Kính nhớ tất cả những anh hùng đã vị quốc vong thân
Riêng Phạm Ngọc Cưu, Dụng văn Đối, Mai Xuân Cúc, Huỳnh văn Quý, Lê Văn Thắng.
Bình Thuận nằm về cực nam của miền Trung nước Việt, đông là biển với những đồi cát mông mênh chạy dài từ Cà Ná tới tận Cù My, qua những làng chài , xóm lưới Long Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Hàm Tân. Nhiều nơi trước năm 1975, không hề có bước chân của người Phố Thị, ngoài lính tráng. Miền tây của tỉnh, cũng là phần đất cuối cùng của rặng Nam Trường Sơn, nên có nhiều núi cao sông rộng, tuy nhiên người Phan Thiết , dù là ai chăng nửa cũng không bao giờ quên được hai địa danh Tà Dôn-Tà Cú, nằm sát trên con đường quan lộ số 1, trước đây không bao giờ thiếu mìn chông, bom đạn. Ngoài khơi có đảo Phú Quý, đông đúc, nhiều thắng cảnh đẹp, dân chúng giàu có nhờ ngư nghiệp.
Trước năm 1975, Bình Thuận có chừng 25 vạn người, với đủ sắc dân, Kinh, Chàm, Nùng, Hoa, Thượng, sống chung đụng khắp nơi trong tỉnh. Riêng Thị xã Phan Thiết có 50.000 người. Ngay từ thời Pháp thuộc, Bình Thuận nổi tiếng khắp nước, là chốn " Rừng tiền, biển bạc" và là vựa cá mắm của Đông Dương, còn thóc gạo đủ nuôi sống dân trong tỉnh, nên trong trận đói năm Ất Dậu 1945, địa phương vẫn không bị ảnh hưởng.
Về chiến thuật, Bình Thuận nằm án ngữ, trên con đường sắt xuyên việt Hà Nội-Sài Gòn và quốc lội số 1. Là phân nhánh của đường mòn HCM, từ Đà Lạt, Lâm Đồng , tới các mật khu Nam Sơn, Lê Hồng Phong, Ba Hòn, Cà Ná, Vĩnh Hảo..vào tới Rừng Lá, Cù Mi xuống tận các cửa ngỏ tiếp tế từ biển của VC tại La Gàn, Hòn Rơm, Mũi Điện. Do các yếu tố trên, từ khi Quốc Tế Cọng Sản xâm nhập VN vào thập niên 30, cho tới ngày kết thúc cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1945-1975), luôn nuôi mộng cưỡng chiếm cho bằng được vùng đất thép của Chính Phủ Quốc Gia, mà giặc luôn gọi là thành đồng cách mạng, ngang cỡ Củ Chi, Mõ Cầy, Ba Tơ, Dầu Tiếng. Nhưng người Bình Thuận tuy hiền hòa, chỉ biết lam lũ làm ăn nhưng đa số là con cháu của dân Ngũ Quảng, vốn có bản chất lời ngay nói thật. Bởi vậy ngoài một số trí thức khoa bảng no cơm ấm cật, thụ hưởng tiền bạc của tổ tiến, nên không biết làm gì, ngoài việ chạy theo gót giặc để được nổi tiếng xấu, hay có một số đồng bào sống trong vùng xôi đậu, bắt buộc phải theo VC, còn hầu hết dân bản địa, có cơm ăn áo mặc và hít thở được không khí tự do, đều tin tưởng vào Quốc Gia. Cho nên sự kiện, tỉnh Bình Thuận bị VC tấn công ba lần vào dịp Tết Mậu Thân 1968 nhưng vẫn giữ vẹn thành phố. Ngoài ra, đây cũng là tỉnh duy nhất ở Trung Phần, vào những ngày cuối tháng 4-1975, đã quyết tâm, ngăn chống giặc Bắc xâm lăng, cho tới khi không còn chịu nổi, trước sự tấn công biển người, với xe tăng, đại pháo, mới đành bỏ quê hương mà đi trong ngấn lệ.
Tháng 8-2004, John Pilger một nhà làm phim người Úc, đã thực hiện bộ phim " trận đánh cuối cùng", nói về chiến tranh VN, theo óc tưởng tượng Tây Phương , cùng đơn đặt hàng của Hollywood và VC. Ai cũng biết, lịch sử nào cũng đẫm máu và nước mắt, chứ không phải chỉ riêng có lịch sử chiến tranh VN. Điều đáng chú ý là con người, không thể nào sống ngoài lịch sử của nước mình, cho nên dẩu ta có là nạn nhân của lịch sử, cũng phải biết quên khổ đau của chính mình, để chia chung niềm tự hào của những anh hùng dân tộc, đã xem nhẹ cái chết vào những giờ phút tử thần. Ngoài ra,ai cũng biết lịch sử của cọng sản, là toàn cảnh chủ nghĩa hiếu chiến và đấu tranh giai cấp, nên đừng có lạ khi được xem qua bộ phim trên, với nội dung " kẻ nào không đứng chung với ta đưới một màu cờ, đều là kẻ thù thua trận ". Tóm lại, lịch sử không phải là văn chương, nên không thể ngồi một chỗ để hư cấu, mà là những trang kể về các anh hùng và tiểu nhân có thật, được viết bằng máu và nước mắt của chính nhân vật trong cuộc, để chấp nhận phê phán theo quan niệm đạo lý cùng với chính nghĩa. Nhưng văn chương, xét cho cùng từ khởi thủy cho tới chung cuộc, vẫn là tiếng rên nghẹn của thân phận con người. Còn lịch sử thì trái lại muôn đời không dời đổi, giống như chuyện dài về các đế quốc, triều đại xưa nay, trong đó có đế quốc Việt Cộng
Chắc chắn người Bình Thuận dù ở trong thế hệ nào chăng nữa, qua hơn 300 thành lập, cũng đều tự hào về những trang sử vẻ vang của quê hương mình, từ lúc khởi đầu, cho đến những ngày cuối cùng tháng 4-1975, đẫm đầy máu lệ, càng đọc càng thắm thiết và trân trọng, cho tất cả những quân dân đã một thời bỏ mình vì nước..
