Saturday, May 30, 2015

Nghi quyết của Quốc Hội HOA KỲ hổ trợ VNCH,

Thưa qúy bạn. Ngày 4 tháng 3 năm 2015, tôi bắt đầu viết bài tố cáo tôi ác của ông Henry Kissinger trong chiến tranh Viẹt Nam gửi cho đương sự, gửi cho quốc hôị và chính phủ Obama, gưỉ cho quốc hội 50 tiểu bang và Thống đốc, và cũng gửi cho 4 nghị sĩ có tiếng tăm như John McCain, Ted Cruz, John Cornyn, Janet Nguyen, và Hubert Vo. Liên tục 2 tuần sau, tôi cũng có những baì viết cáo buộc quốc hội và chính quyền Mỹ đã phản bôị đồng minh VNCH, trong đó nhấn mạnh đến bức điện thư đầu hàng Mỹ và VNCH của CSBV vaò năm 1973, mà chính phủ Mỹ ém nhẹm. Rồi sau đó, tôi tiếp tục viết nhiều bài nữa để nói cho họ biết, tại sao chúng ta, người Việt tị nạn vẫn còn tìếp tục chống CSVN và không chấp nhận hòa hợp hoà giaỉ và cũng cho họ biết hiên nay 90 triệu đồng bào Việt Nam trng nước ,ngoại trừ 4 triệu đãng viên CS và gia đình của họ, mọi người đều muốn người Mỹ trở lại thiết lập thể chế VNCH và giành lại chủ quyền nước VN để chống lại TC, chỉ có VNCH mới đủ tinh thần chống TC một cách hữu hiệu. Tất cã nhiều bài viết đó tôi đã lần lượt gửi cho qúy bạn đọc. Nếu, tôi hiểu không lầm, từ trước giờ chưa có ai làm như tôi. Mọi baì viết chỉ chuyễn cho nhau người VN đọc mà thôi, không gây được sự chú ý của họ mỗi khi họ ngồi xuống bàn viết mở hộp thư email để đọc về CĐ/VN hải ngoại. Mặt khác nhờ vào những tác động khác như những cuộc biểu tình  chống CSVN, những lần lobby tại quốc hội Mỹ v.v... và v. v... mà ngày hôm nay quốc hội Mỹ trao cho chúng ta Nghi Quyết nầy. xin qúy bạn đọc kỹ, sẽ thấy rõ Quốc hội Mỹ hỗ trợ VNCH giành lại chủ quyền và lãnh thỗ. "Cuộc chiến nầy chưa chấm dứt",  trong nghi quyết có ghi rõ. Trên tinh thần đó chúng ta có nhiều việc được phép để làm phục vụ cho chiến đấu có sự hỗ trợ của Mỹ. Đề nghi qúy bạn in ra bản nghi quyết nầy cất giữ. Thân aí chào qúy bạn
Lính gìa 79 tuổi đời QLVNCH/Dallas/Texas. LêNguyễnCôngTâm
On Friday, May 15, 2015 5:26 PM, ban dieu hop <bandieuhop@gmail.com> wrote:
               
  Inline image 2
 Nghị Quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ hỗ trợ VNCH giành lại Chủ Quyền và Lãnh Thỗ.
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ 30-4-2015
Thông báo cho CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT
 
Xét Rằng: 40 năm trưóc đây, Cộng Sản đã tấn chiếm Saigon, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam và thành lập thể chế cai trị của đảng Cộng Sản trên toàn cõi Việt Nam; và
Xét Rằng: Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt hàng năm tổ chức buổi tưởng niệm đánh dấu 4o năm ngày Saigon thất thủ và sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của rất nhiều người không ngừng nghỉ để bảo vệ cho tự do và hầu giúp các thế hệ tương lai có một cuộc sống tốt đẹp hơn; và
Xét Rằng: Hàng triệu người Việt đã buộc phải lìa xa quê hương để đi tìm tự do, có hàng ngàn người đã đến đuợc Hoa Kỳ và tại nơi đây những đóng góp thật vô cùng quý báu của họ cho quốc gia của chúng ta.  Tôi rất hãnh diện được cơ hội là vị đại diện dân cử liên bang của đơn vị có rất đông thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Việt; và
Xét Rằng: Vào ngày Tháng Tư Đen, tất cả chúng ta cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ những kinh nghiệm sống và những câu chuyện của những người tỵ nạn Việt Nam để chúng ta trân trọng và ghi nhớ lại quá khứ của họ, đồng thời chúng ta cũng vui mừng với hiện tại và tiếp tục tranh đấu cho những người còn đang bị sống trong sự kìm kẹp và bóp nghẹt tại Việt Nam; và
Xét Rằng: Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt và tôi luôn ghi ơn, tưởng nhớ những chiến sĩ của miền Nam Việt Nam và các chiến sĩ Hoa Kỳ đã anh dũng bảo vệ cho dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.  Cuộc chiến đấu này vẫn chưa chấm dứt.
DO ĐÓ NGH QUYẾT NÀY ĐƯỢC CHẤP THUẬN BỞI DÂN BIỂU LIÊN BANG ZOE LOFGRENVà được trao cho Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt để ghi dấu những nỗ lực của họ và như vậy cũng giúp cộng đồng họ trở nên mạnh mẽ hơn qua những kỷ niệm của biến cố Tháng Tư Đen
Ngày 30 tháng 4 năm 2015
Ký Tên Zoe LofgrenDân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ

Friday, May 29, 2015

Lê Minh Đảo, một tướng tài của quân đội Sài Gòn !!!

Báo Việt Cộng ca tụng Tướng Lãnh QLVNCH

Tướng Lê Minh Đảo sinh năm 1933 tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Khóa 10 trường Võ bị quốc gia Đà Lạt, năm 1954, mang hàm thiếu úy. Năm 1968, khi 35 tuổi, ông đã là đại tá, tỉnh trưởng tỉnh Chương Thien khu vực Long An ngày nay.le-minh-dao 
Tháng 3 năm 1972, ông Lê Minh Đảo được điều về làm Sư đoàn trưởng sư đoàn 18, là một sư đoàn yếu kém nhất trong số 10 sư đoàn của quân đội Sài Gòn. Người tiền nhiệm là thiếu tướng Lâm Quang Thơ.
Không hiểu vì sao, cái ông thiếu tướng Thơ kém cỏi, để cho sư đoàn 18 trở thành sư đoàn yếu kém nhất quân đội Sài Gòn khi đó, mà lại không hề bị cách chức, mà lại được chuyển về làm Hiệu trưởng, Trường Võ bị Đà Lạt. Chả trách rất nhiều sĩ quan trường Võ bị Đà Lạt giai đoạn ông Thơ làm Hiệu trưởng đều không phải là các sĩ quan giỏi. Và đây cũng là một trong những lý do làm cho Chính quyền Sài Gòn sụp đổ.
Đại tá Đảo về làm Sư trưởng sư đoàn 18 được hơn 7 tháng, thì sư đoàn 18 đã trưởng thành, và trở thành một trong những sư đoàn giỏi nhất của quân đội Sài Gòn. Vì lẽ đó, tháng 11 năm 1972, ông Lê Minh Đảo được phong chuẩn tướng, chức vụ tương đương thiếu tướng của quân đội Hà Nội.
Điều này lại thêm một minh chứng nữa cho thấy, không có người lính tồi, mà chỉ có vị chỉ huy tồi.
Nếu như quân đội Sài Gòn có một vị chỉ huy giỏi, có đức, có tài hơn ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, thì hẳn họ đã không thua trận, không mất nước.

