Thursday, August 13, 2015

Câu Chuyện Cảm Động của một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ từng bị Tù VC William S. Reeder


We reap what we sow from life to life (Buddha's Teachings)


Lời nói đầu:
Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người “anh hùng” được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình.
Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku). Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ, có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn gọn trong phần tổn thất của quân bạn: “Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích”. Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ.
NHT

o O o

Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nhì của tôi khởi đầu vào ngày 7/12/1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của TT Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài.
Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt tấn công mà người Mỹ quen gọi là “Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972″ (1972 Easter Offensive)*. Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây.

*[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng “Mùa Hè Đỏ Lửa” thay cho “Easter Offensive”]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây – giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.

Hôm đó là ngày thứ hai 09/5/1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung với tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!

Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phong thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ.

Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.

Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.

Sau khi cất cánh khỏi phi trường Kontum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.

Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim – dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.

Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngày trước khi bị bắt.

o O o

Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền, và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá.

Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger còn sống.

Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông – là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì cũng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắt ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái “cầu” này để vào trại.

Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ – gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bị gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!

Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.

“Nhà vệ sinh” này thực ra chỉ là vài cái hố xí để bạn phóng uế xuống. “Vấn đề” là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có “nhu cầu”, người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là “nhà vệ sinh” ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không có bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.

Theo ký ức của tôi thì nước uống không có “vấn đề”. Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có “vấn đề”. Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được “chiêu đãi” bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây “yucca” ở châu Mỹ La-tinh. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hề được cạo râu.

Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.

Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.

o O o

Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!

Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi “phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi”, tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.

Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.

Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái ngược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.

o O o

Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực, mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.

Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, tôi còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất cả sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình ngày càng tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng, kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.

Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.

Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực.. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!

Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậy, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.

o O o

Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bước đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây “cầu” bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng vào người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!

Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm công việc áp giải.

Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới “khách sạn Hilton – Hà Nội” lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.

o O o

Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.

Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh thứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.

Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho “trang chủ” mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong một ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.

Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, trở ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.

Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh – vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết. Và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
NGUYỄN VĂN XANH, một người như mọi người!

William S. Reeder
Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa.

 “Thái Dương” NGUYỄN VĂN XANH
——————————–


Bill Reeder  
MY FRIEND XANH – Bill Reeder in Vietnam


NOTE: This article first appeared in the VHPA Aviator magazine 2009 Vol. 27, No. 2. It is here in the Memories Book of the Battle of Kontum web site with the permission of Bill Reeder.

I began my second tour of duty in Vietnam on December 7, 1971. President Nixon’s policy of withdrawal through “Vietnamization” was well underway. The burden of fighting the war was being passed more fully to the Vietnamese and U.S. troops were being brought home at a dramatic rate. Indeed, and ironically in retrospect, the plan seemed to be going well. There was little enemy activity inside South Vietnam and the insurgent guerrilla war had pretty well ended. But the regular army forces of North Vietnam were growing in strength just across the borders in Laos and Cambodia, as our missions in support of MACV-SOG clearly showed.

The relative calm that had settled over the guerrilla war in the South was not to last long. In the spring of 1972, the North Vietnamese launched their major offensive of the war. It became known as the 1972 Easter Offensive. It was not an uprising of the insurgent Viet Cong, as had been the case in the Tet Offensive of 1968. Instead, this campaign was a series of conventional attacks by the regular North Vietnamese army across the demilitarized zone (DMZ) from Communist North Vietnam, and from sanctuaries in Laos and Cambodia with advances designed to cut the country of South Vietnam in half through the Central Highlands, and to strike the Southʼs capital city of Saigon. The Communists failed in 1972 after some very hard fighting by the South Vietnamese army and air force, and the determined help of those American forces remaining.

The offensive began in April 1972 with advances of North Vietnamese forces toward Saigon from out of Cambodia, and attacks toward the ancient capital of Hue from out of North Vietnam across the DMZ. The final movement of this well orchestrated battle plan came from northern Cambodia and southern Laos as the North Vietnamese army attempted to replicate the 1954 successes of the Viet Minh against the French in wrestling control of a wide belt across the central part of the South, and destroying French military capability in the process. In 1972, the Communist armies achieved some initial success, but were denied every major objective. In the north, they advanced only to Quang Tri, and were there defeated by South Vietnamese airborne. In the south, they moved only as far as An Loc before being defeated. And in the Central Highlands, they captured some outposts surrounding Kontum, but were again defeated.

