Wednesday, February 24, 2016

CÁC NIÊN TRƯỞNG TQLC

  Phần I: NT MX. PHẠM VĂN LIỂU:
A-Dẩn nhập của MX Saigon -Tôn Thất Soạn:
Thiếu Úy Tôn Thất Soạn sau khi tốt nghiệp khóa 4 Thủ Đức 1-6-1954, trở về trình diện BTL. Quân Khu 2, Miền Trung-Huế, đáo nhậm đơn vị đầu tiên là tiểu đoàn 42 VN đồn trú tại Mỹ Chánh-Quảng Trị; tiếp theo giữ chức vụ ĐĐP/ĐĐ3 đồn trú tại Diên Sanh cũng là nơi đồn trú của Chi Khu Quân Sự Diên Sanh vẫn còn do sĩ quan Pháp chỉ huy.
Ngày 1-10-55, sau khi thụ huấn khóa pháo binh 106ly/4'2 tại trường Võ Bị Dalat thì được lịnh của Bộ Quốc Phòng bổ sung về Binh Chủng TQLCVN để phục vụ PĐ 106 ly TQLC đang được thành lập đồn trú tại tỉnh lỵ Mỹ Tho.
Đầu năm 1956, Trung úy Tôn Thất Soạn trình diện BCH Liên Đoàn TQLC đóng tại trại Cửu Long, Thị Nghè-Saigon. Trg/úy Tôn Thất Soạn được gặp CHT-TQLC là Thiếu Tá Phạm Văn Liễu. Sau khi chào hỏi, Th/T Liễu đã ân cần niềm nở và cấp sứ vụ lệnh cùng xe jeep cho Trg/Úy Soạn về Mỹ Tho để đáo nhậm Đại Đội Sơn Pháo 106ly TQLC…

B-Giới thiệu về MX PHẠM VĂN LIỄU:
…Trong hồi ký ‘TRẢ TA SÔNG NÚI” tác giả MX Phạm Văn Liễu đã kể về việc “THÀNH LẬP TQLCVN” như sau:
"Đầu tháng 12-1954, Tôi vào Saigon trình diện Bộ TTM, ngày ấy vẫn còn xử dụng doanh trại trên đường Trần Hưng Đạo-Chợ Lớn. Vì là một sĩ quan thâm niên trong ngành Tuần Giang và Xung Kích, từng theo học lớp sĩ quan căn bản Hải Quân Khóa 1 Nha Trang, được huấn luyện về đổ bộ trên các chiến hạm Pháp, thực tập với các đoàn biệt kích trong Liên Đoàn Biệt Kích Miền Bắc VN (Groupement des Commandos du Nord Viet Nam) với 2 đoàn biệt kích nỗi danh Ouragan và Tempete của Hải Quân Pháp Tôi được giao phó trách nhiệm thành lập THỦY QUÂN LỤC CHIẾN của Quân Đội Quốc Gia VN.
Văn phòng thoạt đầu được đặt tại tòa nhà phụ bên phía mặt của Bộ TTM, chung với BCH Thiết Giáp do Thiếu Tá Dương Ngọc Lắm chỉ huy. Theo tôi về Saigon còn có Trung Úy Lê Nguyên Khang, 2 sĩ quan Pháp  Đại Úy Bore và Đại Úy Ferruci, thành thạo về tổ chức, văn thư, sổ sách, phụ giúp tôi việc văn phòng.
Thoạt đầu, các Liên Đoàn Tuần Giang 1,2,3 trở thành 3 đơn vị cơ bản của lực lượng TQLCVN. Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng, K.5 Dalat, người bạn thân của tôi đang chỉ huy Liên Đoàn Tuần Giang số 1 đóng tại căn cứ Khánh Hội. Thời gian này, theo tổ chức TQLC trực thuộc BTL Hải Quân do Thiếu Tá Lê Quang Mỹ chỉ huy. Trung Úy Lê Nguyên Khang phụ tá tôi về văn phòng. Cố Vấn cho Tôi là Đại Úy Breckenridge USMC thuộc phái bộ Cố Vấn Mỹ mới thành hình tại Saigon. Huy hiệu Binh Đoàn TQLCVN mới đầu được nghĩ ra là hình vuông màu ĐEN làm nền, vòng tròn ĐỎ ở trong, giữa có ngôi sao TRẮNG. Đơn vị đầu tiên được thành lập là Tiểu Đoàn 1 TQLC đóng tại Nha Trang. Các đơn vị tiền thân của Tiểu Đoàn này gồm đơn vị biệt kích Bắc Việt và Liên Đoàn Tuần Giang Xung Kích số 3. Đại Úy Bùi Phó Chí được đề nghị làm TĐT.