Khi về nhậm chức Sư đoàn trưởng sư đoàn 18, điều đầu tiên đại tá Đảo làm là đi thăm hỏi anh em chiến sĩ. Ông nghiêm cấm việc cắt xén khẩu phần của anh em chiến sĩ. Khi đó, tệ cắt xén, ăn cắp, tham nhũng các khẩu phần, tiêu chuẩn của binh lính đang hoành hành trong khắp các thành phần quân đội Sài Gòn, làm rệu rã tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Trong khi đó, ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hàng ngày chỉ chú ý chăm sóc cho bộ tóc bóng mượt của ông ấy thêm bóng mượt, khi đi gặp các ký giả, các quan khách nước ngoài,,,.
Đại tá Lê Minh Đảo cho củng cố lại trạm xá của sư đoàn, để có thể chữa trị tốt cho chiến sĩ bị ốm, bị thương. Ông sống chan hòa với anh em binh lính, không có phân biệt, quan cách,,,.Một không khí thân tình, đồng đội đã tràn ngập sư đoàn 18 chỉ sau vài ngày đại tá Đảo về chỉ huy sư đoàn, hoàn toàn khác khi ông thiếu tướng Thơ chỉ huy.
Sau đó, ông Đảo trực tiếp đi quan sát địa hình, nơi sư đoàn 18 phụ trách. Ông muốn phân biệt được các rừng tre, rừng già, và rừng cao su. Ông không chỉ cưỡi máy bay trực thăng bay trên mây trên gió đi quan sát thực địa như ông tướng Thơ. Có thể nói, cách chỉ huy thân tình, trực tiếp, sâu sát của tướng Đảo khá giống phong cách chỉ huy của phần lớn các sĩ quan chỉ huy của quân đội Hà Nội.
Chúng ta đều biết một trong những nguyên tắc chỉ huy của quân đội Hà Nội của ta là các tất cả các vị lãnh đạo quân đội, từ cấp to đến cấp bé, đều trực tiếp thăm hỏi, nói chuyện với nhiều chiến sĩ dưới quyền, biết họ tên, biết cấp bậc, biết hoàn cảnh gia đình của nhiều chiến sĩ. Khi chỉ huy trận đánh nào, phụ trách địa bàn nào, đều phải trực tiếp đi trinh sát thực địa.
Đại tá Nguyễn Hải Bằng, Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316, phụ trách trận đánh Buôn Mê Thuột, ngày 10 tháng 3 năm 1975, mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, đã trực tiếp cùng đơn vị trinh sát, bơi qua sông có nhiều cá sấu, để vào tận vành đai thị xã Buôn Mê Thuột, để điều tra thực địa, xem nơi nào tấn công, nơi nào ém quân, nơi nào xe tăng vào được, nơi nào đặt pháo,,,.
Tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn 2 của ta, cũng là người luôn luôn trực tiếp đi trinh sát trận địa, trước khi lập kế hoạch trận đánh.
Và chúng ta cũng biết cách chỉ huy của quân đội Sài Gòn, và quân đội Mỹ, là phần lớn các vị chỉ huy đi trinh sát thực địa bằng máy bay trực thăng. Và khi chỉ huy trận đánh, họ cũng chủ yếu chỉ huy trên máy bay trực thăng. Mấy ông chỉ huy quen uống bia hơn đánh trận, ngồi trên máy bay trực thăng nhìn xuống đất, và gọi điện chỉ trỏ cho quân sĩ ở dưới đất đánh chỗ này, bắn chỗ kia. Thậm chí, trong Chiến dịch Hành quân Lam sơn 719, năm 1971, ông trung tướng Hoàng Xuân Lãm, chỉ huy cuộc hành quân này, cứ ung dung chiều chiều đánh tenis ở Đông Hà, và ngồi ở sân tenis để gọi điện chỉ huy cuộc hành quân này ở bên Hạ Lào.
Nên có thể nói, các chỉ huy của quân đội Sài Gòn và quân đội Mỹ chủ yếu chỉ huy “trên mây trên gió”. Binh sĩ ở trận địa thì vô cùng ngao ngán, tự hỏi mình đang chiến đấu cho ai đây? Cho mấy thằng chỉ huy chỉ biết nướng quân, và chỉ biết thành thạo sờ mông đàn bà ư? Nên quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn thua là phải.
Nhưng tướng Lê Minh Đảo, tướng Lý Tòng Bá, tướng Lê Văn Hưng,,,của quân đội Sài Gòn là những vị tướng giỏi, được binh sĩ yêu mến, cảm phục, có phong cách chỉ huy sâu sát, trực tiếp gần giống như quân đội Hà Nội. Tiếc rằng họ không nhiều, và họ không ở cấp chỉ huy cao nhất để có thể có các chính sách quyết định chiến tranh.
Chỉ sau vài tháng chỉ huy sư đoàn 18, đại tá Đảo đã chỉ huy sư đoàn 18 đánh thắng nhiều trận đối với quân đội Hà Nội, như trận Tràng Bảng, Chà Rầy, trận An Lộc, trận Đồi Gió, trận mật khu Tam Giác Sắt, trận Bến Cát, trận An Điền,,,.
Cục diện chiến tranh thay đổi nhanh chóng sau khi Hiệp định Pari được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973. Quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của tổng thống Thiệu vẫn không thay đổi cách đánh, không thay đổi chiến lược, chiến thuật để đối phó với tình hình mới, trong khi quân đội Hà Nội lập tức thay đổi mọi chiến lược, chiến thuật, cách đánh,,,.
Chẳng hạn nếu như Bộ tham mưu của ông Thiệu đề ra Phương án đảo Phú Quốc, thì rất có thể cục diện miền Nam đã có sự thay đổi rất lớn rồi. Đảo Phú Quốc rộng hơn 500 km2, gần bằng diện tích nước Singapore. Singapore diện tích hơn 600 km2. Chẳng hạn nếu như Chính phủ Sài Gòn dự kiến sau Hiệp định Pari, có khả năng không giữ được miền Nam, thì rút ra đảo Phú Quốc, lấy đảo Phú Quốc làm lãnh thổ cho nước Việt Nam Cộng hòa. Với đảo Phú Quốc, thì chỉ cần 3 sư đoàn, và lực lượng hải quân, không quân hùng mạnh do Mỹ trang bị, là đủ để bảo vệ. Rồi về lâu về dài, sẽ dùng các biện pháp ngoại giao,,,để đòi lại miền Nam sau. Hải quân, không quân Hà Nội không mạnh, nên không thể chiếm được đảo Phú Quốc.
Nếu có phương án đảo Phú Quốc đó, thì cục diện miền Nam Việt Nam có thể đã có thay đổi lớn rồi.
Bây giờ, tất nhiên, đó chỉ là một giả định đọc cho vui.
Trở lại chuyện tướng Lê Minh Đảo, tháng 4 năm 1975, ông được giao nhiệm vụ trấn giữ Xuân Lộc, cách Sài Gòn 60 km, với hi vọng có thể chặn được đà tiến quân như vũ bão của quân đội Hà Nội. Giá như quyết định này được làm sớm hơn 1 tháng, vào tháng 3 năm 1975, và không phải là Xuân lộc, mà là Buôn Mê Thuột, tướng Lê Minh Đảo được giao trấn giữ Buôn Mê Thuột, thì có thể cục diện chiến tranh đã thay đổi rồi.
Ở Xuân Lộc, tướng Đảo có 12.000 quân , gồm sư đoàn 18, và vài lữ đoàn bổ sung, để chọi lại 40.000 quân Hà Nội của tướng Hoàng Cầm, gồm 3 sư đoàn 6, 7, và 341. Cũng may cho tướng Đảo, tướng Hoàng Cầm của Hà Nội là một vị tướng xoàng, nên ông Đảo có thể đối phó không khó lắm.
Tướng Đảo đã chuẩn bị chiến trường rất chu đáo ở cả Long Khánh, và Xuân Lộc.
Thứ nhất, ông cho chiếm tất cả các điểm cao xung quanh Xuân Lộc, và đặt các đài quan sát ở đó. Cách bố trí các khẩu pháo của tướng Đảo rất thông minh. Tướng Đảo chỉ để 4 khẩu pháo trong thị xã Xuân Lộc, còn lại, ông cho bố trí pháo trên Núi Thị, và các núi phía Nam. Khi quân đội Hà Nội của ta tấn công, quân ta bị pháo của tướng Đảo bắn vào rất chính xác, gây nhiều thiệt hại, mà ta không phát hiện được pháo bắn từ đâu.
Lực lượng chủ lực bộ binh mạnh nhất của tướng Đảo là Thiết đoàn kỵ binh số 5 của trung tá Nô, và Trung đoàn 48 của của trung tá Trần Minh Công. Đây là lực lượng cơ động, có thể điều phối đi mọi hướng, mọi chỗ trong khu vực chiến trường.
Lực lượng phòng thủ cố định trong thị xã Xuân Lộc, tướng Đảo chỉ bố trí 2 tiểu đoàn, và 1 đại đội. Các đơn vị cố thủ này đã làm công sự rất vững chắc, bình tĩnh chờ quân đội Hà Nội tấn công vào. Khi quân đội Hà Nội của ta xung phong vào cách công sự vài chục mét, thì anh em binh sĩ của tướng Đảo bắt đầu nhô lên, phản công quyết liệt.
Hầm chỉ huy của tướng Đảo cũng được bố trí ở 3 nơi khác nhau, nếu hầm này bị phá, thì di chuyển sang hầm khác. Nên trong 11 ngày chiến đầu, quân đội Hà Nội của ta không thể phát hiện được tướng Đảo ở đâu.
Với cách bố trí quân như vậy, tướng Đảo luôn có rủng rỉnh lực lượng để điều đến những nơi cần tăng cường. Nên mặc dù số quân ít hơn quân đối phương hơn 3 lần, nhưng tướng Đảo luôn có vẻ có nhiều quân dự trữ.
Lực lượng truyền tin và giải mã của tướng Đảo cũng rất giỏi. Khi đối phương thông tin cho nhau, lực lượng mật mã của tướng Đảo bắt được hết các thông tin, và giải mã kịp thời, nên tướng Đảo luôn luôn biết trước được mọi kế hoạc của đối phương.
Trận Xuân Lộc bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng 4, đến ngày 20 tháng 4 năm 1975.
Theo nhận xét của tướng Đảo về quân đội đối phương Hà Nội của ta, thì như sau: “Quân đội đối phương hoàn toàn bđộng. Tướng Hoàng Cầm quá vội vã, muốn thắng mau, nên luôn luôn lúng túng. Họ sử dụng quân lính tân binh nhiều, không có kinh nghiệm chiến đấu”.
Ởhướng Long Khánh, cách Xuân Lộc vài km, thì do Chiến đoàn 52 phụ trách. Nhưng Sư đoàn 6 của Hà Nội tấn công hướng này. Theo tướng Đảo, sư đoàn 6 của Hà Nội là sư đoàn đánh giỏi, nên phía Long Khánh của Chiến đoàn 52 rất vất vả. Sau 6 ngày chiến đầu, từ ngày mồng 9 đến ngày 15 tháng 4, thì Chiến đoàn 52 bị Sư đoàn 6 Hà Nội đánh tan, số quân còn lại chạy về Biên Hòa.
Phía Xuân Lộc do tướng Đảo chỉ huy thì rất vững vàng.
Sau đó, từ ngày 15 tháng 4, phía quân đội Hà Nội, tướng Trần Văn Trà thay tướng Hoàng Cầm. Tướng Trà thay đổi cách đánh, từ đánh cường tập tấn công sang bao vây, cô lập, từ đánh chính diện, sang đánh tạt sườn. Và thay vì đánh trực tiếp vào Xuân Lộc, quân đội Hà Nội đánh vòng về phía Biên Hòa.
Tướng Trà cho pháo tấn công sân bay Biên Hòa, không cho máy bay ném bom từ đây bay đến yểm trợ Xuân Lộc. Tướng Trà cho chiếm Dầu Giây, và đường 20, áp sát Biên Hòa, là sở chỉ huy quả Quân đoàn 3 của tướng Toàn, là chỉ huy cấp trên của tướng Đảo, và cô lập hoàn toàn Xuân Lộc. Lúc này, cục diện chiến trường thay đổi, bộ chỉ huy của tướng Toàn bị uy hiếp, khiến tướng Toàn phải cầu cứu tướng Đảo. Trước đó mấy ngày, tướng Toàn còn cho quân và máy bay, pháo đến yểm trợ tướng Đảo. Thì nay, chính tướng Toàn phải ra lệnh cho tướng Đảo rút khỏi Xuân Lộc, để về cứu nguy cho tướng Toàn.
Thế tức là tướng Trà không cần đánh trực tiếp vào Xuân Lộc nữa, mà vẫn đuổi được tướng Đảo ra khỏi Xuân Lộc.
Đến đây, lại thấy người chỉ huy là rất quan trọng. Nếu quân đội Hà Nội của ta cứ tiếp tục để ông tướng xoàng Hoàng Cầm chỉ huy trận Xuân Lộc, thì có lẽ toàn bộ Quân đoàn 4 của Hà Nội cứ tiếp tục bị cầm chân ở Xuân Lộc, thì có lẽ cục diện chiến tranh cũng sẽ có sự thay đổi lớn. Tướng Trần Văn Trà vào thay tướng Cầm, nên cục diện chiến trường thay đổi nhanh chóng.
Về phía quân đội Sài Gòn, tướng Nguyễn Văn Toàn, chỉ huy Quân đoàn 3 của quân đội Sài Gòn cũng là vị tướng còn xoàng hơn tướng Hoàng Cầm của Hà Nội. Ông tướng Toàn này nổi tiếng nhảy valse, uống rượu, và tán gái giỏi hơn đánh trận. Nhưng vì có mối quan hệ thân tình với Tổng thống Thiệu, nên ông Toàn cứ ung dung ở vị trí này mãi để bố trí các cuộc rượu, nhảy valse, mặc cho tình hình chiến trường thay đổi ra sao.
Chính ông tướng Toàn này đã từng là đã từng là Tư lệnh phụ trách chiến trường Tây Nguyên, từ Buôn Mê Thuột lên đến Pleiku, Kontum, Giarai,,,.
Nếu như ông Thiệu sáng suốt cách chức ngay tướng Toàn, sau thất bại ở Buôn Mê Thuột, và cho tướng Lê Minh Đảo thay tướng Toàn làm tư lệnh Quân đoàn 3, phụ trách bảo vệ vòng ngoài Sài Gòn, thì tình hình chiến trường đã có sự thay đổi cơ bản, và có thể không dẫn đến sụp đổ.
Bổ nhiệm một người thân cận với mình vào vị trí lãnh đạo, mà không tính đến tài năng, đạo đức của người đó, thì tức là tự đào mồ chôn mình.
Ngày 20 tháng 4, ông Toàn ra lệnh cho tướng Đảo rút quân về Biên Hòa, để bảo vệ cho ông Toàn. Tướng Đảo đi bộ rút lui cùng binh sĩ, chứ không chạy trốn bằng trực thăng như nhiều cấp chỉ huy khác. Và ông tổ chức cuộc lui binh vào ban đêm ngày 21 tháng 4, nên thoát ra khỏi vòng vây của quân đội Hà Nội rất an toàn.
Ngày 23 tháng 4, Tổng thống Trần Văn Hương vừa mới thay ông Thiệu từ chức, đã ký quyết định thăng chức chuẩn tướng Đảo lên thiếu tướng, tương đương hàm trung tướng của quân đội Hà Nội. Nếu Tổng thống Trần Văn Hương mạnh dạn ký thăng chức đại tướng cho tướng Đảo, và cho ông thay đại tướng Cao Văn Viên, làm Tổng Tham mưu trưởng, thì rất có thể tướng Đảo có thể làm được cái gì đó làm thay đổi cục diện chiến tranh. Vì khi đó, lực lượng binh sĩ, và vũ khí của quân đội Sài Gòn vẫn còn khá nhiều, và khá mạnh.