1- Phan Thiết, Những Ngày cuối Tháng 4-1975
Theo sử liệu, Chưởng Cơ Nguyễn Hửu Cảnh, một tướng lãnh tài danh của Đàng Trong, thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, đã chỉ huy đạo quân Đại Việt đầu tiên, tiến vào miền Thủy Chân Lạp bằng đường bộ,sau khi Châu Panduranga cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành mất vào năm Quý Dậu 1693. Đoàn quân khi qua sông Mai Nương, thuộc xứ Pan Rang, bắt đầu tiến dọc vào vùng gió cát ven biển lúc đó, hầu như không có bao nhiêu làng xóm, sự sống, mà chỉ có hàng hàng lớp lớp cát đụn, xương rồng mọc suốt bờ biển phía đông Bình Thuận , từ Cà Ná chạy vào tới Phù My, giáp ranh với Bà Rịa. Cuộc hành quân đường bộ dài trên 150km, đã góp phần tạo nên những thị trấn trù phú sau này như Long Vĩnh trong vịnh Ròn, Phan Rí ở cửa biển Paric, Phố Hải tại vịnh Ba Giai và Hamulithít (Phan Thiết). Cũng ở vùng này, từ thế kỷ thứ VIII sau TL, người Chàm trong vương triều Panduranga I, đã hoàn thành nhóm đền tháp Pôshanư, thờ cúng các vị thần thánh Ấn Độ giáo, trên đồi Bà Nài cách Phan Thiết về phía nam chừng 7 km. Từ thế kỷ XVII về sau, các thị trấn miền đông Bình Thuận như Long Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Phú Hài và La Gi.. càng lúc càng trở nên trú phú và quan trọng, dù từ đầu thế kỷ XX, tỉnh lỵ đã dời từ Hòa Đa về Phan Thiết, chỉ là một Xóm Biển, nằm ngay trên cửa sông Mường Mán, chẳng mấy chốc, đã chiếm lĩnh địa vị số 1 của Phố Hải suốt mấy thế kỷ qua. Trước năm 1975, Mũi Né là thủ phủ của quận Hải Long, giống như La Gàn,Ba Hòn, Cù Mi..những cửa ngõ để Hà Nội tiếp tế mọi thứ bằng đường biển cho bộ đội Bắc Việt, trong mật khu Lê Hồng Phong. Vùng này chạy từ Hòn Hồng,Bãi Xếp, Ốc,Ghềnh, Dơi thuộc Bình Nhơn,Hòa Thắng đối diện với Hòn Nghệ ngoài biển, về hướng bắc Thạch Long, Khánh Thiện cũng như Vùng Rạng, Thiện Nghiệp. Những ngày cuối cùng cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), theo các sử gia trong và ngoài nước cận đại, thì Bình Thuận là tỉnh duy nhất của miền Trung,từ lính cho tới công chức, kể cả dân chúng, không bỏ chạy và họ đã chiến đấu với cộng sản Hà Nội tới ngày cuối cùng vào sáng 19-4-1975, cũng như đã thực hiện được các cuộc lui quân về Nam an toàn bằng đường bộ lẫn đường biển. Riêng tại mặt trận miền đông Phan Thiết, trong vùng chiến thuật thuộc chi khu Hải Long, bao gồm quận lỵ Mũi Né, các phân chi khu Thện Nghiệp, Thiện Khánh,An Hải,Phước Thiệu Xuân và Thanh Hải..theo báo chí VC, mãi tới 5 giờ sáng ngày 19-4-1975, khi QLVNCH được lệnh di tản chiến thuật khỏi tỉnh Bình Thuật,mới có một đại đội thuộc C/482 VC, tới tiếp thu Hải Long đã bỏ ngỏ. Sau này nhân có một vài cấp sĩ quan tại Bình Thuận đã rời chức vụ trước khi giặc tới như Thiếu Tá Lê Văn Thông, quận trưởngThiện Giáo, hay Thiếu Tá Võ Đạm, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Đoàn Manh Hoạch, bỏ chạy về Sài Gòn từ đầu tháng 4-1975,tạo cớ cho một vài người, mặc dù mang tiếng là lính, nhưng chưa hề phục vụ tại TK.Bình Thuận, qua đây viết báo, chỉ trích về một trận đánh nào đo, không tên tuổi,ù vào giờ thứ 25 của chiến cuộc, là không có đại bàng, lúc mà các trụ đèn vì không có chân và những tù nhân đang bị giam, nên không thể chạy. Còn hầu như mọi người kể cả một vài tướng lãnh, các sĩ quan cao cấp, công chức, sư ni cha cố, đại trí thức, ca sĩ, đĩ điếm,me Mẽo, thương gia cho tới hàng mệnh phụ, tiểu thư đã dám thí cái trinh tiết ngàn vàng cho cả lính Mỹ da đen, chỉ để xin một chổ ra khỏi nước, hầu giữ mạng trước biển giặc. Sự thật thì tới lúc đó, các đại bàng lớn nhỏ gần như đều có mặt, và có một vài đơn vị Nghĩa Quân đóng tại Xã Phước Thiệu Xuân, Kim Ngọc, dù được lệnh di tản, vẫn nhất định ở lại. Chính Họ đã bắn cháy vài chiếc T54 của Bắc Việt trên QL1, nên Cọng Sản phải chia làm hai cánh quân, một tiến theo đường công hương qua Phú Hài về Phan Thiết. Toán kia theo QL1. Nhưng thôi lích sử vẫn là lịch sử , nhất là các thẩm quyền lúc đó của Tiểu Khu, như Đại Tá Tỉnh Trưởng Ngô Tấn Nghĩa, Phó TT. Phạm Ngọc Cửu và những Sĩ Quan chỉ huy chiến trường như Thiếu Tá Dụng Văn Đối,Thiếu Tá Lê Văn Trung, Thiếu Tá Phạm Minh, Thiếu Tá Phan Sang, Đại Uý Huỳnh Văn Quý, Đại Uý Huỳnh văn Hoàng, Đại Uý Lê Bá Hùng, Đại Uý Bác Sĩ Lê Bá Dũng, Đại Uý Đặng Vũ Đàng, Đại Uý Mai Xuân Cúc, Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT. Lê Minh Giang, Thiếu Úy Lê văn Thắng....sau nhiềunăm tù tại Miền Bắc, đều có mặt ở Hoa Kỳ qua diện HO. Chính họ mới là nhân chứng thật sự, có tư cách , để xác nhận củng như phê phán trước quân sử VNCH, rằng cho tới trọn ngày 19-4-1975, các mặt trận tại Bình Thuận, gần như có đại bàng và binh sĩ các cấp tham dự, trong biển máu địa ngục, giữa tuyệt vọng vì phải đối mặt với hằng chục ngàn quân xâm lăng Bắc Việt , có đầy đủ tăng, pháo và sự tiếp tay của lũ ăn chén đá bát, cùng bọn nhân danh đủ thứ để có cớ đâm sau lưng người lính tận tuyệt, khiến cho miền nam VN phải mất, dân tộc VN bị nhuộm đỏ và đất nước mãi đắm chìm trong nhục nhã đói nghèo giữa thiên đàng xã nghĩa, được tạo bởi một phần công quả của một đám người được ưu tiên hậu hỹ suốt 20 năm tại VNCH...