Đại Úy Delayen, thuộc LĐBKBV làm cố vấn. Đại Úy Delayen và Tôi từng quen biết trên chiến trường khu Nam Bắc Việt. Ông là một sĩ quan rất can đảm và anh dũng, nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
Đầu năm 1955, tôi được thăng cấp Thiếu Tá, Trung Úy Khang lên Đại Úy. Thành lập xong TĐ1, chúng tôi bắt đầu thành lập TĐ2 TQLC. Căn bản lấy đơn vị biệt kích Bergerol, nỗi danh trong Nam. Đơn vị này có 4 đại đội tác chiến do 1 Thiếu Tá Pháp gốc Đức chỉ huy. Đại Úy Nguyễn Văn Nam phụ tá, các ĐĐT là Trung Úy Nguyễn Văn Hay (tự Hai Chùa), Trung Úy Thạch Hốt gốc Miên, Trung Úy Nguyễn Văn Khái, Trung Úy Nguyễn Văn Châu. v.v các sĩ quan phụ lực quân này khi chuyển qua QĐQGVN họ được giữ nguyên cấp bậc cũ. Cũng thời gian này, chúng tôi thành lập một đơn vị “Corps Franc” dựa theo tổ chức đại đội Biệt Kích miền Bắc (giống đại đội Thám Báo sau này) giao cho Thiếu Úy Trần Văn Nhựt K.10 Dalat chỉ huy.
Chúng tôi cũng được phép tổ chức đơn vị pháo binh cho Binh Đoàn, gồm 12 khẩu 4'2/106 ly mới được Hoa Kỳ viện trợ.
Tháng 6-1955, Phủ Thủ Tướng bổ nhậm Trung Tá Lê Quang Trọng, K.2 Huế, sĩ quan người Huế làm CHT Binh Đoàn TQLC. Trung Tá Trọng cử tôi làm TMT, Đ/U Nguyễn Kiên Hùng TP3, Đ/U Khang TP4, Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang TP1, Trung Úy Huỳnh Văn Nhàn TP2. Trg Tá Trọng là một sĩ quan giỏi, nhiều tính chất văn nghệ, cư xử khéo léo, thân mật với anh em. Sau chiến dịch Hoàng Diệu, Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng được cử làm TĐT- TĐ2 TQLC, Đ/U Nguyễn Văn Nam TĐP, đóng tại Rạch Dừa, Vũng Tàu.
Cuối năm 1955, Trung Tá Trọng được nhậm chức TL Sư Đoàn Khinh Chiến 11 trú đóng tại Cần Thơ. Thiếu Tá Phạm Văn Liễu được chỉ định CHT Binh Đoàn TQLC từ tháng 1 đến tháng 8- 1956."…

C.TIỂU SỬ MX. PHẠM VĂN LIỄU:
Sinh năm 1928 tại Nam Định, Bắc Việt.Qua đời ngày 20-10-2010 nhằm ngày 13 tháng 9 năm Canh Dần tại San Jose, Cali-USA. Tên gọi trong cách mạng: Trần Sơn Nam. Hoạt động tại hải ngoại kể từ 1975 tên là Trần Trung Sơn.
CÁC KHÓA HỌC:
-1950-51 ,trung học Nguyễn Trải,Hanoi.
-1951-52,Võ Bị Liên Quân Dalat,K.5.
-1952,Trường Hải Quân Nha Trang,K.1 lớp căn bản.
-1956-57,Trường Bộ Binh Hoa Kỳ Fort Benning,GA.
BINH NGHIÊP:
-1953: CHP. Liên Đoàn Tuần Giang Xung Kích (LĐTGXK) số 3.
-1953: ĐĐT/Tiểu Đoàn 54, khu chiến Hưng yên.
-1953-54: CHT- LĐTGXK SỐ 3, Nam Định.
-1954-55: thành lập và CHT –TQLCVN.
-1957: TMT trường VBQG-DaLat.
-1957-58: Trung Đoàn Trưởng Trg-Đoàn 39, SĐ 13, Tây Ninh.