Tuong Le Minh                                                    Dao ngay nay, dinh                                                    cu tai My
Tuong Le Minh Dao ngay nay, dinh cu tai My
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tướng Đảo bị bắt đi học tập cải tạo suốt 17 năm liền, trải qua đủ loại nhà tù khách nhau, từ nam ra bắc. Đến năm 1992 thì được thả về nhà ở Sài Gòn, và đến năm 1993, tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ đoàn tụ gia đình.
Giá như Đảng ta cho sử dụng một số vị tướng giỏi của quân đội Sài Gòn, bổ nhiệm họ vào các vị trí cao cấp, như sư đoàn trưởng, quân đoàn trưởng, thì rất có thể họ sẽ đóng góp được nhiều cho lợi ích của dân tộc Việt Nam ta. Ví dụ, nếu bổ nhiệm thiếu tướng Lê Minh Đảo, thiếu tướng Lý Tòng Bá vào các vị trí sư đoàn trưởng, và cho tham gia chỉ huy đánh nhau với Polpot ở Campuchia, và đánh Tàu ở biên giới phía Bắc, thì có thể chúng ta sẽ có nhiều thắng lợi lớn hơn nữa, và ít thương vong hơn.
Bởi vì tướng Đảo, tướng Bá,,,cũng là người Việt, cùng là “con Lạc, cháu Hồng”, vậy thì sau khi đất nước thống nhất, sẽ hết thù hằn, hết chiến tranh, tất cả con Lạc, cháu Hồng sẽ cùng nhau chung tay, góp sức bảo vệ và xây dựng đất nước. Nếu như những người cộng sản có được tấm lòng cao thượng, quân tử đó, thì nước Việt Nam ta ngày nay quả là đã khác lắm rồi.
Tiếc thay.///

CẢM TẠ MIỀN NAM

 Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969. Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương. Bài thơ nầy được đăng trên báo chí VNCH thời đó. Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại theo trí nhớ:

"Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào trung
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh"


[Xin được thắp nén hương thành kính dâng lên hương hồn những người lính và nhân dân hai miền Nam-Bắc đã hy sinh trong cuộc chiến oan uổng, kinh khủng của dối trá]

           
Thấy ( thường dân miền tây ) thích thơ , tôi xin phép được đưa một bài thơ của một thi nhân Miền Bắc lên đây cho mọi người thưởng ngoạn . Bài nầy cũng có ý giống bài viết bác Tín . Cũng giống nữ văn sĩ Dương Thu Hương đã nói " chế độ Miền Bắc đăm thủng tai và chọc mù mắt người dân " .