2-Tiểu Khu Bình Thuận, Trước Tháng 4-1975 :
Ngày 20-12-1960 theo tinh thần nghị quyết số 15 của trung ương đảng tại Hà Nội, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cánh tay nối dài của Quốc Tế Cọng Sản ra đời, mở màn cho cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tại Bình Thuận, bọn nằm vùng như Nguyễn quý Đôn, Nguyễn Như, Năm Trà, Song Mã,Hồ ngọc Lầu, Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Thiện Bật, Ngô Đình Cường, Nguyễn Phong Đạm..vẫn bám trụ trong nội thành và không ngớt bày binh bố trận, từ khủng bố bằng quân sự cho tới việc xuí dục các học sinh trung học trong tỉnh , nhân danh tôn giáo , tiếp tay với chúng phá hoại đời sống an lành của người dân hiền hòa miền biển mặn. Sau ngày binh biến 1-11-1963, tình hình chiến sự tại miền nam VN trở nên tồi tệ vì ba năm xáo trộn chính trị do bọn kiêu tăng loạn tướng gây ra, tạo diều kiện cho VC hồi sinh và phá hoại dữ dội khắp nơi. Bình Thuận cũng không tránh khỏi nạn kiếp trên, một mặt thì học sinh biểu tình, tuyệt thực,do chính Nguyễn Văn Minh, bí thư của Chi Bộ Cọng Sản tại Trường TH.Phan Bội Châu, năm 1966 (đã chết trước năm 1975), vạch ngực lấy máu..bắt chính quyền phải hoà hợp mời bắc bộ phủ về cầm quyền. Mặc khác đêm 25-12-1964, C430VC tấn công dồn cảnh sát cổng chử Y, cùng lúc C480VC tấn công các ấp chiến lược ven biên thị xã Phan Thiết, mở màn cho những bửa tiệc máu người dân vô tội, cho tới khi Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, nguyên Trưởng Phòng 2/Quân Đoàn II về nhậm chức tỉnh trưởng vào mùa thu năm 1969, mới vãn hồi được an ninh khắp tỉnh và thị xã Phan Thiết , cho tới ngày tàn cuộc 19-4-1975. Tại Tiểu khu Bình Thuận, năm 1966 tỉnh trưởng là Trung Tá Đinh văn Đệ, khoá 1 sĩ quan trừ bị Nam Định, về sau là dân biểu QHVNCH, giữ chức vụ chủ tịch uỷ ban QP.Ha viện vào năm 1969, nhưng lại là một điệp viên của Hà Nội, lộ mặt sau tháng 5-1975. Về tổ chức, thì thiếu tá Trần văn Chà làm tiểu khu phó kiêm Phó TT.Nội An., về sau TT.Chà lên Trung Tá và làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53/SD23BB. Đại Úy Lê Trung Hưng làm Tham Mưu Trưởng TK. Trung Úy Lữ Tây Tựu, người PT, một sĩ quan tài giỏi và can trường, từ SD23BB được biệt phái về giữ chức Trưởng phòng 2.TK. Cũng năm đó, trưởng phòng 3/TK là trung úy Nguyễn văn Trị. Riêng đại uý Lê văn Trạch là quận trưởng Hàm Thuận, đại uý Trọng QT.Thiện Giáo, đại uý Kiều văn Út QT.Hải Long, thiếu tá Woàng sắn Cảnh, QT.Hải Ninh, đại uý Lương Vặng,QT.Phan Lý Chàm, đại uý Nguyễn quang Mẫn,QT.Hòa Đa, Thiếu tá Bùi quang Huỳnh QT.Tuy Phong. Về quân sự, thuở đó cấp đại đội DPQ là đơn vị cao nhất trong tỉnh. Về phía bắc có Trung tâm HL.DPQ-NQ Sông Mao do Trung Tá Thanh làm chỉ huy trưởng, còn Thiếu tá Woàng văn Thông thì làm CHT/BCH bắc BT bao gồm 4 quận HD,TP,PLC và HN. Riêng CHT/DPQ-NQ tỉnh là thiếu tá Lê văn Thông, đóng chung với Quân vụ thi trấn và đồn quân cảnh trong TK củ đối diện với vườn hoa và Ty ngân khố, cạnh trường nử TH. Về chủ lực quân biệt phái, chỉ có TD2/44/SD23 của Thiếu tá Xứng bao vùng khắp lãnh thổ. Cuối năm 1967, Trung Tá Nguyễn khắc Tuân thuộc tổng cục quân huấn/BTTM về làm tỉnh trưởng BT thay trung tá Đinh văn Đệ, Trung Tá Tuân ở lại VN đi tù và chết tại Bắc Việt.
Giữa năm 1968, Đại Tá Đàng thiện Ngôn về làm tỉnh trưởng BT thay thế Trung Tá Tuân, còn Thiếu tá Hồ ứng Phùng làm tiểu khu phò và đại uý Lê văn Anh làm Tham mưu trưởng. Mùa thu năm 1969, DT Nghĩa thay DT Ngôn làm TT, Trung Tá Vương Đăng Phong, TKP và Trung Tá Mai Lang Luông TMT. Các phòng sở cũng được thay đổi như sau : Phó Tỉnh Trưởng HC. Phạm Ngọc Cửu, Chánh Văn Phòng Cát Ngọc Giao. ThT Nguyễn văn Mầng (K17SQTD), trưởng phòng Tổng Quản Trị. Đại Uý Nguyễn văn Hiển (K19SQTD) trường phòng 1. Đại Uý Đặng Vũ Đàn (K19SQ/DPQ) trưởng phòng 2. ThT Nguyễn Văn Trị, trưởng phòng 3. ThT Trần Hoạt (chết tại Honolulu), trưởng phòng 4. ThT Phạm Minh (K16VBDL) Trung tâm trưởng TTTV. ThT Trực,trưởng phòng Truyền Tin.Trung Tá Phan Trần Bảo, Trưởng Ty CSQG. Từ năm 1970 về sau, trong đà cải tiến QLVNCH, cơ cấu BCH.TK thay đổi, TrungTá Trí, TKP kiêm TMT, Trung Tá Mai Lang Luông, TTT Bình Định phát triển nông thôn nhưng Lê Minh Giang vẫn Tỉnh Đoàn Trưởng TD.XDNT. Thiếu Tá Nguyễn văn Trí, Trưởng Ty ANQD. ThT Nguyễn Văn Hồng, trưởng khối CTCT. Trung Tá Nguyễn Hòa, chủ tịch Hội Đồng Tỉnh.
Các Quận Trưởng cũng được hoán chuyển từ cuối năm 1974 : Quận Tuy Phong, ThT Hà Văn Thành, Hòa Đa Trung Tá Kiều Văn Út, Phan Lý Chàm ThT Đặng Chánh Anh, Hải Ninh Trung Tá Diêp Sắng Cảnh, Thiện Giáo ThT Lê Văn Thông, Hàm Thuận ThT Dụng Văn Đối, Hải Long ThT Hàng Phong Cao, Xã Trưởng Phan Thiết ThT Nguyễn Thanh Hải, Yếu Khu Châu Thành ThT Cư và CHT.QYV Đoàn Mạnh Hoạch, ThT bác sĩ Võ Đạm.
DD/DPQ được nâng cấp, có 8 Tiểu Đoàn, một Liên Đội Đặc Nhiệm Nông Trường Sao Đỏ và nhiều DD/Biệt Lập, được phối trí như sau : - DD206/DPQ Trinh sát , do DU Lê văn Trò (khóa 19.SQ/DPQ) làm DDT. DD290 Biệt lập của DU Sâm, đóng tại Hải Long. DD283 biệt lập của DU Nguyễn văn Ba, đóng tại Tuỳ Hòa,Thiện Giáo, kiêm Yếu Khu trưởng Phú Long. Ở Hàm Thuận có 2 DD/DPQ biệt lập 127 và 887.
Tại Bắc Bình Thuận có TD248/DPQ của Thiếu Tá Lê văn Trung tại Tuy Phong, sau là ThT Xuân làm TDT., TD212DPQ của Thiếu tá Quân cọi Lương Sơn, Sông Lũy.TD 229/DPQ của ThT Tiến, đóng tại Phan Rí. Sau khi Bắc BT thất thủ, TD này về giữ mặt nam Thị Xã Phan Thiết.
Nam Bình Thuận có 5 TD/DPQ : TD249 DPQ của Thiếu tá Phan Sang, BCH đóng tại núi Tà Dôn, hoạt động tại Long Hiệp, Hòa Vinh,Tuỳ Hòa., những ngày cuối cùng do DY.Huỳnh văn Quý làm TDT thế ThT Sang. TD202DPQ của Thiếu Tá Lương văn Bính hoạt động tại Cây Táo,Long Thạnh., sau DU.Huỳnh văn Hòang XLTV.TDT thế ThT Bính. TD275 /DPQ của Thiếu tá Nguyễn Tư, có 1 DD của Trung Uý Lợi, đóng trên núi Tà Dôn, bảo vệ Khẩu đội Pháo Binh., một DD của DU.Nguyễn Đình Úy đóng tại Hòa Vinh, thành phần còn lại của TD đóng ở Kim Ngọc. TD230DPQ của Thiếu tá Thổ Thêm, hoạt động tại Thiện Giáo, sau giao cho DU Mai Vi Thành XLTV.TDT và DU Trần Đăng Thiệt TDP. TD274DPQ của Thiếu tá Trịnh văn Bình hoạt động tại Bầu Gia,Phú Hội., Thiếu Tá Bình chết tại trại tù ở Bắc Việt.