-1958-60: TMT- TTHL Quang Trung.
-1964: CHT-TTHL Quang Trung.
-1964: TMT Sư Đoàn 7 BB. Mỹ Tho.
-1964-65: Phụ Tá Hành Quân Quân Đoàn II, Pleiku.
-1965: Thứ Trưởng bộ Thanh Niên, nội các Thủ Tướng Phan Huy Quát.
-1965-66: Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
-1966: Đặc Sứ Lưu Động Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan.
-1967: CHT trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Nha Trang.
-1968: Phụ Tá Đặc Biệt cho TL/QĐIII, Biên Hòa.
-1969: Tổng Thanh Tra QĐIII. Biên Hòa.
-1969: Sĩ Quan Liên Lạc SĐ1KK-HK (1st US Air Calvary Division).
-1969: CHT Căn Cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho.
-1972: Cố Vấn Quân Đội Kampuchia tại Neak Luong.
-1972-73: Phụ Trách khai thông song Cửu Long ,an ninh thủy lộ từ Saigon đến thủ đô Nam Vang.
-1973-30/4/75: Tham Vấn Tại Gia.
HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN VÀ CÁCH MẠNG:
-1944-45: Đoàn Jeune Campeurs.
-1945: Đoàn Thanh Niên Khất Thực.
-1945: Đại Việt Quốc Dân Đảng.
-1946-49: Lưu Vong qua Trung Hoa.
-1960-63: Lưu Vong qua Kampuchia.
-1975-2010: Lưu Vong Tị Nạn tại Hoa Kỳ:
Những nổ lực đấu tranh bằng vũ lực chống cộng sản từ sau 1975 ở Hải Ngoại, đặc biệt là những bí ẩn về Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Quôc Gia..

D-ĐOẠN KẾT:
Lời tâm tình của tác giả MX.PHẠM VĂN LIỄU trên tờ bìa cuốn hồi ký “TRẢ TA SÔNG NÚI” có đoạn:
"... Đã nhiều năm qua, bằng hữu, anh em, thường thúc giục tôi viết hồi ký. Tôi phân vân mãi, nhưng không thể khởi đầu. Một trong những lý do là tôi vẫn nghĩ hồi ký chỉ dành cho những người đã rút chân khỏi cuộc đời hoạt động. Hơn nữa cái tôi thường đáng ghét. Đời tôi tạm gọi có nhiều thăng trầm, vinh nhục ,nổi trôi từ quê cha đất tổ mến yêu đến hải ngoại nhiều phen, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện viết lại chuyện đời mình cho người mua vui dăm ba khắc, vài ngày, tôi không khỏi hổ thẹn. Gần đây, do cơn kích tim, sức khõe bị suy yếu. Anh em thương quí vẫn khuyến khích nhắc nhủ phải tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền. Tôi không thể từ chối, vì đó cũng là tâm nguyện bấy lâu: một lòng, một dạ phụng sự cho Quốc Gia và Quốc Dân. Cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền tại Việt Nam là cuộc chiến không ngừng nghỉ, cần vận dụng bất cứ phương tiện nào có thể có. Bởi thế, hơn một lần tôi nghiền ngẫm việc viết lại những lỗi lầm đời mình dài theo dòng lịch sử quốc dân làm món quà cho những người bạn trẻ. Cổ Nhân dạy: "Dẫm lên sương sớm, nhớ tới mùa Đông". Biết đâu, những kinh nghiệm máu và nước mắt đời tôi chẳng giúp vài ba bạn trẻ nào đó hằng tâm với đất nước, tránh được những vết xe đổ của người đi tước? Đó là tâm nguyện duy nhất của người viết.
Phạm Văn Liễu…"

Phần II: NT. MX. HOÀNG TÍCH THÔNG.