( bài thơ hơi dài xin VOA đừng xóa . Cám ơn )

CẢM TẠ MIỀN NAM
Đã từ lâu , tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam , miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc , xứ ngàn năm văn vật
Tôi còn nhớ sau cái ngày " thống nhất "
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nữa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ " ngụy quyền "
Áp bức , đọa đày , đói ăn , khát uống.
Trước mắt tôi , một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẵng biết gì ngoài bác , đảng " kính yêu "
Xã hội sơ khai tẩy não , một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt
Mở miệng ra là : " Nhờ ơn bác đảng "
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên " thiên đường vô sản "
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền , tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương , quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc .
Cảm tạ Miền Nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành nhân .

Phan Huy

Bài thơ xúc động quá, nói lên tâm sự rất thật của người lính. Một cuộc chiến vô nghĩa...

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng

 Năm 1967, nền Đệ nhị  Cộng hòa tại miền Nam đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.

Ngay sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền Nam.

Quân đội lại giải thích những người lính bảo vệ Quốc hội khi họ hướng mũi súng vào tòa nhà thay vì hướng ngược lại… Lại có một giải thích khác, mũi súng thực ra thì hướng về Khách sạn Continental nằm phía phải Hạ viện, nơi được coi là “hang ổ” của các lực lượng phản chiến, trong số đó có cả những dân biểu.

Chuyện “bảo vệ” hay “đe dọa” còn tùy thuộc vào chính kiến của mỗi người. Bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích “đúng” hay “sai” của vị trí hướng súng. Tác giả chỉ có tham vọng viết lại chuyện bức tượng và những diễn biến quanh hai người lính TQLC vào ngày 30/4/1975. 


“Bảo vệ” hay “đe dọa” Hạ viện?

Việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được “Nội các Chiến tranh” của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn. An Dương Vương, thánh tổ Pháo binh, được đặt tại công trường Diên Hồng, trước Thượng viện, đường Bến Chương Dương. Phù Đổng Thiên Vương, thánh tổ Thiết giáp, nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn. Trần nguyên Hãn, thánh tổ Truyền tin, tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành. Phan đình Phùng, thánh tổ Quân cụ, tọa lạc trước bưu điện Chợ Lớn. Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh…

Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thiên sứ Micae, thánh tổ binh chủng Nhảy Dù gần bệnh viện Sùng Chính, quận 5. Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ. “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh và, đặc biệt hơn cả, là bức tượng TQLC trước Hạ viện.

Việc xây dựng tượng TQLC cũng gặp nhiều trục trặc. Ban đầu, Thiếu tá Huỳnh Huyền Đỏ (thuộc bộ Tổng Tham Mưu), đưa ra phác thảo mẫu với hính tượng ba người lính. Thiếu tá Đỏ là điêu khắc gia xuất thân trường Mỹ thuật Gia Định. Trong khi đang thực hiện công trình này thì vì một lý do nào đó Thiếu tá Đỏ không thể tiếp tục được nữa nên giao công việc đang còn dang dở cho Bộ tư lệnh TQLC.

Trước áp lực phải hoàn thành đúng thời hạn để kỷ niệm ngày chấp chánh, TQLC giao cho Thiếu úy Đinh Văn Thuộc tiếp tục công việc với sự góp ý và hướng dẫn của hoạ sĩ Lê Chánh (Bộ tư lệnh TQLC) và Lương Trường Thọ (Trung tâm Huấn luyện TQLC).

Thiếu úy Thuộc, đại đội trưởng đại đội Công vụ TQLC, tuy không là hoạ sĩ hay điêu khắc gia mà chỉ là “tay ngang” nhưng ông cùng anh em đại đội Công vụ đã nhận lãnh trách nhiệm. Họ làm việc liên tục 24/24 và cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ.

Khi hai người lính TQLC xuất hiện trước công chúng, một số người “trong nghề” phê bình những khiếm khuyết của bức tượng như nòng súng đại liên quá ngắn nếu so với kích thước thật, trong khi đó “cặp mông” của hai chiến sĩ lại quá to… Nếu hiểu rõ bức tượng đã được hoàn thành bởi những người “lính thợ tay ngang” nhiều người tỏ ra thông cảm với những nỗ lực của TQLC.

Những hình ảnh dưới đây được trích từ video clip do các phóng viên người Pháp thực hiện ngày 30/4/1975. Diễn biến cuộc “bức tử” hai người lính TQLC ngay sau khi Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố “đầu hàng” đã được ghi hình, Chúng tôi trích lại như sau:


Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đầu bức tượng người lính TQLC trước Quốc hội. Với một chiếc búa, anh ta đập vành nón sắt của người lính để bắt đầu cuộc “bức tử” pho tượng.


Thanh niên “băng đỏ”, hay còn gọi là “cách mạng 30/4”, đứng trên vai bức tượng người lính. Anh tiếp tục dùng búa giáng lên đầu bức tượng… 


Cuối cùng, anh ta giơ hai tay lên trời làm dấu hiệu… “chiến thắng”.


Bức tượng sau đó được buộc dây do một số người đứng ở dưới đất kéo xuống…

(Ảnh không nằm trong video clip)


Hai người lính TQLC từ từ ngả về phía tòa nhà Quốc hội.


Khi bức tượng chạm đất, một đám bụi mù bốc lên giữa sự chứng kiến của một số phóng viên nước ngoài.


Một thanh niên “băng đỏ” leo lên đống đổ nát của bức tượng, trên tay cầm lá cờ “Giải phóng Miền Nam”… chứ không phải là cờ của miền Bắc… Cờ “giải phóng” với ba màu đỏ, xanh và ngôi sao vàng còn xuất hiện khắp đường phố Sài Gòn, trên chiến xa, trên xe chở bộ đội miền Bắc…

Ngoài việc lá cờ vàng với 3 sọc đỏ bị hạ xuống tại dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để thay bằng cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam, người ta không thấy xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng của miền Bắc dù bộ đội chính quy của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tràn ngập Sài Gòn.

Khi miền Nam thất thủ, lịch sử ghi nhận có 5 trường hợp tuẫn tiết. (1) Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tự sát lúc 11g ngày 30/4; (2) Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, tự kết liễu đời mình lúc 11g30; (3) Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4, tuẫn tiết lúc 8g45 tối ngày 30/04; (4) Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tự sát vào đêm 30/4; (5) Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, đã ra đi tại nhà vào cùng ngày.

Biến cố ngày 30/4/1975 đánh dấu sự chấm dứt của miền Nam và điều đáng ghi nhớ, đó cũng là ngày mà bức tượng TQLC bị “bức tử”, bị giựt sập trước tòa nhà Hạ viện. VNCH đã cáo chung nhưng hai anh lính TQLC không ra đi trong cô đơn vì vài giờ trước khi bị “bức tử” đã có một anh hùng khác cũng thác theo Sài Gòn ngay dưới chân các anh.

Người tự sát dưới chân tượng đài sáng ngày 30/4/1975 là Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư Pháp Vùng I Chiến thuật, người mới từ Đà Nẵng di tản về Sài Gòn.

Trung tá Nguyễn Văn Long yên nghỉ dưới chân bức tượng hai người lính TQLC

Nhà văn Duyên Anh trong “Ngày dài nhất” viết về Trung tá Nguyễn Văn Long như sau:

“…Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá, ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây, Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lời hoan hô bộ đội giải phóng.
    
Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài Gòn là Tổng trấn Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài Gòn là Đô trưởng Sài Gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trang lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhận sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của Trung tá Cảnh sát tên Long…”

“Tôi muốn biểu dương Trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài Gòn. Ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu Trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của Trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của Trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn Trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc…” 

Trung tá Nguyễn Văn Long sinh tại Phú Hội, Huế ngày 1/6/1919.
Ông ra đi năm 1975, lúc đó 56 tuổi, là người cao niên nhất trong số các vị tuẫn tiết.
(Ảnh của Jacques Pavlovsky)

Phải rất nhiều năm sau biến cố 30/4/1975 người ta mới lần tìm ra tung tích của Trung tá Nguyễn Văn Long. Năm 2003, nhà văn Giao Chỉ đã liên lạc được với một người con gái thứ 3 của ông tại San Jose:

“Bà Nguyễn thị Tâm năm nay ngoài 60, đã có cháu nội cháu ngoại nhưng mãi mãi vẫn là cô nữ sinh Đồng Khánh. Bằng một giọng nói xứ Huế pha tiếng Saigon, bà Tâm nói chuyện tuôn trào trôi chảy và đầy hãnh diện khi nhắc đến người cha anh hùng…”