Tại Bắc BT, BCH quân sự bãi bỏ nhưng thay vào đó là BCH.Liên đoàn DPQ do Đại Tá Lại văn Khuy, nguyên Trung đoàn Trưởng TRD42/SD22BB về làm CHT. BCH Liên đoàn đóng tại xã Lương Sơn, đối diện với mật khu Lê Hồng Phong, gồm 2 TD229 và 212 DPQ, hành quân tại 4 quận miền bắc. Từ tháng 3/1975, Bình Thuận không còn Trung Đoàn 44/SD23 và Chi đoàn 3/8/Thiết kỵ tăng phái, vì những đơn vị chủ lực quân này đã di chuyển hết lên cao nguyên năm 1972. Để bảo vệ an ninh cho thị xã Phan Thiết, từ năm 1970 lập thêm Yếu khu châu thành hay BCH/LD/DPQ/PT đóng tại trại Đinh công Tráng, trước sân vận động Quang Trung, kế trường trung học Bạch Vân, do thiếu tá Nguyễn văn Cư làm CHT. Phía Nam Phi Trường Phan Thiết, có Liên Đội DPQ.Đặc Nhiệm Công Trường Sao Đỏ, do DU Huỳnh văn Quý chỉ huy, hoạt động tới Phú Khánh-Ba Hòn. Về đơn vị Đồng Minh, quan trọng nhất vẫn là Bộ chỉ huy MACV/TKBT đóng tại khách sạn Hồng Hưng, đối diện với trường Tiến Đức, tức là PBC củ trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Để góp phần giải tỏa an ninh cho bốn quận miền bắc, cũng như lộ trình đường bộ trên QL1, từ Hòa Vinh tới Phan Rí, ngang qua mật khu Lê Hồng Phong dối diện vói các xạ Long Phú,Lương Son,Sông Lủy, Chợ Lầu,Tịnh Mỹ,Hiệp An, Hiệp Hòa....cơ quan MACV đã phối hợp với TK.Bình Thuận, thành lập lực lượng Dân Sự Chiến Đấu, BCH đóng tại trại Phi Long ở xã Lương Sơn, trại Phi Mã ở xã Phan Rí Thành cạnh Chi khu Hòa Đa, trại Phi Hổ ở ấp Tịnh Mỹ, xã Chợ Lầu, đồn Mara ở Sông Lũy..Tất cả doanh trại Lực lượng DSCD đều có bãi đáp trực thăng, còn các SQ,HSQ chỉ huy đều thuộc các toán A/LLDB VN và SQ-HSQ /LLDB Hoa Kỳ làm cố vấn., chính họ đã vô hiệu hóa cái gọi là mật khu thành cây vách cát Lê Hồng Phong của VC, nơi trú ẩn của các tiểu đoàn địa phương 482 và 840 VC, cũng như Trung đoàn chính quy 812 Bắc Việt của quân khu 7 VC tăng phái. Năm 1970, các trại LLDB tại Bình Thuận đóng cửa nên Biệt kích Mỹ hay LL/DSCH cũng giải thể để thành lập các DD/DPQ., các cấp chỉ huy được mang quân hàm Thiếu úy, còn danh hiệu là DD700,710,720,730/ DPQ/BT, sau đó nhập chung thành Liên Đội 2/32/DPQ/BT do Thiếu Tá Nguyễn thanh Xuân chỉ huy, trách nhiệm bao vùng tư Lương Sơn, Sông Lũy , tới ngả ba Chợ Lầu-Sông Mao. Sau năm 1972, LD2/32/DPQ lại cải danh thành tiểu đoàn 2/212 do thiếu tá Quận chỉ huy cho tới lúc tàn cuộc. Về các đơn vị tăng phái, có Duyên Đòan 28 Hải thuyền, hoạt động bảo vệ vùng duyên hải Bình Thuận, từ mủi Đá Chẹt ở bắc Tuy Phong, vào tới Mũi Đèn Nam Bình Thuận, chỉ huy Duyên Đoàn từ đầu có Thiếu úy hải quân Nguyễn văn Thuận, cựu HS/PBC 1955-1962, đã chết trong lúc di tản. Duyên đoàn trưởng cuói cùng là HQ.Thiếu tá Việt và Duyên đoàn phó, Đại Uý HQ.Cat. Ngoài ra còn có Biệt đội quan sát L.19, thuộc Phi Đòan quan sát 215, SD2 Không quân từ Nha Trang tăng phái cho TK/BT giúp P2,3/TK bay quan sát bao vùng hành quân, mở đường và hướng dẫn pháo binh tác xạ. Về thiết kỵ, trước năm 1973 có các chi đoàn 2 và 3/8 thuộc SD23 tăng phái.. Tết Mậu Thân 1968 trung úy Hàng phong Cao làm chi đoàn trưởng 2/8 giải tỏa Phan Thiết, sau biệt phái về làm Quận Trưởng Hàm Thuận từ thời Đại Tá Ngô tấn Nghĩa. Riêng Chi Đoan 2/8 giao cho Đại Uý Đệ, nguyên DDT 948 DPQ, lúc đó hoạt động tại Tuỳ Hòa và Phú Long. Đại đội này về sau di chuyển ra Hòa Đa và giao cho Đại uý .Mai xuân Cúc, nguyên trưởng ban 2/ quận Hòa Đa của Quận Đối làm Đại Đội Trưởng và những ngày cuối cùng là đơn vị đóng trong thị xã Phan Thiết cho tới sáng 19-4-1975, Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, mới xuống tàu HQ tại Kim Hải, di tản về Bà Rịa-Vũng Tàu.
3- Những Ngày Chiến Đấu Cuối Cùng
Của TK.Bình Thuận, Vào Cuối Tháng 4-1975 :
Theo VC, từ sau năm 1970 qua chương trình bình định của Đại Tá Nghĩa, đã khiến các cơ sở nằm vùng cũng như bộ đội trong tỉnh lâm vào tình trạng gần như bế tắc và bị tổn thất nặng nề , trong đó phần lớn do mìn Claymore gây ra. Từ sau Phước Long thất thủ vào đầu năm 1975, tiếp theo là Ban Mê Thuột mất ngày 14-3-1975, VC Bình Thuận bắt đầu ngoi lên và phá hoại khắp, nơi như đốt các cây xăng số 6,8, tấn công đồn cảnh sát Đức Long. Từ ngày 5-4-1975, Chi Khu Thiện Giáo di tản chiến thuật trên Liên tỉnh lộ 8 .Nhân dịp này, thiếu tá quận trưởng Lê văn Thông và Chi khu phó là DU.Lê văn Tuân, đã trốn về Sài Gòn nhưng TD.230/DPQ của DU Mai Vi Thành và Các DD/DPQ biệt lập của Quận, vẫn không rã ngủ. Phan Thiết, Hải Long lúc đó gần như tràn ngập người tị nạn khắp miền Trung đổ xô về bằng đủ mọi phương tiện, đường bộ, tàu thuyền..và được Ty Xã Hội trợ cấp giúp đở tận tình. Để giải toả bớt căng thẳng trong thị xã, từ ngày 13-4-1975 Tỉnh cho thành lập tại Thiện Khánh và Thiện Nghiệp các trung tâm tiếp cư tạm thời dưới các rặng dừa và sân vận động, để chờ tàu HQ vào di tản họ tới Vũng Tàu. Do trên tình hình tại Hải Long thêm phức tạp, một phần từ những phần tử xấu như đào binh, đặc công trà trộn gây rối loạn, cũng như công khai cướp bốc tài sản của dân chúng tại địa phương. Mặt khác, bọn VC nằm vùng thừa cơ hội dậu chưa đổ, nhưng bìm đã leo khắp nơi với sự ra đời của cái gọi là ủy ban khởi nghĩa, may sẳn cờ, khẩu hiệu..và các đội tự vệ võ trang em bé quàng khăn đỏ.. Từ ngày 15-4-1975, tình hình Hải Long càng thêm nặng nề vì có nhiều đơn vi từ QD1 và 2 ngoài Trung đến đây bằng đường biển. Riêng các xóm đạo của người Bắc di cư, tại Thanh Hải, Cầu Ké, Vĩnh Thủy, Vĩnh Phú đã kéo tàu thuyền chạy về Long Hải, Vũng Tàu. Tuy nhiên, tình hình mặt trận miền đông và Phan Thiết, vẫn chưa có gì nguy ngập, tới ngày 17-4-1975 Chi Khu Hải Long chưa loan và tất cả các đại bàng kể cả quận trưởng Hàng phong Cao vẫn có mặt , trong các vị trí phòng thủ gần như 24/24.