I recount this bit of history as background to a personal drama that played out at this time for me, and for a South Vietnamese Air Force pilot named Xanh Nguyen, or actually Nguyen Xanh by Vietnamese name ordering, for they always place the last name first.

When the 1972 Easter Offensive began, I was an AH-1G Cobra attack helicopter pilot with the 361st Pink Panthers, flying from the American base at Camp Holloway, near Pleiku, in the Central Highlands. Lieutenant Nguyen Xanh was with the VNAF Jupiter 530 Squadron, flying A-1 Skyraider fixed wing attack airplanes from Pleiku airbase at the same time. We did not know each other, had never met or even seen each other.

On May 9, 1972, I was launched at dawn on a tactical emergency as mission lead of a flight of two Cobras to support the besieged army camp at Polei Klang – almost due west of Kontum and not too far from the Cambodian border. There were North Vietnamese infantry and tanks attacking the base, and the situation was grim. We made several runs and expended all our rockets, grenades, and machine gun ammunition and headed to Kontum airfield to re-arm and re-fuel. My other crew member in the front seat of the Cobra, my co-pilot/gunner, was First Lieutenant Tim Conry from Phoenix, Arizona. Tim was the most outstanding young officer I had known, and for that reason, I tucked him under my wing as his platoon leader, and from his arrival in the unit, he always flew with me. He excelled as an aviator and as a man. And he would become a hero that day.

On our way back out, we were diverted to a larger attack taking place at another camp situated right at the Tri-Border, the spot where the borders of Vietnam, Laos, and Cambodia all come together. The place was called Ben Het. There was a Vietnamese ranger battalion of about 300 and two American advisors, Mark Truhan and Bob Sparks. They were under attack by elements for two North Vietnamese divisions (several thousand soldiers) supported by tanks. The tanks had penetrated the perimeter, and enemy infantry occupied much of the base. En route to Ben Het, I glanced toward Polei Klang as I flew abeam. There was a lot of activity, and I could see A-1 Skyraiders in their bombing patterns. I then saw one of the A-1s hit and crash in flames. The pilot ejected and I could see his parachute. I radioed for permission to go to Polei Klang and cover the rescue. Permission was denied. I asked again, denied, more tersely this time, again. I didn’t yet know the degree of urgency at Ben Het, but was infuriated at the moment for not being allowed to help another pilot in obvious need.

I flew into a hornet’s nest at Ben Het. When we arrived, we saw tanks within the perimeter wire, and enemy infantry everywhere. The friendly survivors had consolidated in the command bunker at the center of the camp and were fighting hard to keep the enemy at bay. We fired some ordinance and then supported a special helicopter with a new type of tank killing missile. When we’d expended all our ordnance, we returned again to Kontum to once again rearm and re-fuel. We then launched back out on our third combat mission of the day, returning to Ben Het.

After take-off from Kontum, we were asked to escort a re-supply helicopter into Ben Het. The beleaguered force was running desperately low on ammunition, and had no more anti-tank ammunition at all. We joined with a Huey helicopter carrying the ammunition resupply, and escorted him into Ben Het, low level, on the tree tops, as we’d done so many times before on our special operations missions across the border. We approached the camp with guns blazing, ours and theirs. In my front seat, Tim was laying down a well aimed path of protective devastation with the mini-gun and grenade launcher in our turret. I was firing pairs of rockets. At the same time, we were engaged by numerous enemy small arms and anti-aircraft weapons as we continued inbound. The Huey successfully completed its critical mission, largely because of Tim’s carefully directed suppressive fire. The Huey came to a very brief hover, kicked off the ammo boxes and lifted out. We turned to cover his departure and immediately began taking hits from several enemy weapons. My Cobra came down spinning and burning. We crashed and exploded a moment later. Tim and I just got out. He died later that day. I had a badly broken back, burns on the back of my neck, a piece of shell fragment sticking out of my ankle, and superficial wounds on my head and face. I was in the midst of many hundreds of attacking enemy soldiers.