Gia đình ông Long rất đông con, có tất cả 13 anh chị em, 6 trai 7 gái. Con trưởng là Thiếu úy biệt động quân Nguyễn Công Phụng (1942-1968) hy sinh tại Quảng Tín. Trong số 6 người con trai (Phụng, Hoàng, Minh, Tiến, Quang, Hội) có đến 5 người đi lính: 2 người vào Không quân, 1 Thiết giáp, 1 Cảnh sát và 1 Biệt động quân. Trong số 7 người con gái (Đào, Tâm, Thiện, Hòa, Hảo, Hiền, Huê) chỉ có 3 chị em ở Hoa Kỳ, số còn lại đều sống tại Việt Nam. Bà Tâm kể về những ngày cuối cùng:

“Lúc đó vào cuối tháng 3/75 ở Đà Nẵng ba vẫn làm việc trong trại, không về nhà. Hai cậu em không quân, một ở Đà Nẵng, một ở Biên Hòa. Một cậu đưa cả nhà vào sân bay Đà Nẵng chờ di tản. Nhưng rồi cũng không đi được. Vào ngày cuối cha về nhà không thấy gia đình. Ông nghĩ rằng vợ con có thể đã đi thoát trong phi trường. Ông xuống bãi và ra đi bằng tàu về Sài Gòn…”

Vào đến Sài Gòn đã có cô con gái lớn đón ông về ở tạm, lúc đó mới biết vợ con còn kẹt ở Đà Nẵng, ông Long vào trình diện Tổng nha Cảnh sát. Trưa 30/4/75 khi radio phát thanh lời Tổng thống kêu gọi đầu hàng, Trung tá Long, chỉnh tề trong bộ cảnh phục, đến bức tượng TQLC trước Quốc hội… Một  phát súng được bắn vào thái dương, ông ngã xuống và buông khẩu súng nhỏ theo lệnh Tổng thống! Khẩu súng tùy thân Trung tá Long vẫn mang theo từ Huế, Đà Nẵng vào đến Sài Gòn.

Người Sài Gòn và cả người nước ngoài ngỡ ngàng
trước cái chết của Trung tá Nguyễn Văn Long
ngày 30/4/1975

Wednesday, May 20, 2015

Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ, Cựu Cán Bộ Trường VBQG Đà Lạt


“Con ngựa phóng trên đồng cỏ, dưới chân nó là một thảm cỏ xanh mịn như nhung, nó không biết phía trước là một vực thẳm đang chờ sẵn, và con ngựa đã lao đầu xuống vực sâu vì mắt đã bị bịt. Người dân Xã Hội Chủ Nghĩa chính là những con ngựa đó.”
 
Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ.