A-Lời giới thiệu của MX. Tôn Thất Soạn:
Khóa 10 sĩ quan hiện dịch Đalạt và khóa 4 sĩ quan trừ bị Thủ Đức cùng làm lễ mãn khóa chung vào ngày 1 tháng 6 năm 1954 tại Saigon. Cuộc duyệt binh khá rầm rộ trên đường Phạm Ngủ Lão – Chợ Cũ. Dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Một số sĩ quan trừ bị Thủ Đức sau đó lần lượt tình nguyện về phục vụ Binh Chủng TQLC đang trong thời kỳ thành lập 1-10-54, gồm có Trung Úy Tôn Thất Soạn, Trung Úy Bùi Thế Lân và Trung úy Hoàng Tích Thông…
B-TIỂU SỬ MX. HOÀNG TÍCH THÔNG:
Trong hồi ký “Cuộc Đời Tôi”, tác giả MX.Hoàng Tích Thông đã tóm tắt sơ lươc “Đời Tôi” như sau:
1. 1928-45 - Thời niên thiếu:
Sinh trưởng trong một gia đình có 7 trai, 5 gái; Tôi là con út, sinh tại Hanoi, VN.năm 1928. Nhưng thuở nhỏ, học tại tiểu học xã Đông Ngạc (Làng Vẽ) Hà Đông. Sau đó là trường trung học Thăng Long Hà Nội và trường Louis-Pasteur cho đến hết lớp đệ Nhị năm 1954. Lúc trẻ ham mê thể thao như bóng tròn, bóng bàn, bơi lội.v.v. Cuối năm 1945, sau khi Việt Minh cộng sản cướp chính quyền thì nghỉ học vì tình hình chính trị xáo trộn.
2.1945-53 - Gia nhập Quốc Dân Đảng:
Trước tiên gia nhập Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (QGTNĐ), một tổ chức ngoại vi của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, Quốc Gia(MTQDĐQG) chống lại Việt Minh cộng sản (VMCS) , theo thứ tự sau:
a) Từ 8/45 đến 2/48:
Tình hình chung khi thế chiến 2 chấm dứt 1940-45.
b) Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (QGTNĐ) trong những ngày đầu thành lập và thụ huấn tại trường Quân Chính Xứ Nhu (Việt Trì) và trường Lục Quân Yên Bái.
c) Chiến đấu trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng (MTQDĐ) tại Đệ Tam Khu Chiến từ Vĩnh Yên tới Lào Kay.
d) Từ 11/1946 đến 2/48:
-Trên đường vào chiến khu Phòng Thô (Lai Châu) qua biên giới Trung Hoa.
-Những ngày chiến đấu trong chiến khu.
e) Từ 2/1948 đến 2/50:
-Trên đường lưu vong tại Trung Hoa.
f) Từ 2/1950 đến 6/50:
-Trên đường rời khỏi Hoa Nam từ phủ thủ Côn Minh (tỉnh Vân Nam) qua Quế Dương (tỉnh Quý Châu), Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây), Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) tới Hương Cảng.
-Cuộc sống tạm bợ tại Hương Cảng và trở về Hanoi VN năm 1949.
3. 1953-75 - Gia Nhập Quân Đội VNCH:
-Nhập học trường SQTB Thủ Đức Khóa 4 ra trường 1-6-54 cấp bậc Thiếu úy.
-Trình diện Đệ Tam Quân Khu Bắc Việt, nhận nhiệm vụ đầu tiên là đơn vị trọng pháo 753 hoạt động ở yếu khu "Bần Yên Nhân", Hải Dương, Bắc Việt.
-1955: di chuyển vào Nam sau hiệp định Paris cùng với đơn vị PB 753, sau đó được sát nhập vào trung đoàn 155 BB tại Nha Trang, sau đổi tên là trung đoàn 5 BB, để thành lập SĐ 2 BB đóng tại Sơn Trà, Đà Nẵng. Với chức vụ ĐĐT-ĐĐ TP 5.
-1957: làm TB3 tiểu đoàn 2, trung đoàn , SĐ2 .BB
-Tháng 1/1958: sĩ quan BTM trung đoàn, SĐ1-Huế.
-Thàng 4/1958: tình nguyện về TQLC, Trung Úy ĐĐT-TĐ1-TQLC, Nha Trang, hành quân với TĐ1 –TQLC tại Kiến Hòa (1960), Cà Mâu, và mật khu Hố Bò QK3.v.v.
-1960: trung úy du học Hoa Kỳ lớp Basic course, Quantico, USMCS Quantico,VA.
-1963: đại úy ĐĐT-ĐĐ1-TĐ1/TQLC, tham gia đảo chánh 1-11-63 tại Saigon.
-1964: thiếu tá TĐT-TĐ2 TQLC, hành quân Kontum, Đức Cơ, Bồng Sơn, Bình Định.
-Tháng 3/1966: du học Hoa Kỳ, Junior course, MCS Quantico, VA.