A- TỬ THỦ PHÚ LONG :
Ngày 16-4-1975 phòng tuyến Phan Rang vở, trước sự tấn công của mấy sư đoàn Bắc Việt, với xe tăng, đại pháo tối tân của Liên Xô, Trung Cộng cà cả khối cọng sản quốc tế. Trong lúc VNCH gần như kiệt quệ về nhân lực cũng như trang bị, vì người Mỹ phản bội, thất hứa. Gần hết Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn III, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cũng như Tư Lệnh Sư Đoàn 6 KQ là Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Lữ Đoàn Trưởng LD2/ND là Đại Tá Nguyễn Thu Lương và nhiều Sĩ Quan cao cấp khác, đều lọt vào tay giặc tại Phan Rang.
Cũng trong ngày đó, các lộ quân Bắc Việt, từ Nha Trang, Đà Lạt, ồ ạt theo QL1 tiến vào Bình Thuận. Cho nên trách sao được bốn chi khu Tuy Phong Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Hải Ninh với quân số chưa tới 3 Tiểu Đoàn, mà chỉ toàn DPQ + NQ, thì lấy chi chọi với tăng pháo và biển người.. Cũng nhờ có nhiều chiến hạm của BTL. Vùng 2 Duyên Hải , đã bất chấp pháo địch, ghé sát bờ , vớt được nhiều đơn vị đã tham chiến tại Phan Rang, cũng như các Chi Khu của bốn quận miền Bắc. Nói chung tất cả quân các cảnh tại đây, kể luôn Tiểu Đoàn 274 DPQ của ThT Xuân, lúc đó đang đóng tại cầu Đá Chẹt, giáp ranh với Cà Ná, cũng di tản được tới Vũng Tàu bằng ghe đánh cá , tại Long Hương và Phan Rí Cửa.
Như vậy từ đó, ranh giới của tỉnh Bình Thuận với giặc Hồ là thị trấn Phú Long, trên QL1, cách Phan Thiết khoảng 10 km, về phía bắc. Ở mặt trận miền đông, Chi Khu Hải Long vẫn còn và BCH.Tiền phương của TK.Bình Thuận, do Đại Tá Tỉnh Truởng , Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, vẫn đóng trên Lầu Ông Hoàng. Trong thị xã, còn có 2 BCH khác, một do Trung Tá Trí, TMT/TK kiêm CHT/DPQ+NQ, đóng tại Căn Cứ của Duyên Đoàn 28 tại của biển Thương Chánh. Còn BCH.Hành Chánh Tỉnh thì do Phó TT là Phạm Ngọc Cửu, cùng với các Trung Tá Hòa, Luông, ThT Huỳnh văn Việt (Trưởng Ty CCB/BT) chỉ huy, đóng ngay trong Tòa Hành Chánh, lúc đó coi như lãnh đạn pháo kích của VC hằng giờ.
Chiều ngày 12/4/1974, Đại Uý Huỳnh Văn Quý, lúc đó đang là Liên Đội Trưởng Liên Đội Đặc Biệt, đang bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ, ở phía nam phi trường Phan Thiết, thuộc Ấp Bình Tú, xã Kim Bình, quận Hàm Thuận, nơi có mấy ngàn Viêt Kiều hồi hương từ Kampuchia về. Ông được chỉ đinh làm Tiểu Đoàn Trưởng , TĐ 249 DPQ, lúc đó do ThT.Phan Sang chỉ huy. Việc bàn giao đơn vị được thực hiện ngay lúc 7 giờ tối cùng ngày, với nhiệm vụ TD249 phải tái chiếm lại Phú Long, đã mất từ mấy ngày qua. Vì quân số quá hao hụt, nên TK biệt phái thêm cho TD, Đại Đội 283 Biệt Lập của Đại Uý Nguyễn Văn Ba, một sĩ quan LLDB rất gan dạ và tài giỏi. Ngoài ra Đại Uý Nguyễn Văn Hạnh, cũng được chỉ định làm TDPhó/249 thay DU Huỳnh Đắc Hoá. Ngày 13-4, sau khi hết nhiệm vụ, ThT Phan Sang được TK.Bình Thuận, trả về đơn vị gốc là SD21BB. Lúc 4 giờ chiều ngày 13-4-75, xe chở TD249 và DD283, từ Phan Thiết tới Phước Thiệu Xuân thì đổ quân và tái chiếm Phú Long bằng ba cánh : - 1 do DD283 tăng phái của DU Ba và DD3/249 của Trung Uý Thời, đánh từ Lò Vôi tới Chợ và Cầu Phú Long. Cánh 2, do DD4/249 của Trung Uý Thành và Trung Đội Thám Sát của TD, đánh từ Lò Vôi tới Trụ Sở Xã Phú Long. Cánh 3, do DD1/249 của DU.Đáp, tấn công hướng đông. Riêng DD2/249 của Đại Uý Nguyễn Chánh Trúc, làm lực lượng trừ bị cho TD. Trận chiến rất khốc liệt, kể cả TrD6/SD2BB biệt phái, mấy ngày trước vẫn phải rút về Phước Thiệu Xuân, vì hỏa lực của giặc rất mạnh, lại chiếm được nhiều cao ốc trên QL1, đặt súng Đại bác 57 ly và B40 bắn từ trên cao xuống. Thêm vào đó là pháo 105 ly, mà giặc đã chiếm được , bắn liên tục từ Bình An sang, làm thương vong nhiều người, trong đó có TrU Thời (DDT) và TrY Nhàn (DDP) của DD2/249, tại Ấp Phú Trường. Vì vậy tới ngày 14-4-75, TD phải đánh cận chiến bằng lưu đạn, cũng như tranh giành từng thước đất khắp các vị trí, mới chiếm lại được xã Phú Long, ngoại trừ các ngôi chùa, không dám đụng tới vì sợ hư hại chốn tôn nghiêm, kể cả sự yểm trợ của Không Quân và Pháo Binh tác xạ.
Coi như TD249 và DD283 biệt lập cố thủ tại Phú Long, cho tới ngày 18-4-1975, thì nhận được lệnh của TK/BT báo, là sẽ có Đơn Vị khác lên thay thế, cho TD đã quá mệt mỏi và tổn thương nhiều, trong mấy ngày tử chiến. DD/DPQ được nâng cấp, có 8 Tiểu Đoàn, một Liên Đội Đặc Nhiệm Nông Trường Sao Đỏ và nhiều DD/Biệt Lập, được phối trí như sau : - DD206/DPQ Trinh sát , do DU Lê văn Trò (khóa 19.SQ/DPQ) làm DDT. DD290 Biệt lập của DU Sâm, đóng tại Hải Long. DD283 biệt lập của DU Nguyễn văn Ba, đóng tại Tuỳ Hòa,Thiện Giáo, kiêm Yếu Khu trưởng Phú Long. Ở Hàm Thuận có 2 DD/DPQ biệt lập 127 và 887.