Mark Truhan, one of the two American advisors at Ben Het, sent out a force to try to get to me, but after a number of casualties, they had to abort their mission. Gutsy move. Their own survival was tenuous. I could crawl about in great pain, and did move to cover and then out of the immediate area, able to evade my foes for three days before being captured. I was interrogated for a couple of days; treated pretty brutally. I was a physical mess. My back was broken. My ankle wound had filled my boot with blood that was now dried solid. I was three days unshaven. I’d had no control over my bowels or bladder and had soiled myself badly. And I’d had several leaches cling to my body, all of which I’d pulled off, except for one which unknowingly was half way into my left nostril. My captors got a laugh from that. I was questioned, beaten, threatened, and had my arms tied behind my back with the ropes increasingly tightened during interrogation, until finally both my shoulders dislocated as my elbows were pulled tightly together against my broken spine. Finally, the interrogations ceased, and I was marched for three days to a jungle prison camp that, by my estimation, must have been just across the border in northern Cambodia. I was given my boots back, but no laces and no socks. After three days of walking, my feet were like raw hamburger by the time I limped, in much pain, up to the entrance to my first prison.

The site was typical of the image many have of a jungle prison camp. It was carved out of the triple-canopy rain forest and built of bamboo. The camp was surrounded by a bamboo wall that was reminiscent of an old cavalry frontier fort in the American West. There was one wall concentrically within another, with a ditch dug between the two, almost moat-like. In the ditch were many punji stakes – pieces of bamboo, knife sharp, dipped in human waste and stuck in the ground. If you fell on these, you’d die of a wound to a vital organ, or bleed to death, or at least die of infection if you were not killed outright. Across this ditch was a log that one had to balance across to gain entry to the camp. Inside the walls were many bamboo cages that housed the prisoner population. There were South Vietnamese military, there were indigenous mountain people referred to as Montagnards or Mountainyards who had allied with U.S. Special Forces, and there were two Americans, myself and another helicopter pilot, Wayne Finch, captured a month earlier. At least a couple hundred prisoners altogether.

Conditions in this camp were deplorable. We lived like animals. We were kept in cages, most of which were not tall enough to stand up in. That wasn’t necessary anyway, because they kept our feet in wooden stocks. With my broken back, I could not lie back; so I slept sitting up. And every night rats scurried through the cages and nibbled on my ankle wounds, and I couldn’t move my feet in the stocks, and couldn’t keep them away, and I hate rats to this day. The only time we got out of these cages was for a daily toilet call at the camp latrine. The time never seemed to be the same on any given day, and if a prisoner’s internal schedule could not wait for the appointed time (many suffered dysentery) then he went all over himself in the cage. When they did let us out, it was a walk to the “facility” in one corner of the camp. On my first visit, I discovered that the latrine was a couple of holes in the ground that you squatted over to relieve yourself. Problem was that many of the sicker prisoners were not able to hold themselves until getting all the way to the holes, and left their waste in piles all around that area. Some of the very sickest prisoners, near death, were placed in hammocks right next to the latrine, and they would either lay there and soil themselves, time after time, or roll out of their hammock, if they could, and take a couple of steps and go there on the ground. The result was a substantial accumulation of human waste all around the holes that were the latrine. Those able to control themselves were forced to walk through that waste field and squat over the holes. On return to our cages, we had no way to clean ourselves.
I don’t remember water being a problem. It was delivered in pieces of bamboo, and there seemed to be sufficient quantities. It was supposedly boiled, but I still came down with bloody dysentery. Food was a problem. Our diet was almost exclusively rice. We’d get one grapefruit sized ball mid-morning, and another mid-afternoon. Occasionally, we’d get the treat of a tuberous root called manioc. It is very much like (and may be the same as) yucca in Latin American countries.

My weight went from around 190 pounds to something around 120 in just a few weeks. I was skin hanging on bone with beard that grew very long over time. I did not shave for over five months. And I received no medical attention at all. And no one fared any better. The South Vietnamese next to me in my cage had a severe chest wound that had been bandaged long ago, but I never saw the dressing changed, and the hole in his chest wall was never repaired. He was young and strong, but I’m certain he did not survive. We lived like animals, and under these filthy, starvation conditions, without medical care, it seemed that someone died almost every day. The bodies would be carried out and buried on a hillside just outside the camp.

On July 2, 1972, I was taken outside my cage and lined up with a group of prisoners. There were about 25 South Vietnamese and one other American, Wayne. I would soon learn that one of our group was a pilot who had been shot down the same day I had, in an A-1 Skyraider at Polei Klang. The very same Vietnamese pilot I’d asked to go rescue, but been refused. His name was Lieutenant Xanh. I would never forget his name. Never. We were addressed by the Communist camp commander and told that we were going to travel to a new camp, a better camp, a place where we’d get better food and medical care; where we’d get mail and packages from home. He said the trip could take as long as eleven days, and that we should try hard to make it. I envisioned another jungle camp, somewhat better situated, staffed, and supplied, somewhere not too distant in northern Cambodia, or just across the border in Laos. The comment about trying hard to make it did not register in my mind at all – until some days later. I set out barefoot with all of us tied loosely to one another.