-Tháng 10/1966: CĐT-CĐ A-TQLC, hành quân Junction City với SĐ 25 BB Hoa Kỳ, tại Tây Ninh.
-1968: Thiếu Tá CĐT-CĐ A, hành quân giải tỏa VC tại Saigon sau đó là Huế.
-1969: Trung Tá LĐT LĐ-147 hành quân Vùng 4 Chương Thiện, Ba Xuyên.v.v.
-1970: Đại Tá LĐT LĐ-147, HQ Cambot.
-Tháng 3/1971: ĐT LĐT-147, HQ lam Sơn 719 Hạ Lào-
-Tháng 10/71: Đại Tá thực thụ theo học Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp Dalat.
-Tháng 11/1972: ĐT/ TLP- SĐ2 BB tại Chu lai, Quảng Tín. HQ giải tỏa VC cửa biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi được ân thưởng Đệ 3 BQHC.
-Tháng 3/75: TLP SĐ2 BB rút về Hàm Tân –Bình Tuy.
-Tháng 4/75: ĐT TLP SĐ2 BB di chuyển HQ phòng tuyến Phan Rang.
-22-4-75: Dt Hoàng Tích Thông đào thoát từ Phan Rang về đến Vũng Tàu.
-30-4-75: tập trung cải tạo tù cộng sản từ Long Giao, ngoài Bắc, trong Nam.
-Tháng 2/88: được tự do sau 13 năm tù cộng sản.
-Tháng 9/1991: MX. Hoàng Tích Thông cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư tị nạn CS theo diện HO.7 định cư tại Santa Ana, California cho đến nay 2-2016.
C. ĐOẠN KẾT:
1. Trong hồi ký ”Cuộc Đời Tôi”, cựu đoàn viên Quốc Gia Thanh Niên Đoàn Nguyễn Đức Linh đã nhận xét:
"...hồi ký của Hoàng Tích Thông đã nói lên một thời trai trẻ có lý tưởng để phụng sự với bầu nhiệt huyết đấu tranh vì dân tộc, với sự mong ước trong sáng, kỳ vọng đất nước giàu, dân mạnh, thoát cảnh nghèo đói tối tăm. Con đường cách mạng của Hoàng Tích Thông cũng là con đường lý tưởng của chung cho tất cả đoàn viên Quốc Gia Thanh Niên đoàn.."
2. Tác giả Mũ Xanh Hoàng Tích Thông đã tâm sự trong cuốn “Cuộc Đời Tôi” :
"…trong số anh em chúng tôi tham gia vào Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đến giờ phút này cũng chẳng còn bao nhiêu, khoảng chừng 20 người, trong số gần 200 người mà một nửa của 20 người đang sinh sống tại Hoa Kỳ và các nước tự do khác. Số còn lại vẫn còn ở trong nước. Thực tâm tôi chỉ muốn ghi lại những ngày hoạt động xa xưa của lứa tuổi đôi mươi trong thời kỳ tranh đấu dành độc lập cho VN để dành riêng cho gia đình QGTNĐ và may ra có thể cùng đóng góp một phần nào trong tài liệu tham khảo của những ai muốn viết về lịch sử tranh đấu của những người Quốc Gia, vì tôi đã may mắn đi chọn con đường dài từ Vĩnh yên tới Phong Thổ Bắc Việt..."
MX.Hoàng Tích Thông SQ QLVNCH, 1954-75.. Hiệu: Quý Minh,Tự: Bất Si, Orange County, CA. USA.

Phần III: NT. MX. Hoàng Lãm
MX. Hoàng Lãm ra trường khoá 4 Phụ Thủ Đức ( Cương Quyết 2 ) tháng 10/1954, Th/uý thuyên chuyển lên Tiểu Đoàn 454 BGM (Bataillon de Garde Montagnard) ở Tiểu Khu Kontum. Khi ấy thì Thiếu Úy Bùi Thế Lân K. 4 Thủ Đức đang ở Tiểu Đoàn 5 BM ( 5 ième Bataillon Montagnard ). Hồi ấy các Tiểu Đoàn ở Cao Nguyên đều còn dưới sự chỉ huy của các sỉ quan người Pháp. Đến năm 1955 khi Pháp rút khỏi VN sau HĐ Geneve thì mới bàn giao cho SQ người Việt và cờ Vàng 3 Sọc Đỏ lần đầu tiền được kéo lên ở sân cờ T/Đ thay cho cờ Tam Tài của Pháp.