Tại Bắc Bình Thuận có TD248/DPQ của Thiếu Tá Lê văn Trung tại Tuy Phong, sau là ThT Xuân làm TDT., TD212DPQ của Thiếu tá Quân cọi Lương Sơn, Sông Lũy.TD 229/DPQ của ThT Tiến, đóng tại Phan Rí. Sau khi Bắc BT thất thủ, TD này về giữ mặt nam Thị Xã Phan Thiết.
Nam Bình Thuận có 5 TD/DPQ : TD249 DPQ của Thiếu tá Phan Sang, BCH đóng tại núi Tà Dôn, hoạt động tại Long Hiệp, Hòa Vinh,Tuỳ Hòa., những ngày cuối cùng do DY.Huỳnh văn Quý làm TDT thế ThT Sang. TD202DPQ của Thiếu Tá Lương văn Bính hoạt động tại Cây Táo,Long Thạnh., sau DU.Huỳnh văn Hòang XLTV.TDT thế ThT Bính. TD275 /DPQ của Thiếu tá Nguyễn Tư, có 1 DD của Trung Uý Lợi, đóng trên núi Tà Dôn, bảo vệ Khẩu đội Pháo Binh., một DD của DU.Nguyễn Đình Úy đóng tại Hòa Vinh, thành phần còn lại của TD đóng ở Kim Ngọc. TD230DPQ của Thiếu tá Thổ Thêm, hoạt động tại Thiện Giáo, sau giao cho DU Mai Vi Thành XLTV.TDT và DU Trần Đăng Thiệt TDP. TD274DPQ của Thiếu tá Trịnh văn Bình hoạt động tại Bầu Gia,Phú Hội., Thiếu Tá Bình chết tại trại tù ở Bắc Việt.
Tại Bắc BT, BCH quân sự bãi bỏ nhưng thay vào đó là BCH.Liên đoàn DPQ do Đại Tá Lại văn Khuy, nguyên Trung đoàn Trưởng TRD42/SD22BB về làm CHT. BCH Liên đoàn đóng tại xã Lương Sơn, đối diện với mật khu Lê Hồng Phong, gồm 2 TD229 và 212 DPQ, hành quân tại 4 quận miền bắc. Từ tháng 3/1975, Bình Thuận không còn Trung Đoàn 44/SD23 và Chi đoàn 3/8/Thiết kỵ tăng phái, vì những đơn vị chủ lực quân này đã di chuyển hết lên cao nguyên năm 1972. Để bảo vệ an ninh cho thị xã Phan Thiết, từ năm 1970 lập thêm Yếu khu châu thành hay BCH/LD/DPQ/PT đóng tại trại Đinh công Tráng, trước sân vận động Quang Trung, kế trường trung học Bạch Vân, do thiếu tá Nguyễn văn Cư làm CHT. Phía Nam Phi Trường Phan Thiết, có Liên Đội DPQ.Đặc Nhiệm Công Trường Sao Đỏ, do DU Huỳnh văn Quý chỉ huy, hoạt động tới Phú Khánh-Ba Hòn. Về đơn vị Đồng Minh, quan trọng nhất vẫn là Bộ chỉ huy MACV/TKBT đóng tại khách sạn Hồng Hưng, đối diện với trường Tiến Đức, tức là PBC củ trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Để góp phần giải tỏa an ninh cho bốn quận miền bắc, cũng như lộ trình đường bộ trên QL1, từ Hòa Vinh tới Phan Rí, ngang qua mật khu Lê Hồng Phong dối diện vói các xạ Long Phú,Lương Son,Sông Lủy, Chợ Lầu,Tịnh Mỹ,Hiệp An, Hiệp Hòa....cơ quan MACV đã phối hợp với TK.Bình Thuận, thành lập lực lượng Dân Sự Chiến Đấu, BCH đóng tại trại Phi Long ở xã Lương Sơn, trại Phi Mã ở xã Phan Rí Thành cạnh Chi khu Hòa Đa, trại Phi Hổ ở ấp Tịnh Mỹ, xã Chợ Lầu, đồn Mara ở Sông Lũy..Tất cả doanh trại Lực lượng DSCD đều có bãi đáp trực thăng, còn các SQ,HSQ chỉ huy đều thuộc các toán A/LLDB VN và SQ-HSQ /LLDB Hoa Kỳ làm cố vấn., chính họ đã vô hiệu hóa cái gọi là mật khu thành cây vách cát Lê Hồng Phong của VC, nơi trú ẩn của các tiểu đoàn địa phương 482 và 840 VC, cũng như Trung đoàn chính quy 812 Bắc Việt của quân khu 7 VC tăng phái. Năm 1970, các trại LLDB tại Bình Thuận đóng cửa nên Biệt kích Mỹ hay LL/DSCH cũng giải thể để thành lập các DD/DPQ., các cấp chỉ huy được mang quân hàm Thiếu úy, còn danh hiệu là DD700,710,720,730/ DPQ/BT, sau đó nhập chung thành Liên Đội 2/32/DPQ/BT do Thiếu Tá Nguyễn thanh Xuân chỉ huy, trách nhiệm bao vùng tư Lương Sơn, Sông Lũy , tới ngả ba Chợ Lầu-Sông Mao. Sau năm 1972, LD2/32/DPQ lại cải danh thành tiểu đoàn 2/212 do thiếu tá Quận chỉ huy cho tới lúc tàn cuộc. Về các đơn vị tăng phái, có Duyên Đòan 28 Hải thuyền, hoạt động bảo vệ vùng duyên hải Bình Thuận, từ mủi Đá Chẹt ở bắc Tuy Phong, vào tới Mũi Đèn Nam Bình Thuận, chỉ huy Duyên Đoàn từ đầu có Thiếu úy hải quân Nguyễn văn Thuận, cựu HS/PBC 1955-1962, đã chết trong lúc di tản. Duyên đoàn trưởng cuói cùng là HQ.Thiếu tá Việt và Duyên đoàn phó, Đại Uý HQ.Cat. Ngoài ra còn có Biệt đội quan sát L.19, thuộc Phi Đòan quan sát 215, SD2 Không quân từ Nha Trang tăng phái cho TK/BT giúp P2,3/TK bay quan sát bao vùng hành quân, mở đường và hướng dẫn pháo binh tác xạ. Về thiết kỵ, trước năm 1973 có các chi đoàn 2 và 3/8 thuộc SD23 tăng phái.. Tết Mậu Thân 1968 trung úy Hàng phong Cao làm chi đoàn trưởng 2/8 giải tỏa Phan Thiết, sau biệt phái về làm Quận Trưởng Hàm Thuận từ thời Đại Tá Ngô tấn Nghĩa. Riêng Chi Đoan 2/8 giao cho Đại Uý Đệ, nguyên DDT 948 DPQ, lúc đó hoạt động tại Tuỳ Hòa và Phú Long. Đại đội này về sau di chuyển ra Hòa Đa và giao cho Đại uý .Mai xuân Cúc, nguyên trưởng ban 2/ quận Hòa Đa của Quận Đối làm Đại Đội Trưởng và những ngày cuối cùng là đơn vị đóng trong thị xã Phan Thiết cho tới sáng 19-4-1975, Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, mới xuống tàu HQ tại Kim Hải, di tản về Bà Rịa-Vũng Tàu.