After a few days, we’d no longer be tied because we all struggled to just keep moving forward. I was weak from malnutrition, sick with untold disease, and suffering from wounds that were infected and worsening with the aggravation of the journey. I soon began to become plagued by more leaches, on top of everything else. They’d suck blood and cause infections of their own. I must have been a site. Lieutenant Xanh was there suffering the same conditions, fighting his own personal demons, that every step of the way, threatened to destroy your physical ability, or derail your mental willingness to continue. And if you did not continue to march, you would die. In normal life, you have to take some overt action to die. You have to kill yourself. As a prisoner of war, under these circumstances, that truth is reversed. You have to reach deep within yourself and struggle each day to stay alive. Dying is easy. Just relax, give up and peacefully surrender, and you will die. Many did. They died in that first jungle prison camp, and they died along the trail. Some would complete a day’s journey and then lie down to die. Others collapsed on the trail and could not continue.

The group would be marched ahead, a rifle shot or shots heard, and the pitiful suffering prisoner was not seen again. We lost at least half a dozen of our small band of 27 captives, and by the time the journey was over, Wayne Finch, the other American in our group, would be dead as well. The trip turned out to be not an eleven day hike to a new camp in the same vicinity as the one we’d departed. It turned out to be a journey lasting over a three months, taking us several hundred miles all the way up the Ho Chi Minh Trail into North Vietnam and then on to the capital city of Hanoi. It was a nightmare, a horrid soul wrenching nightmare. Every step, every day wracked my body with pain. My infections became worse; disease settled in me. I was near death. My leg swelled at least double in size, darkened in color, filled with puss. It swelled so much, long cracks formed in the skin and puss and bloody stinky fluid oozed from the cracks. I drug my leg like a pendulous sodden club, and its every movement lashed my whole being with the most searing pain; pain that kept my face contorted and a cry shrieking within every corner of my consciousness; pain that was burning a blackened scar deep into the center of my very being.

My bloody dysentery worsened, and I got three different kinds of malaria and several intestinal parasites. And I hovered near death as I tried to reach the end of each horrible day’s journey of eight to ten awful, grueling miles. Each morning I’d begin a personal battle to stand and loudly moan or scream to myself through clenched teeth and pressed lips, as blood ran into my leg and brought a surge of new pain as gravity pulled blood and bodily fluids down into the carcass of leg and pressure grew against decaying flesh and failing vessels. And there was Lieutenant Xanh, suffering badly himself, but always encouraging me, always helping as he could. We’d eat a paltry morsel of rice for dinner, and he’d tell me this was not how Vietnamese ate. There were many fine foods in Vietnamese culture. A Vietnamese meal was a delight. Don’t judge the cuisine by what we were given to eat. I believed him, and did not. And he was right, of course. I tried to maintain a sense of humor. It was hard, but it was necessary. Your spirit is the most important factor in survival, and a sense of humor, even under the very worst conditions, helps maintain spirit, and in spirit lives hope. And again, Lieutenant Xanh helped. He was always concerned about me, and did all he could to help me remain positive, to be hopeful. As bad as things got, I never gave up hope, not even the day I would have died had it not been for Xanh. I mustered all my will each day just to wake, stand, and take a step. Then I fought hard for the remainder of the day to just keep going, to keep moving along the trail. I could barely walk, but somehow I continued, and survived each day, to open my eyes in the morning to the gift of one more dawn.

On the worst day of my life, I fought so very hard. I faltered. I dug deeper. I staggered on. I faltered again, and I struggled more, and I reached deeper yet, and I prayed for more strength. And I collapsed, and I got up and moved along; and I collapsed again, and again; and I fought, fought with all I had in my body, my heart, and my soul. And I collapsed, and I could not get up. I could not will myself up. I was at the end of my life. And the enemy came; the guard looked down on me. He ordered me up. He yelled at me. I could not. It was done. And then there was Xanh. Looking worried; bending toward me. The guard yelling to discourage his effort. He persisted in moving to help me. The guard yelled louder. Xanh’s face was set with determination, and in spite of whatever threats the guard was screaming, Xanh pulled me up onto his frail, weak back, pulled my arms around his neck and clasped my wrists together, and pulled me along with my feet dragging on the ground behind him. Xanh drug me along all the rest of that day. Occasionally, he was briefly relieved by another prisoner, but it was Xanh who carried the burden that day. It was Xanh who lifted me from death, at great risk to his own life, and carried me, and cared for me, until we completed that long day’s journey.