Thiếu Úy Cổ Tấn Tinh Châu sau khi ra trường Khoá 5 Thủ Đức năm 1955 cũng thuyên chuyển lên T/Đ 454 và cả Thiếu Úy Nguyễn Đức Ân (TTHL).
-1956: HL được chỉ định làm Sỉ quan Phụ tá Tiểu Đoán Trưởng cho Đ/uý Võ văn Lê ( officier adjoint),hồi ấy không có T/Đ phó.
-1956: khi QĐQG bắt đầu thành lập các Sư Đoàn, vào khoảng cuối năm 1956 thì các T/Đ 454, T/Đ 5 ở Kon-Tum đều nhận lệnh giải tán để lấy quân số bố sung cho Sư Đoàn 12 Khinh Chiến ( tiền thân của S/Đ 23).
Trung Úy Hoàng Lãm và Trung Úy Bùi Thế Lân thuyên chuyển qua Tiểu Khu Kontum, HL được chỉ định làm Trưởng P1 kiêm Trưởng P4, Trg Úy Lân Trưởng P3.
- Cuối năm 1956, ở TK/Kontum chưa được bao lâu, thì Trg Úy Lân và Trg Úy Lãm làm đơn xin đi học khóa sĩ quan căn bản Công Binh tại Hoa Kỳ; Tuy nhiên sau đó không có tin tức gì nên Trg Úy Lãm và Trg Úy Lân đã tình nguyện về TQLC đang thành lập và được Th/Tá TKT Hùnh văn Lạc chấp thuận..
- Tháng 5/1956, Trg Úy Lãm và Trg úy Lân trình diện BCH/TQLC tại Trại Cửu Long ở Thị Nghè. TQLC hồi ấy đang còn Liên Đoàn do Th/Tá Lê Như Hùng CHT. Tr/uý Lân được chỉ định làm Trưởng P3, sau đổi ra TĐ1/TQLC. Trg Úy Lãm làm Trưởng P1. - Tháng 12/1957, đi Mỹ học khoá Basic USMC School ở Quantico / VA cùng với 6 SQ/TQLC khác là các Tr/uý: Tôn Thất Soạn, Ngô văn Định, Nguyễn văn Nho, Phạm Ngọc Thụy, Giang Khánh Tước và Nguyễn Hữu Cát.

- Tháng 8/1958 mãn khoá về nước, được chỉ đinh làm Trưởng P3/BCH/LĐ TQLC vẫn ở Thị Nghè.
- Giữa năm 1960, Đ/uý Lê Nguyên Khang đang là TĐT/TĐ3 được Tổng Thống NĐ Diệm thăng Th/Tá và thay Th/Tá Lê Như Hùng làm CHT/LĐ TQLC. Đ/uý Nguyễn Kim Hương Giang (khoá 1 SQTB Thủ Đuc) vẫn là CHP kiêm TMT. Hồi ấy đầu năm 1960 VC thành lập MTGPMN và phong trào nổi dậy bùng khắp các tỉnh ở Miền Nam, đặc biệt ở Bến Tre tình hình rất nặng, TQLC được lệnh của Bộ TTM đưa hết cả LĐ gồm có TĐ1/TQLC, TĐ2/TQLC và BCH/LĐ tăng phái cho QK5 để bình định vùng Bến Tre/ Kiến Hoà. Trước khi đi thay vì để Đ/uý Nguyễn Kim Hương Giang đang là CHP kiêm TMT ở nhà, Th/tá Khang lại mang Đ/uý Giang theo ra hành quân và chỉ định Trg Úy H.Lãm XLTV BCH/ LĐ/ TQLC kiêm Q/TMT.
-Chính biến tháng 10/1960: Khoảng 2 giờ chiều ngày 10 tháng 10/1060, Đ/uý Nguyễn Kiên Hùng TĐT/TĐ3/TQLC, đóng quân cùng Trại Thị Nghè qua BCH gặp H.Lãm để lệnh cho Tr/uý Hình SQ Quân Lương (OD) của LĐ, phát tiền ăn nửa tháng sau của tháng 10, H.Lãm nói bửa nay mới 10 Tây mà, Đ/uý Hùng nói nhân ngày mai có xe của BCH liên lạc với hành quân ở Miền Tây nên cho xe của TĐ tháp tùng theo để mua lương thực cho rẻ, H.Lãm nghe cũng hợp lý, chứ thật ra theo quy định thì tiền ăn chỉ phát ngày 1 và 15 mổi tháng. (Đây là một trong những điều mà sau này Đ/Tá Đổ Mậu Giám Đốc Nha ANQĐ hạch tội H.Lãm có dính líu đến đảo chánh).