Tôi trình diện cải tạo tại trường Lê Quang Định chiều 26-06-1975, hạn chót dành cho cấp Thiếu và Tr. Úy. Tối khuya ngày 28, tất cả được dồn lên xe. Không biết đi đâu. Chúng đưa chúng tôi đi quanh đi quẩn, đi lung tung, đi lắt đi léo, lúc ngừng lúc chạy. Cuối cùng, sau hơn chục giờ lươn lẹo, chúng tôi được “đổ quân” gần chân núi Bà Đen, vùng Trảng Lớn Tây Ninh, nơi có Bộ Tư Lệnh Tiền Phương cua Sư Đoàn 25 cũ, cách nơi xuất phát không đầy 2 giờ lái xe.
Như vậy, bài học đầu tiên mà Bác Đảng đã dạy cho chúng tôi là: Lắt Léo Lươn Lẹo. Sau đó chúng tôi được tổ chức thành tổ, khối, trại. Tôi ở trại L4T1 gồm có 14 Khối, mỗi khối là một nhà 120 người, và cứ 10 người là 1 tổ, khoảng hơn tháng sau được “biên chế” lại chỉ còn 5,6 khối cho 1 Trại. Tôi ở khối 13, khối 14 là Nữ. Khối 13 và 14 cộng lại cũng chưa đủ 120, nên tạm thời sinh hoạt chung. Ngày kế tiếp, các cô được phân công tháo gỡ đinh từ những thùng đạn pháo binh, còn tù nam thì rào kẽm gai quanh trại.
Tôi vừa làm rào tự nhốt mình vừa nhìn quanh quẩn.Thấy ngọn “cờ đỏ sao vàng” đang tự mãn ưỡn ẹo theo gió phía sân trại bộ đội, tôi đâm thù cái “cờ vàng sao đỏ” của Ô. Thiệu, cái cờ mà trước đó mấy năm tôi cho là tiếng cú kêu báo trước một chuyện chẳng lành, 2 lá cờ trông y hệt nhau tuy 2 màu cờ có đối nghịch nhau về màu sắc. Một chút hoang tưởng, tôi húyt gió bài “Cờ bay, cờ bay…”. 
Ngay khi ấy, có tiếng nói ngay sát sau lưng tôi “Hay lắm, nào, chúng ta cùng hát”, và người đó hát vài câu trong bài hát tôi đang húyt gió, trong đó có câu anh sửa lại “…Sài Gòn ơi, chờ quê hương giải phóng…”. Người đó chính là Nguyễn Ngọc Trụ, người mà sau đó không lâu đã đi vào huyền sử lan truyền khắp các trại tù vùng Trảng Lớn, Tây Ninh. Anh Trụ trông khoảng 30, người tầm thước, da trắng trẻo, đeo cặp kính dầy cộm, phong cách điềm đạm và trí thức, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng từng lời dứt khoát.
Sau này tôi được nghe biết thêm anh có vợ 2 con, Trung Úy, có bằng Cao Học Luật/Công Pháp Quốc Tế với Luận Án Tiến Sĩ sắp hoàn thành, và là Giảng Viên dậy tại Trường Võ Bị Đà Lạt môn thuộc về Luật và Chính Trị. Đó, lúc đầu tôi chỉ biết về anh có bấy nhiêu vì anh và tôi không ở chung một nhà, thậm chí cũng không còn cùng trại vì hơn tháng sau đó có đợt “biên chế”. Biên-chế có nghĩa là chuỷên trại hoặc sắp xếp lại nhân sự… Trước hết, Tù Nữ/K.14 được đem đi khỏi Trảng Lớn Tây Ninh. Anh Trụ vẫn ở lại T1, còn tôi thì chuyển qua T3 cách T1 khoảng 1km.
Qua trại mới, những người tù bắt đầu bị khủng bố nhiều tuần bằng một đợt thẩm vấn chính thức đầu tiên. Buổi sáng hôm ấy, mọi người được lệnh nghỉ “lao động” ở nhà viết tờ tự khai; tới buổi chiều và dưới sự giám sát của Quản Giáo, từng người đọc bản tự khai, những người khác phê bình thảo luận để đánh giá sự thành khẩn của bản tự khai đó và có ghi vào biên bản để nộp cho Quản Giáo. Ngày kê tiếp, trong lúc tiếp tục mổ xẻ những bản tự khai, thì có 2 vệ binh, mặt đằng đằng sát khí, tới kêu tên từng người một dong đi với 2 khẩu AK luôn luôn thúc đằng sau. Phòng thẩm vấn là những lều tranh kín tường, trên một khu đất lớn hơn một Sân Vận Động và xa khỏi trại, trước mỗi cửa lều có một vệ binh tay cầm súng đứng gác. Vừa bước vào trong lều, người bị thẩm vấn đã bị kinh hoàng bởi 2 khuôn mặt rất đanh ác đang ngồi chờ sẵn, 1 tên vặn vẹo hỏi còn tên kia quan sát. Cứ như vậy trong nhiều tuần lễ, người đã và sắp bị thẩm vấn đều hoang mang lo sợ, ai cũng có thể nghĩ mình sắp bị bắn tới nơi, vì hầu như ai cũng bị buộc vào tội chết.
Sau đợt vừa thẩm vấn vừa khủng bố, Cách Mạng chính thức cho Tù hưởng sự “vinh quang” lao động của đời tù khổ sai như bất tận; gọi là “chính thức” vì trước đó cũng đã phải lao đông cực khổ nhưng không “quy hoạch” bằng, thế mà chỉ sau vài tháng “không chính thức” nhiều người chỉ còn da bọc xương. Tuy thế, trên đường đến lao trường, chúng tôi lại có dịp được gặp những người khác trại và được nghe nhiều tin tức về Nguyễn Ngọc Trụ. Càng ngày càng có nhiều chuyện kể về sự anh hùng bất khuất của anh, nhất là sau mỗi đợt Học Tập Chính Trị, mà lúc đó tôi cho là được thêu dệt nhiều hơn là sự thật.
Một hôm nghe tin Quang và Vũ ở T1 trốn trại và bị bắt lại, cả 2 hoặc 1 trong 2 người là học trò của Trụ, khóa cuối cùng trường Võ Bị Đà-Lạt. Trước khi trốn, 2 người nhờ anh giữ một lá thơ đế chuyển cho gia đình họ khi có điều kiện, và anh Trụ đã tiêu hủy lá thơ ngay sau khi được tin họ bị bắt lại. Sau tin 2 người trốn bị bắt lại, là tin anh Trụ bị bắt biệt giam, lí‎ do là 2 người kia bị ép cung, khai là đã trốn trại theo lệnh của Thầy Trụ rồi sẽ dẫn đường đem “tàn quân quay lại tấn công giải thoát trại giam”. Khi nghe tin anh Trụ bị biệt giam, tôi xét lại về y nghĩ mà tôi đã cho là có nhiều phần thêu dệt trong những chuyện rất anh hùng về anh. Sau này, khi chuyển qua nhiều trại khác và được nghe kể về anh Trụ từ chinh những người đã từng ở chung với anh, thì tôi thấy sự thực về anh Trụ còn “ghê gớm” hơn những cái mà tôi cho là “có phần thêu dệt”.
-Không nhận tội “tay sai đế quốc, bán nước, có nợ máu với nhân dân”: Chỉ trong vòng vài tháng đầu tiên, mỗi người tù phải viết và đọc nhiều chục bài viết (dưới hình thức bản‎ lý lịch, tự khai, thâu hoạch…) xác nhận mình là kẻ có tội như đã nêu trên. Lúc ấy, dù chỉ tự kể tội một cách “chung chung”, tôi cũng cảm thấy thật xấu hổ. Tôi phải nói ra điều này, để từ cái hèn mọn của riêng mình mới thấy được sự vĩ đại của Người Anh Hùng. Trong tất cả những bài viết như vậy, anh Trụ chỉ ghi tên, chức vụ, và hoàn toàn để trống “phần nhận tội”. Anh khẳng định công việc anh đã làm là phục vụ cho một tương lai Việt Nam độc lập, dân chủ, nhân bản. Thực hiện một lí tưởng như vậy sao gọi là có tội.
- Cộng Sản và Mỹ đều là hiểm họa của dân tộc Việt Nam: Trong những giờ gọi là “Thảo Luận” tại Khối, có Quản Giáo “chủ trì”, hay những ngày lên lớp” tại Hội Trường đông hàng ngàn người mà Giảng Viên là những Cán Bộ Chính Trị từ cấp cao ở xa tới, Nguyên Ngọc Trụ đã dõng dạc lên án cả Mỹ lẫn Cộng Sản: Mỹ lợi dụng xương máu Việt Nam và của cả nhân dân Mỹ để phục vụ quyền lợi phe nhóm. Còn chủ Thuyết Cộng Sản chỉ là hoang tưởng, đã lỗi thời không thuyết phục được người văn minh. Giữa 2 cái họa, không thể đương đầu cùng một lúc, anh đành tạm chọn cái họa nhẹ là Mỹ để đương đầu với cái họa lớn là Cộng Sản, mặc dầu anh phản dối sự hiện diện của Quân Đội Mỹ tại Việt Nam. Súng Mỹ, súng Nga, hay súng Tầu đều là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.
- Người dân trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa giống con ngựa bị bịt mắt: Trước hàng ngàn người trong hội trường T1, dĩ nhiên trước mặt cả bầy Cán Bộ các cấp, anh Trụ kể dụ ngôn về một con ngựa. …Con ngựa phóng trên đồng cỏ, dưới chân nó là một thảm cỏ xanh mịn như nhung, nó không biết phía trước là một vực thẳm đang chờ sẵn, và con ngựa đã lao đầu xuống vực sâu vì mắt đã bị bịt. Người dân Xã Hội Chủ Nghĩa chính là những con ngựa đó. -Chuyện mới nhất kể về ngày đầu biệt giam:
Cuối tháng 3/2008, tôi may mắn tìm liên lạc được với 1 người ở chung một khối và thân với anh Trụ, tên là T.T.T. hiện ở Mỹ. Anh xác nhận những gì tôi nghe được về anh Trụ đều đúng, nhưng vẫn còn ít so với sự thực về anh Trụ. Theo anh T.T.T. kể lại, không lâu sau khi 2 người trốn trại bị bắt, thì có một buổi tập trung toàn trại T1 tại Hội Trường, anh TTT. ngồi bên cạnh anh Trụ, chủ tọa buổi nói chuyện là một “đoàn cán bộ cấp cao” cầm đầu bởi 1 Trung Tá. Khi viên Tr. Tá nói là có một người cầm đầu tổ chức phản động…, thì anh Trụ đã đứng lên nói với tên Tr. Tá: “Tôi biết người mà ông định nói là ai, là tôi chứ gì? Tôi không cầm đầu ai cả, tôi chỉ bày tỏ chính kiến, tôi không thích chế độ Cộng Sản, ông có muốn nói chuyện với tôi về Lý Thuyết Cộng Sản không?”. Cả hội trường 1000 người im phăng phắc. Cả đám lý thuyết gia CS khựng lại trước sự quyết liệt kiên cường của một kẻ sĩ anh hùng. Sau một thoáng lúng túng, viên Trung Tá nói sẽ nói chuyện với anh sau rồi bảo anh ngồi xuống. Anh TTT. cũng nói thêm là trước hôm có buổi tập trung tại hội trường, anh Trụ đã nhờ anh chuyển lời trối trăn đến gia đình nếu có thể.
Ngoài những điều nghe về anh Trụ mà tôi đã phối kiểm, tôi cũng đã chứng kiến 5 tháng cuối đời của anh, tận mắt tôi đã chứng kiến bọn giết người hèn hạ đã trơ trẽn dựng lên một trò hề thật lố bịch gọi là Tòa Án để sát hại anh, và chính anh T.T.T. là 1 trong những người đã chôn anh Trụ tại khu An Dưỡng Biên Hòa cũ (không phải tại Trảng Lớn Tây Ninh như có người đã viết mà tôi không nhớ là ai).
Vào một buổi tối giữa tháng 5/1976,một số tù Trảng Lớn bị chuyển đi xa đợt đầu tiên,và tôi có tên trong danh sách này. Khoảng 4 giờ chiều thì có một đoàn xe tới đậu giữa sân trại tôi là T3.Từng đoàn tù từ những trại lân cận bị dẫn đến và tống lên xe, sau đó mới đến tù T3, mỗi xe 40 người.Tôi đếm được tất cả 25 chiếc xe, và tôi được lệnh lên chiếc xe cuối cùng.
Trong xe, không kể 2 thằng vệ binh ngồi 2 bên ở cuối xe, tôi đếm kể cả tôi là 24 người, Non và Tỷ bị trói ngồi bên trong (bị tố cáo là 2 tên C.I.A hạng bét, biệt giam trước đó 1 tháng). Trời sắp tối thì có 1 chiếc xe con chạy tới đậu sát bên xe tôi, một người tay bị trói quặt đằng sau được lôi ra và tống lên xe tôi: Nguyễn Ngọc Trụ. Anh Trụ bị tống vào trong, cùng với Non và Tỷ. Lúc đi ngang chỗ tôi, lợi dụng bước chân anh chao đảo vì tay bị trói, tôi đứng lên vờ như đỡ cho anh khỏi bị ngã và nắm cánh tay anh bóp bóp, anh mỉm cười nhìn tôi rồi gật đầu chào mọi người. Một người nào đó nói vừa đủ nghe với anh Trụ “Xin anh đừng chết”. Như vậy đoàn xe có 25 chiếc, chúng tôi ở xe thứ 25, và trong xe thêm anh Trụ nữa là 25 người. Xe bắt đầu chạy khi trời tối hẳn.
Lại một lần nữa Bác Đảng cho ôn lại bài “Lắt Léo Lươn Lẹo”, xe lúc ngừng lúc chạy, mãi khoảng 2 giờ đêm thì chúng tôi được đổ xuống khu Trung Tâm An Dưỡng, Biên Hòa. Anh Trụ bị tống thẳng vào thùng sắt Connex ngay cổng trại. Non,Tỷ được cởi trói và đứng xếp hàng chung với mọi người. Chúng tôi 24 người cùng 40 người nữa bị chia ra và sáp nhập chung với anh em Cảnh Sát, đã ở đây từ trước, vào 3 đội Mộc, Rèn, Chăn Nuôi; tôi vào đội Mộc có cả nhà văn Nguyễn Hữu Nhật tức thi sĩ Động Đình Hồ.
Khu An Dưỡng gồm nhiều trại, mỗi trại khoảng 1000 người và được gọi là T1, T2, T3,…Tôi không nhớ trại tôi ở là T mấy, nhưng chắc chắn một điều là chiếc connex đựng anh Trụ nằm ngay sát cổng trại tôi ở, nơi lúc nào cũng có vệ binh đứng gác. Ngay từ cổng là một con đường khá lớn sát hàng rào bên trái, kéo dài thẳng tắp suốt bề ngang trại. Từ cổng theo con đường này đi vào, đầu tiên sẽ thấy bên phải là 2 dẫy nhà nằm song song nối tiếp nhau dọc theo hàng rào chiều dọc của trại, Quang và Vũ ở nhà đầu. Qua khỏi 2 dãy nhà là sân trại, cuối sân là 1 cái hội trường thật lớn bằng tôn (nghe nói là nhà ướp và mổ xác của Mỹ để lại), nơi sẽ là tòa án xử anh Trụ 5 tháng sau. Cứ tiếp tục theo con đường ngang, qua khỏi sân trại tới cuối hàng rào là dãy 4 căn nằm song song nhau, tôi ở nhà đầu tiên sát con đường, và bên kia con đường đối diện với nhà tôi ở là một dãy hơn chục cái cầu tiêu nổi dành cho cả trại.
Mỗi ngày cỡ 8 giờ sáng thì anh Trụ có khoảng 15-20 phút đi cầu tiêu. Trên đường đến khu cầu tiêu, anh phải đi ngang nhà có Quang và Vũ, băng qua chiều ngang sân trại tới nhà tôi ở thì quẹo vào khu cầu tiêu, trên tay cầm lon “gô” nước để làm vệ sinh, thường có 1 tên vệ binh cầm súng đi theo. Dáng anh đi trông thất thểu, nhưng nét mặt rất an nhiên, và đặc biệt miệng lúc nào cũng mỉm cười. Vào những ngày không lao động, anh em thường đứng dọc theo hiên nhà dõi nhìn theo anh. Có lần anh hướng về phía Quang và Vũ đang đứng trong đám anh em, nói “Thầy không hề buồn giận em, thầy biết bằng mọi cách họ sẽ giết thầy.” Anh em vẫn thường xuyên tiếp tế cho anh bằng cách lén buộc sẵn một gói nhỏ đồ ăn vào cái cầu tiêu trong cùng, nơi được chỉ đinh dành riêng cho anh, mặc dầu trong khu cầu tiêu lúc ấy đã được bảo đảm hoàn toàn không có ai, dĩ nhiên anh phải ăn tại chỗ, chung quanh đầy cứt đái.
Đợt thăm nuôi đầu tiên trong đời tù bắt đầu gần những ngày cuối tháng 10/1976. Đội Mộc có 5 người, trong đó anh Nguyễn Hữu Nhật và tôi, được thăm vào ngày 29/11/1976 cũng là ngày cuối cùng của đợt thăm nuôi. Buổi tối ngày Thứ Bẫy cuối cùng của tháng 10/76, tôi cùng mấy người nữa được chỉ định đi theo 2 vệ binh đẩy nước ra Khu Thăm Nuôi, để đổ nước vào những cái lu đặt trong những lều thăm, cách trại khoảng 2km. Trên đường quay lại trại, có 4 người bộ đội đứng chờ. Chúng tôi được lệnh lôi từ trong một bụi rậm ra một chiếc quan tài bằng gỗ mộc, khiêng lên chiếc xe và đẩy tiếp. Đến gần trại thì bọn họ bảo chúng tôi ngừng lại,họ bắt chúng tôi dấu chiếc quan tài vào một bụi cỏ cao gần đó, và họ cấm không được nói cho ai biết. Chúng tôi thật hoang mang, và không biết chính chiếc quan tài đó sẽ dành cho anh Trụ ngày hôm sau.
Sáng hôm sau, tôi nhớ chắc chắn là ngày Chúa Nhật cuối cùng của tháng 10/1976, không thấy anh Trụ ra khu cầu tiêu như thường lệ, có lẽ họ cho anh đi cầu sớm hơn. Khoảng 7 giờ sáng thì các Nhà Trưởng được lệnh đi “giao ban”. Cỡ gần tiếng sau thì anh Nhà Trưởng quay về tập họp cả nhà lại, thông báo về phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Trụ, đọc tên những người được tham dự phiên tòa gồm Nhà Trưởng và các Tổ Trưởng Tổ Phó, lệnh trên cấm không được bàn tán, nhưng làm sao cấm được, và người ta đoán non đoán già về số phận người anh hùng,người thì bảo chỉ cảnh cáo, kẻ thì đoán mấy năm, cũng có người bảo phải vài chục năm… Tôi nghĩ tới chiếc quan tài dấu trong bụi rậm, và nói khẽ với một người bạn: Tử Hình.
Tự nhiên ruột gan tôi như có ai đang bóp nhào nháo cả lên. Trong một lúc, tôi thấy người và cảnh chung quanh như đang thấy một đoạn phim mà không có tôi trong đó. Tôi không có tên trong danh sách đi dự phiên tòa, nhưng tôi xin và được chấp thuận cho đi thay một người bị “Tào Tháo đuổi” (hình như là “Hùng Mặt Mâm”, không thuộc đoàn tù từ Trảng Lớn). Những bạn tù từ những trại quanh vùng cũng bị điệu đến, chật kín cả hội trường.