The next morning, I went through the normal agonizing ritual of waking up, and standing, and dragging my leg through those first determined steps. It was more of a struggle than ever before. I mustered the will, and I went on. At the edge of the encampment was a broad log that spanned the rapids of a river. I started across, tried to balance. Pain awful, very weak, equilibrium gone. No sense of balance, worthless leg is throwing me off; begin to slip off the side of the log, then falling onto the rocks in the rushing water below. Xanh and Wayne moved back off the log and came to my rescue. They pulled me from the river and onto the bank. They pleaded for the group to remain at this camp until I was able to travel again. They were ordered away. They would not leave me. They were drug away and forced across the log bridge at gunpoint. And they were marched away with the rest of our prisoner group. I never saw Xanh again.

As far as my fellow prisoners knew, I was left at that camp to die, as others had been. But for some reason, the Communists decided to give me penicillin injections for several days. I began to show some improvement. After a time, I was able to stand, and as soon as I was able to walk again, I was put back on the trail, this time traveling with groups of North Vietnamese soldiers moving north, and accompanied by my own personal guard. It continued to be an agonizing trip, but the worst was behind me. I even found the opportunity to escape once when I got one turn ahead of my guard on the jungle trail. But he quickly tracked me down, and once he decided not to shoot me in his rage, he recaptured me, and the journey continued.

Eventually, I joined with another group of South Vietnamese prisoners as we entered North Vietnam. I was still in pretty bad shape, and very much appreciated this group of South Vietnamese prisoners who helped me continue my awful march north. One in the group became a special friend, to whom I also owe my life. He is Lieutenant Colonel Ke Nghiem. Ke had secreted a gold Cross pen away in the lining of his uniform, for use to gain him some future advantage during his captivity. Instead, at one point when I was very ill with malaria, he traded the pen for six potatoes and then ensured they were prepared and fed to me, one each day. Ke also became my motivator and mentor in the ways of surviving in this beautiful, but hostile land. My journey continued painfully, agonizingly, but ultimately I reached Hanoi. There I went into North Vietnam’s prison system, and ended up at the infamous Hanoi Hilton from where I was released at the end of the war.

I inquired about Lieutenant Xanh after I returned to the United States. I could not find any information. I asked Vietnamese military students attending U.S. Army courses. No one could find any information. After the fall of South Vietnam in 1975, I intensified my search. No information. After several years, I was reunited with one former member of my first group of South Vietnamese prisoners, Tang van Pham, and also one from the second, Ke Nghiem. They sought information for me. First nothing, and then word that Xanh had been re-imprisoned after the fall of Saigon, and then the conclusion that he’d probably died after years of imprisonment. But I still hoped to find some information about what had happened to Xanh and maybe a little about him and his family. I’d done internet searches in recent years, always with no luck. Then a few weeks ago, I tried again. I stumbled onto a site for pilots who’d flown A-1 Skyraiders in the Vietnamese Air Force, some from Xanh’s old unit. I dropped a note to the webmaster, and within days found myself in e-mail contact with Xanh, and then a phone call – the first time we’d spoken in 35 years. I then saw Xanh a short time later in an emotion filled reunion in Southern California. I met his wife and spent two wonderful days sharing stories, good food, and enjoying each other’s company. At our first encounter, I looked upon an older man, but instantly I saw the soul of my beloved friend in his eyes. I’d not seen him since I watched him forced across that log and marched away, knowing that I owed him my life; what there was left of it. But there in the jungle, I made a promise to myself and to Xanh. Since he’d worked so hard to help me live through those two toughest days of my life, I felt like I owed him my very best to try to do my part to make his efforts worthwhile – to survive the rest of my journey and somehow get home at the end of it. What he’d done for me saved my life, and Xanh’s selfless actions gave me even more determination to overcome everything between me and the freedom that waited at the end of my captivity. Xanh Nguyen has always been a great man, and now he is a great American. I am so thankful he was my friend when I needed him, and I am grateful I have found my friend again.

William S. Reeder, Jr., Ph.D. Colonel, U.S. Army (retired)









No comments:

Post a Comment