Nửa đêm ngày 10/10/60 khoảng 1 giờ sáng, nghe súng nổ càng lúc càng nhiều, H.Lãm vội vàng lái xe vào Trại Cửu Long, mới hay là Đ/uý Hùng lấy xe cơ hữu của TĐ3 chở được 2 Đại đội ra khỏi Trại và dặn Đ/uý Mã Viết Bẳng TĐP sẽ cho đoàn xe trở về chở tiếp 2 Đại đội còn lại. Trg Úy H.Lãm cho lệnh đóng cồng Trại và sau đó nhận lệnh trực tiếp của Đ/Tá Hồ Tấn Quyền TL/HQ để Đ/uý Bằng dẩn bộ 2 Đại đội qua cầu Avalanche (cầu sắt nhỏ bắt qua Rạch Thị Nghè nối Trại Cửu Long với phía sau của Hải Quân Công Xưởng) qua đường Cường Để ra Bến Bạch Đằng trình diện Đ/Tá Quyền cùng vào Dinh Độc Lập ở cửa đường Nguyễn Du chống lại phe đảo chánh.
Vào khoản 11 giờ thì Thiếu Tá Nguyễ Đức Vân TMT/BTL/Hải Quân gọi điện thoại bảo H.Lãm gửi gấp 2 Trung Đội tác chiến với 2 đơn vị hỏa lực trình điện BTL/HQ ở Bến Bạch Đẳng, H. Lãm cho biết là TĐ3TQLC không còn lính, lính tại ĐĐ/CH Công vụ thì khộng phải là lính tác chiến mà hầu hết là lính để đua xe đạp, bơi lội v.v..
Cuộc đảo chánh thất bại do chính là nhờ 2 ĐĐ của Đ/U Bẳng đã vào được Dinh Độc Lập để chống lại, ngày 12/10/60 thì Đ/U Hùng, Tr/U Nguyễn Công Minh (Emile), Tr/U Võ Kỉnh, Th/U Lê văn Toán và Th/U Thái Trần Trọng Nghĩa (Thủ khoa Khoá 14 VB ) chạy thoát sang Nam Vang bằng máy bay.
- 13/10/60 , Thiếu Tá Lê Nguyên Khang cùng BCH/HQ/TQLC về lại Trại Cửu Long thì H.Lãm trở lại Trưởng P3.
-Tháng 7/1961, Đại Úy Hoàng Lãm và Tôn Thất Soạn theo học Khoá AWS Junior Shool ở Quantico/VA, Tr/U Lê Đình Quế thay thế TP3.
-Tháng 7/1962, sau khi về nước H.Lãm thuyên chuyển về TĐ3/TQLC ở Tam Hà Thủ Đức làm Phụ tá cho Đ/U Dương Hạnh Phước TDT.
-Tháng 2/1063, H.Lãm thuyên chuyển về P/3 Bộ TTM và tháng 8/1963 thì được lệnh Biệt Phái về Phủ Đặc Uỷ TUTB và phục vụ cho đến ngày 30 Tháng 4/1975.
-30/4/75 không thoát kịp kẹt lại, tù 17 năm qua các trại từ Nam ra Bắc vào Nam:
-Long Thành
-Thủ Đức
-Nam Hà
-Hoả Lò
-Hà Tây
-Nam Hà (lần thứ 2)
-Hàm Tân ( Z 30 Đ )
Ra tù tháng 2/1992. Qua Mỹ tháng 3/1993 theo diện H0.14, định cư tại TP Rosemead Nam California cho đến nay 2016.
Thật ra thì thời gian ở TQLC vào khỏang 6,7 năm tham mưu nhưng MX. Hoàng Lãm rất yêu thích Binh Chủng, TQLC đã để lại cho H.Lãm những ấn tượng rất sâu sắc và những kỷ niệm với các chiến hữu Cọp Biển thì không bao giờ quên được.
 
TQLC. Tôn Thất Soạn sưu tập.
Iowa City, Iowa 2-2-2016.

No comments:

Post a Comment