quốc-Thuần và phái-đoàn Phủ Tổng-thống bay theo sau.

Trên đường bay, Tổng-thống bắt chuyện với tôi:
- Tôi rất thích tính táo-bạo liều-lĩnh trong kế-hoạch hành-quân của anh.
- Thưa Tổng-thống, đây là sự liều-lĩnh có tính-toán. Tôi đáp lại.
Thấy Tổng-thống vui-vẻ, sự hân-hoan hiện trên nét mặt, tôi nói đùa một câu tiếng Pháp với Tổng-thống:
- La chance sourit toujours aux audacieux. (Sự may mắn luôn-luôn “cười” với những kẻ liều-lĩnh). Ông gật-gù cười có vẻ đắc-ý lắm.

Trực-thăng đáp xuống căn-cứ Đức-Huệ. Các chiến-sĩ Tiểu-đoàn 83 BĐQ và Đại-đội 3 thuộc Tiểu-đoàn 64 BĐQ hân-hoan tiếp đón Tổng-thống. Ông đi bộ một vòng viếng-thăm, ủy-lạo và ban thưởng. Doanh-trại trong căn-cứ bị pháo-binh địch tàn-phá đổ sập gần hết, nhưng sự hãnh-diện giữ vững được đồn hiện ra trong đôi mắt của mỗi chiến-sĩ BĐQ. Một chuẩn-úy BĐQ còn rất trẻ đi đến tôi, đứng nghiêm chào, rồi thình-lình anh bước tới gần tôi, hai tay nắm chặt lấy tay tôi bật khóc và nói: - Cám ơn Thiếu-tướng đã cứu mạng chúng em.

Tôi cảm-động ôn-tồn đáp lại:
- Chính anh phải cám-ơn các em mới đúng. Sự chiến-đấu vô cùng dũng-cảm của các em là một tấm gương sáng chói, là niềm hãnh-diện chung của Quân-lực chúng ta. Chúng em mới thật-sự là những anh-hùng của Quân-đội mà mọi người Việt-Nam Tự-do phải mang ơn các em.
(6)Một tuần sau tôi nhận được một thư của DAO (Defense Attaché Office) trong đó tướng Homer Smith chuyển lời khen ngợi của đại-sứ Graham Martin đến tôi: Đây là lần đầu tiên kể từ khi ký-kết Hòa-Đàm Paris, một kế-hoạch hành-quân được thiết-kế tuyệt-hảo và được thực-hiện tuyệt hảo (very well planned and very well executed).

Hai tuần sau, tôi nhận được một thư của Đại-tá Raymond Battreall nguyên Cố-vấn-trưởng của Bộ Chỉ-huy Thiết-Giáp-Binh QLVNCH. Battreall cho rằng đây là một chiến-thắng ngoạn-mục và xuất-sắc nhất trong Chiến-tranh Việt-Nam. Cuối thư ông viết bằng chữ Việt-Nam: Kỵ-Binh Việt-Nam Muôn-Năm.
nhanvat ct khoi4
Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu đến Gò-Dầu-Hạ quan sat chiến-trường
nhanvat ct khoi5

nhanvat ct khoi6

5. Kết Luận
Trong chiến-tranh Việt-Nam, đại-tá Raymond R. Battreall là một chuyên-viên Thiết-Giáp xuất-sắc của Lục-Quân Hoa-Kỳ. Ông vừa là Cố-vấn-trưởng của Bộ Chỉ-huy Thiết-Giáp-Binh QLVNCH trong hai nhiệm-kỳ 1965-66 và 1970-72, vừa là Cố-vấn của đại-tướng W. Westmoreland và đại-tướng C. Abrams, Tổng Tư-lệnh Quân-lực Hoa-Kỳ ở Việt-Nam, trong các vấn-đề liên-quan đến tổ-chức, huấn-luyện, phát-triển và sử-dụng Thiết-Giáp-Binh QLVNCH. Battreall có công rất lớn trong việc tổ-chức và phát-triển lực-lượng Thiết-Giáp VNCH hùng-mạnh. Có thể nói đại-tá Raymond R. Battreall là nhà kiến-trúc của Thiết-Giáp-Binh QLVNCH.

Bằng chiến-thắng đánh bại Sư-đoàn 5 CS ở căn-cứ Đức-Huệ ngày 30-4-1974 và bằng chiến-thắng đánh bại Sư-đoàn 341 CS ở Biên-Hòa ngày 30-4-1975, đại-tá Thiết-giáp Raymond Battreall ngày nay cho rằng tôi là một trong các nhà chỉ-huy Thiết-giáp ưu-việt của thế-kỷ 20 và xếp tôi đứng ngang hàng với bốn danh-tướng Thiết-giáp Thế-giới: Guderian, Patton, Rommel và Abrams.

Trong thư giới-thiệu tôi vào học Cao-học ở trường George Mason University ngày 4 tháng 1, 1994, Battreall viết:
“. . . Tran Quang Khoi is clearly one of the preeminent Armor leaders of the 20th century: a member of a small fraternity including such Greats as Heinz Guderian, George Patton, Erwin Rommel, and Creighton Abrams. He was by a clear margin the finest Armor leader in the RVNAF. His brigade was designed to control up to six battalions, I have seen him control, as many as eighteen (the equivalent of two divisions) in violent combat. He is quite simply, a superb leader of men....”

Tôi rất hãnh-diện nêu điểm này ra đây vì đã có công đưa chất lượng của Thiết-Giáp-Binh QLVNCH lên ngang tầm của Thiết-Giáp-Binh Thế-giới. Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh kể từ ngày thành-lập tháng 11-1970 đến ngày 30-4-1975 do tôi chỉ-huy, chưa bao giờ bị thất trận dù ở ngoại-biên hay trong nước, luôn-luôn chiến-thắng và đã từng cứu nhiều đơn-vị bạn thoát nạn trên chiến-trường. Được như vậy là nhờ tất cả Kỵ-binh các cấp từ tham-mưu đến tài-xế, sửa chữa, xạ-thủ, truyền-tin, trưởng-xa, chi-đội-trưởng, chi-đoàn-trưởng, thiết-đoàn-trưởng, lữ-đoàn-trưởng trên dưới một lòng, mỗi người đều tích-cực đóng góp sức-lực, trí-tuệ và sẵn-sàng hi-sinh cả tính-mạng của mình cho sự-nghiệp vẻ-vang của Thiết-Giáp-Binh QLVNCH vì Danh-Dự và Tổ-Quốc.

Phan Cao Tri