3- Những Ngày Chiến Đấu Cuối Cùng
Của TK.Bình Thuận, Vào Cuối Tháng 4-1975 :
Theo VC, từ sau năm 1970 qua chương trình bình định của Đại Tá Nghĩa, đã khiến các cơ sở nằm vùng cũng như bộ đội trong tỉnh lâm vào tình trạng gần như bế tắc và bị tổn thất nặng nề , trong đó phần lớn do mìn Claymore gây ra. Từ sau Phước Long thất thủ vào đầu năm 1975, tiếp theo là Ban Mê Thuột mất ngày 14-3-1975, VC Bình Thuận bắt đầu ngoi lên và phá hoại khắp, nơi như đốt các cây xăng số 6,8, tấn công đồn cảnh sát Đức Long. Từ ngày 5-4-1975, Chi Khu Thiện Giáo di tản chiến thuật trên Liên tỉnh lộ 8 .Nhân dịp này, thiếu tá quận trưởng Lê văn Thông và Chi khu phó là DU.Lê văn Tuân, đã trốn về Sài Gòn nhưng TD.230/DPQ của DU Mai Vi Thành và Các DD/DPQ biệt lập của Quận, vẫn không rã ngủ. Phan Thiết, Hải Long lúc đó gần như tràn ngập người tị nạn khắp miền Trung đổ xô về bằng đủ mọi phương tiện, đường bộ, tàu thuyền..và được Ty Xã Hội trợ cấp giúp đở tận tình. Để giải toả bớt căng thẳng trong thị xã, từ ngày 13-4-1975 Tỉnh cho thành lập tại Thiện Khánh và Thiện Nghiệp các trung tâm tiếp cư tạm thời dưới các rặng dừa và sân vận động, để chờ tàu HQ vào di tản họ tới Vũng Tàu. Do trên tình hình tại Hải Long thêm phức tạp, một phần từ những phần tử xấu như đào binh, đặc công trà trộn gây rối loạn, cũng như công khai cướp bốc tài sản của dân chúng tại địa phương. Mặt khác, bọn VC nằm vùng thừa cơ hội dậu chưa đổ, nhưng bìm đã leo khắp nơi với sự ra đời của cái gọi là ủy ban khởi nghĩa, may sẳn cờ, khẩu hiệu..và các đội tự vệ võ trang em bé quàng khăn đỏ.. Từ ngày 15-4-1975, tình hình Hải Long càng thêm nặng nề vì có nhiều đơn vi từ QD1 và 2 ngoài Trung đến đây bằng đường biển. Riêng các xóm đạo của người Bắc di cư, tại Thanh Hải, Cầu Ké, Vĩnh Thủy, Vĩnh Phú đã kéo tàu thuyền chạy về Long Hải, Vũng Tàu. Tuy nhiên, tình hình mặt trận miền đông và Phan Thiết, vẫn chưa có gì nguy ngập, tới ngày 17-4-1975 Chi Khu Hải Long chưa loan và tất cả các đại bàng kể cả quận trưởng Hàng phong Cao vẫn có mặt , trong các vị trí phòng thủ gần như 24/24.
A- TỬ THỦ PHÚ LONG :
Ngày 16-4-1975 phòng tuyến Phan Rang vở, trước sự tấn công của mấy sư đoàn Bắc Việt, với xe tăng, đại pháo tối tân của Liên Xô, Trung Cộng cà cả khối cọng sản quốc tế. Trong lúc VNCH gần như kiệt quệ về nhân lực cũng như trang bị, vì người Mỹ phản bội, thất hứa. Gần hết Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn III, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cũng như Tư Lệnh Sư Đoàn 6 KQ là Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Lữ Đoàn Trưởng LD2/ND là Đại Tá Nguyễn Thu Lương và nhiều Sĩ Quan cao cấp khác, đều lọt vào tay giặc tại Phan Rang.
Cũng trong ngày đó, các lộ quân Bắc Việt, từ Nha Trang, Đà Lạt, ồ ạt theo QL1 tiến vào Bình Thuận. Cho nên trách sao được bốn chi khu Tuy Phong Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Hải Ninh với quân số chưa tới 3 Tiểu Đoàn, mà chỉ toàn DPQ + NQ, thì lấy chi chọi với tăng pháo và biển người.. Cũng nhờ có nhiều chiến hạm của BTL. Vùng 2 Duyên Hải , đã bất chấp pháo địch, ghé sát bờ , vớt được nhiều đơn vị đã tham chiến tại Phan Rang, cũng như các Chi Khu của bốn quận miền Bắc. Nói chung tất cả quân các cảnh tại đây, kể luôn Tiểu Đoàn 274 DPQ của ThT Xuân, lúc đó đang đóng tại cầu Đá Chẹt, giáp ranh với Cà Ná, cũng di tản được tới Vũng Tàu bằng ghe đánh cá , tại Long Hương và Phan Rí Cửa.
Như vậy từ đó, ranh giới của tỉnh Bình Thuận với giặc Hồ là thị trấn Phú Long, trên QL1, cách Phan Thiết khoảng 10 km, về phía bắc. Ở mặt trận miền đông, Chi Khu Hải Long vẫn còn và BCH.Tiền phương của TK.Bình Thuận, do Đại Tá Tỉnh Truởng , Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, vẫn đóng trên Lầu Ông Hoàng. Trong thị xã, còn có 2 BCH khác, một do Trung Tá Trí, TMT/TK kiêm CHT/DPQ+NQ, đóng tại Căn Cứ của Duyên Đoàn 28 tại của biển Thương Chánh. Còn BCH.Hành Chánh Tỉnh thì do Phó TT là Phạm Ngọc Cửu, cùng với các Trung Tá Hòa, Luông, ThT Huỳnh văn Việt (Trưởng Ty CCB/BT) chỉ huy, đóng ngay trong Tòa Hành Chánh, lúc đó coi như lãnh đạn pháo kích của VC hằng giờ.
Chiều ngày 12/4/1974, Đại Uý Huỳnh Văn Quý, lúc đó đang là Liên Đội Trưởng Liên Đội Đặc Biệt, đang bảo vệ Nông Trường Sao Đỏ, ở phía nam phi trường Phan Thiết, thuộc Ấp Bình Tú, xã Kim Bình, quận Hàm Thuận, nơi có mấy ngàn Viêt Kiều hồi hương từ Kampuchia về. Ông được chỉ đinh làm Tiểu Đoàn Trưởng , TĐ 249 DPQ, lúc đó do ThT.Phan Sang chỉ huy. Việc bàn giao đơn vị được thực hiện ngay lúc 7 giờ tối cùng ngày, với nhiệm vụ TD249 phải tái chiếm lại Phú Long, đã mất từ mấy ngày qua. Vì quân số quá hao hụt, nên TK biệt phái thêm cho TD, Đại Đội 283 Biệt Lập của Đại Uý Nguyễn Văn Ba, một sĩ quan LLDB rất gan dạ và tài giỏi. Ngoài ra Đại Uý Nguyễn Văn Hạnh, cũng được chỉ định làm TDPhó/249 thay DU Huỳnh Đắc Hoá. Ngày 13-4, sau khi hết nhiệm vụ, ThT Phan Sang được TK.Bình Thuận, trả về đơn vị gốc là SD21BB. Lúc 4 giờ chiều ngày 13-4-75, xe chở TD249 và DD283, từ Phan Thiết tới Phước Thiệu Xuân thì đổ quân và tái chiếm Phú Long bằng ba cánh : - 1 do DD283 tăng phái của DU Ba và DD3/249 của Trung Uý Thời, đánh từ Lò Vôi tới Chợ và Cầu Phú Long. Cánh 2, do DD4/249 của Trung Uý Thành và Trung Đội Thám Sát của TD, đánh từ Lò Vôi tới Trụ Sở Xã Phú Long. Cánh 3, do DD1/249 của DU.Đáp, tấn công hướng đông. Riêng DD2/249 của Đại Uý Nguyễn Chánh Trúc, làm lực lượng trừ bị cho TD. Trận chiến rất khốc liệt, kể cả TrD6/SD2BB biệt phái, mấy ngày trước vẫn phải rút về Phước Thiệu Xuân, vì hỏa lực của giặc rất mạnh, lại chiếm được nhiều cao ốc trên QL1, đặt súng Đại bác 57 ly và B40 bắn từ trên cao xuống. Thêm vào đó là pháo 105 ly, mà giặc đã chiếm được , bắn liên tục từ Bình An sang, làm thương vong nhiều người, trong đó có TrU Thời (DDT) và TrY Nhàn (DDP) của DD2/249, tại Ấp Phú Trường. Vì vậy tới ngày 14-4-75, TD phải đánh cận chiến bằng lưu đạn, cũng như tranh giành từng thước đất khắp các vị trí, mới chiếm lại được xã Phú Long, ngoại trừ các ngôi chùa, không dám đụng tới vì sợ hư hại chốn tôn nghiêm, kể cả sự yểm trợ của Không Quân và Pháo Binh tác xạ.