CÔNG LÝ LÀ CÔNG LÝ, CÔNG LÝ LUÔN LUÔN THẮNG
Bên ngoài, chung quanh hội trường, là một hàng rào bộ đội súng cầm tay. Bên trong, mấy chục cái ghế nhỏ được xếp thành 2 hàng ở trên cùng, dành cho các lãnh đạo và cán bộ các trại.
Trên sân khấu có vài cái bàn dài kê liền nhau trải vải bên trên, sau bàn phía trên cao là hình Ông Thần Đói Hồ Chí Minh với lá đại kỳ Cờ Đỏ Sao Vàng trông thật lạnh lùng chết chóc. Mặt tiền sân khấu,ở trên cao là mấy hàng chữ đỏ nền vàng mà nổi bật nhất là mấy chữ “Tòa Án Quân Sự Khu 7”, trên và dưới sân khấu cả 2 bên là những toán bộ đội võ trang đứng nghiêm chỉnh. Vành móng ngựa là 1 tấm “cover”, đó là nửa cái ống cống bằng sắt, có khía, hình bán nguyệt, đường kính khoảng trên 1m50, của Mỹ để lại. Khi mọi người, mọi việc đã được ổn định đâu vào đấy, tất cả được lệnh đứng lên. Một tiếng hô nghiêm thật to, Thượng Úy Mão Chính Trị Viên Tiểu Đoàn cùng tên Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng ra tận cửa đứng nghiêm chào đoàn xử án và mời lên sân khấu.
Trên sân khấu, ngồi chính giữa bàn là 2 tên lớn nhất đều mang quân hàm Trung Tá, phái đoàn khá đông, cả chục tên, có đứa ngồi hàng ghế dưới sân khấu. Sau đó, anh Nguyễn Ngọc Trụ được dẫn ra, cởi trói, bị đứng vào trong tấm sắt tròn gọi là vành móng ngựa. Một cây đèn dầu được thắp lên, kèm theo một lời thuyết minh rất dõng dạc: Cây đèn này là tượng trưng cho ánh sáng công lý. Một tấm sắt “tàn dư Mỹ Ngụy” và một cây đèn tù mù để tượng trưng cho ánh sáng công lí cách mạng!!! Khắp cả Thế Giới, có sân khấu hề nào hí lộng hơn, ngu xuẩn hơn, khôi hài hơn cái sân khấu được tạo ra bởi “đỉnh cao trí tuệ loài người” như thế này?
Bản ly lịch đọc trước tòa, tôi chỉ còn nhớ một phần: Nguyễn Ngọc Trụ,Trung Úy, Cao Học Luật, Giáo Sư Chính Trị Trường Võ Bị Đà Lạt; tên cha là Nguyễn văn Thắng, Trung Tá Cảnh Sát, đang cải tạo ngoài Bắc; (mẹ và vợ: không nhớ); có vợ và 2 con. Sau vài thủ tục lấy lệ, tòa hỏi: Sau khi nghe giới thiệu Thành Phần Xử Án, tội phạm N.N.Trụ có cần thay đổi ai không?
– Thưa quí tòa, tôi nghĩ không cần thiết. Tòa hỏi tiếp, “N.N.Trụ, anh có phải là nhà trí thức không?”. Anh Trụ ngắn gọn: Thưa quí tòa, đúng. Tiếp theo là những câu hỏi để gài tội, một cách vu vơ rất khờ khạo. Tên Trung Tá đóng vai “Công Tố” lôi cả ông bà cha mẹ ra để buộc tội “bị cáo”. Những lời buộc tội, được đọc từ một tờ giấy viết sẵn mà cứ vấp váp vì đọc không thông, tới bây giờ vẫn còn tìm được trên những tờ báo trong nước như: tay sai đế quốc, phản động, nợ máu… Chủ yếu tên “Công Tố” tập trung vào tội: “đã cử người trốn trại để đưa tàn quân quay lại giải thoát đồng bọn, đã xúi dục những “cải tạo viên” chống lại đường lối chính sách khoan hồng...” Phiên tòa không có luật sư biện hộ, nhưng anh Trụ được phép phát biểu sau phần buộc tội.
Anh phủ nhận tất cả mọi lời cáo buộc, và dẫn giải rằng những người đang kết tội anh mới chính là kẻ có tội. Anh nói rất ngắn gọn, nhưng thật sắc bén. Một lần nữa, tại tòa, anh xác nhận anh chỉ muốn giảng giải Thuyết Cộng Sản cho chính những người gọi là Cộng Sản mà không biết gì về Lý Thuyết Cộng Sản. Đáp lại lời cáo buộc “không chịu cải tạo”, anh nói: “Tôi rất muốn được “cải tạo”, nên mới bày tỏ hết tư tưởng ra để cho cách mạng thấy mà cải tạo, đấy là tôi đã đáp ứng đúng yêu cầu “thành khẩn khai báo” của Cách Mạng, và tôi đã thành khẩn khai báo tư tưởng bằng chính những lời phát biểu thật thà của tôi. Thưa quí tòa, Công Lý là Công Lý, Công Lý luôn luôn thắng. Tôi tin vào Công Lý và chấp nhận mọi số phận cho niềm tin đó.”
Sau mươi phút gọi là nghị án, chắc các quan tòa vào bên trong làm điếu thuốc lào hay nhấm nháp cái gì đó, vì với thời gian mươi phút làm sao vừa “nghị” vừa đánh máy xong bản án dài mấy trang, ông tòa Trung Tá cầm mấy tờ giấy đánh máy sẵn, đọc liền tù tì hàng trăm chữ “Chiếu” với “Xét Vì” rồi mới tới chữ “… Quyết Định: “Tử Hình Tội Phạm Nguyễn Ngọc Trụ”. Bản án phải được thi hành ngay sau khi phiên tòa bế mạc”. Tới đây thì “ánh sáng công lý cách mạng” từ tù mù đã trở thành tối thui, vì chiếc đèn dầu đặt trên bàn đang bập bùng với cái bóng đèn đã bị muội khói ám đen nghịt.
Ngay khi 2 chữ “tử hình” vừa phán xong, một người trong đoàn xử án thổi tắt phụp “ngọn đèn công lý” đã bị ám khói đen thui, vừa lúc có 2 thằng vệ binh phóng tới anh Trụ, mỗi đứa một bên, chộp 2 cánh tay anh kéo giựt về sau và trói, tên thứ 3 tiến lên tay cầm một cái giẻ. Anh Trụ nói lớn “Xin đừng bịt mắt tôi.”. Anh không vùng vẫy chống cự, nhưng anh cố ưỡn thẳng người lên, hướng về phía anh em và kịp nói to “Chào các anh em ở lại tôi đi.” trước khi bị nhét giẻ vào mồm và bịt mắt dẫn đi.
Không kể những thủ tục rườm rà, phiên tòa chỉ diễn ra không đầy 1 giờ. Mọi người giải tán, cả ngàn người không một tiếng nói, chờ nhau ra khỏi hội trường. Đoàn tù im lặng cúi đầu lầm lũi bước,chỉ nghe tiếng những bước chân mộng du trên sỏi đỏ,và xen lẫn thỉnh thoảng có tiếng “chó cắn ma” tru lên lạc lõng “khẩn trương lên”. Cả ngày hôm ấy không ai thiết ăn, dù có đồ ăn thăm nuôi chia sẻ với nhau. Thấm thía hơn bao giờ câu “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.”
Dù đã bị cũng như chứng kiến biết bao nhiêu thương đau mà “đảng và Cách Mạng” đã gieo rắc, đôi khi tôi vẫn nghi ngờ tấm lòng…khát máu của loài ma cà-rồng. Suốt hơn 30 năm sau phiên tòa ấy, đôi khi tôi vẫn thầm mơ ngủ “Hay là bản án tử hình ấy chỉ làm giả để răn đe số đông, còn anh Trụ thì được đem đi giam nơi khác?”, vì chính chúng tự biết anh Trụ không làm gì hết mà chỉ có “tội” nói thật lòng. Mãi cho tới khi tìm được anh T.T.T. vào cuối tháng 3/2008 (ở khác nhà nhưng cùng một trại với tôi trong Khu An Dưỡng Biên Hòa), tôi mới hoàn toàn hết nghi ngờ lòng dạ của cái đảng cướp của giết người kia, vì chính anh T.T.T. là người đào lỗ và chôn cái xác chi chít những lỗ đạn của anh Trụ. Xin đọc môt đoạn trong thơ của T.T.T. viết ngày 25-03-2008:
“Sáng sớm khoảng 3 giờ sáng, tổ của tôi, gồm toàn là cuộc trưởng cảnh sát lớn tuổi và chỉ có tôi là người trẻ của quân đội, bị kêu đi công tác khẩn; khi ra đến cổng trại thì có một toán bộ đội khoảng mười người đón nhận chúng tôi. Mươì người tù mà đến mười bộ đội đi kèm, chúng tôi linh cảm có điều gì ghê gớm sắp xảy ra. Đi khoảng 200 thước thì có tiếng lên đạn, tiếp theo là tiếng hô đứng lại, tình hình rất là căng thẳng; một người bộ đội đi vào lề đường và kêu chúng tôi vào lôi chiếc xe bốn bánh loại dùng để kéo (rờ-mọt), ở trên xe có cái hòm gổ.
Đi khoảng 500 thước thì dừng một lần, và chúng tôi cũng không định hướng được là đi đâu; đến khoảng 5 giờ sáng thì nằm nghỉ ở ngoài một ụ đất cao quá đầu người. Đến sáng thì chúng tôi nhận ra được là đang nằm ở khu chống pháo kích của thiết giáp VNCH, gồm nhiều ô vuông với vách đất có chỗ cho thiết giáp ra vào. Đến gần trưa thì có một đoàn xe jeep băng qua trảng trống đi thẳng đến chỗ chúng tôi, đám bộ đội đi với chúng tôi lại lên đạn và nói là ngồi yên không được nhúc nhích. Tôi nhìn thấy một người cao lớn hơn những người khác bị trói và xô đẩy đi vào trong ô vuông phía sau vách đất, khoảng 10 phút sau thì chúng tôi nghe nhiều tràng AK và 2 tiếng súng ngắn một phút sau đó. Sau hai tiếng súng ngắn, chúng tôi được hộ tống vào trong ụ đất, và thấy cuốc xẻng đã có sẳn tại chỗ, anh Trụ nằm dưới chân cột chân bị trói và mắt bị bịt.
Một tên Trung tá VC hỏi chúng tôi có ai là học trò anh Trụ không và nói “tên này ngoan cố đến cùng”, chúng tôi lắc đầu không nói gì cả. Một tên Trung tá khác nói với chúng tôi “Các anh làm thủ tục của các anh đi”, khi thấy chúng tôi không hiểu anh ta nói tiếp “Quỳ lạy và cầu nguyện đi”, chúng tôi không ai nhúc nhích, hắn ta bèn nói tiếp “Chôn nó đi”. Tôi cởi trói và tháo băng bịt mắt cho anh Trụ, trên người anh lỗ chỗ toàn vết đạn và máu ra không nhiều, da anh trắng bệt, gương mặt bình thản không có vẻ đau đớn gì nhiều. Chúng tôi chôn anh xong về láng mới nghe kể chuyện xãy ra tại toà. …Đó là những gì tôi có thể tường thuật cho anh được, còn về tâm sự thì không có gì đặc biệt, tuy nhiên tôi mong gặp gia đình anh Trụ để có thể nói ra những gì anh Trụ đã nói với tôi trước khi bị nhốt connex…..”. (những “ô vuông với vách đất” trong thư của T. có lẽ là những “ụ thiết giáp”).
Có nhiều người coi “Hồn Thiêng Sông Núi” như là một vị thần đầy phép tắc để khấn vái. Một cách giản dị, tôi chỉ hiểu Hồn Thiêng Sông Núi chính là Di Sản Văn Hóa, là Lịch Sử Dựng Nước và Giữ Nước bằng xương máu của Cha Ông mà bổn phận thế hệ đang thừa hưởng phải giữ gìn và phát triển, để bảo hộ cho những thế hệ tương lai tiếp nối. Trong y nghĩa đó, Tâm và Huyết của anh Trụ đã làm lên Hồn Thiêng Sông Núi, mà nhà ái quốc Phan Bội Châu gọi là “hồn thành thánh” và “phách hóa thần”. Nguyễn Ngọc Trụ, một kẻ sĩ anh hùng, chính là Hồn Thiêng Sông Núi.
 
TÙ CỰU (XM520)