Vì Miền Bắc BT bỏ ngỏ từ khi Phan Rang thất thủ, nên Binh Đoàn Bắc Việt tiến vào Phan Thiết rất nhanh và sáng ngày 18-4-75, đã tới Tà Dôn. Bởi vậy Đại Uý Quý., xin Đại Tá Nghĩa, tăng cường cho TD249, Chi Đoàn Thiết Giáp của SD2BB, đóng tại Phước Thiệu Xuân, cùng với TrD 6/SD2BB nhưng TK không đáp ứng, vì các Đơn Vị tăng phái này, đang chuẩn bị rút về Nam, khi biết tin quân Bắc Việt sắp tới Phú Long. Khoảng 6 giờ chiều ngày 18-4, qua hệ thống truyền tin, Đại Uý Quý, biết BCH. Tiền Phương của Đại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, đã rút ra bờ biển, theo đường Phú Hài về Phan Thiết. Dù nhận lệnh cố thủ Phú Long, nhưng Quý không thể chấp hành lệnh, khi tất cả các đơn vị,kể cả Thiết Giáp đã rút. Lúc đó, coi như TD249 và DD283/DPQ là đơn vị đoạn hậu. Tuy nhiên cuộc rút quân, chỉ thực hiện, khi biết xe tăng địch đã tới Xã Tuỳ Hòa, vào lúc 7 giờ tối. Theo kế hoạch, DD4/249 đóng ở Cổng Bắc xa nhất, rút trước. Còn DD2/249 là thành phần trừ bị, nên rút sau cùng. Vì nghĩ rằng sẽ về tái chiếm lại , nên DU Quý không cho phá Cầu Phú Long, ngang sông Cả, trên QL1, như lệnh của TK/BT, mà chỉ gọi Hải pháo . Trong lúc TD249 rút quân, thì máy của Thiết Giáp/SD2BB, liên lạc ngăn chận, bảo chờ gở mìn. Thật sự , Đơn Vị này đã rút , nhưng muốn gạt DPQ ở lại đoạn hậu,cho an toàn. Tại Lầu Ông Hoàng, lúc đó còn có DD1/275DPQ của Đại Uý Nguyễn Đình Uý, từ Tà Dôn rút về. Còn DD290/DPQ biệt lập của DU Sâm, thì từ lâu ở đó, để bảo vệ BCH nhẹ của TK và Khẩu Đội Pháo Binh 105, đóng tại đây. Cuối cùng trong đêm 18-4-1975, TD 249 và DD283 rút về Rạng và được thuyền đánh cá, chở tới Vũng Tàu. Riêng DD1/275 của DU. Uý và DD290 của DU.Sâm, chỉ rút khỏi Lầu Ông Hoàng, khi xe tăng VC tấn công . Tại QL số 1, dù SD2/BB cũng như các TD249/DPQ và TD275/DPQ rút về Phan Thiết, nhưng các Trung Đội Nghĩa Quân vẫn ở lại, dù có lệnh di tản. Chính Họ đã bắn cháy một T54 , trước Nhà Thờ Kim Ngọc, trong khi Mặt Trận Không Có Đại Bàng, không phải vì Đại Bàng khiếp nhược bỏ chạy, mà vì " Thời Thế Thế Thời Thời Phải Thế ".
** Thiếu Uý Lê Văn Thắng, Ban 3/TD/249DPQ/BT viết lại trân Phú Long :
Nhớ lại "những ngày tái chiếm và tử thủ Phú Long " Thiếu Uý Lê văn Thắng, Phụ Tá Trưởng Ban 3/TD249/DPQ, hiện tạm cư tại Úc, cũng viết gần giống sử liệu :
Sau khi xuất viện từ bệnh viện Cà Mau, tôi được sự vụ lệnh thuyền chuyển về Bình Thuận, tháng 12/1974 .Tôi về lại Bình Thuận thân thương, nhìn lại trường cũ, thầy xưa, gặp lại bạn bè năm nào trong vui sướng. Tuy nhiên, về lại Bình Thuận lần này, tôi được đưa về Tiểu Đoàn 249/ ĐPQ của Thiếu Tá Phan Sang. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng lưng chừng núi Tà Dôn, cũng như ở Bình An và Bình Lâm, trên Liên Tỉnh Lộ 8 (Phan Thiết-Ma Lâm). Vì vết thương còn nhiều mủ, nên được làm phụ tá Ban 3 của Trung Úy Ba. Tôi chưa quen nhiều người tại Phan Thiết., ngoài những sĩ quan trong tiểu đoàn, như Trung Úy Thời (người Lại An), Đại Uý Tập (Mũi Né), Thiếu Úy Ba (bạn học cũ, PBC 72, Lại An), Thiếu Úy Quận (Y Sĩ Tiểu Đoàn).. Điều tôi thấy sung sướng là cấp số trong đơn vị đầy đủ. Tôi tự hào về Bình Thuận. Theo chỗ tôi biết, mỗi đêm ông anh em về nghỉ, và luân phiên hết người nọ đến người kia. Khi trở lại, có những anh em đem cá, mực lên nhậu chơi. Tinh thần này đã khác biệt hoàn toàn với những đơn vị của tôi tại Bạc Liêu. Tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu thật là đậm đà.
Khi còn đóng quân tại núi Tà Dôn, Trung Úy Ba đề cử tôi đi theo đoàn khai quang của Công Binh vài ngày để tiếp ứng khi cần. Khai quang gần Tùy Hòa. Ngày khai quang cuối cùng, màn đêm buông xuống. Hai anh Công Binh rủ tôi vào quán nhậu rồi đưa tôi về sau. Tôi không đi. Tôi gọi máy về nhờ Tiểu Đoàn cho người đến rước. Khi tôi được rước về Tiểu Đoàn, vừa bước xuống xe thì hay tin hai anh Công Binh khi nãy đã bị VC bắn lật xe chết rồi. Thế là tôi thoát chết trong gang tất.
Tháng 3/1975, mất Ban Mê Thuộc, "tàn quân" chạy trên quốc lộ 1. Tôi chỉ nghe kể là chết chóc nhiều trên đường chạy loạn. Người giết người để cướp vàng, tiền. Xe hết xăng bị đẩy khỏi đường ..Về đến Phan Thiết, những người này đốt kho xăng, bắn vào các tiệm ở đường Gia Long, đốt chợ Phan Thiết ... Sự thật thì tôi không nắm vững vì luôn luôn có mặt tại trận tuyến. Chúng tôi không lãnh lương trọn hai tháng 3 và 4/1975.
Đến đầu tháng 4/1974, Đại Úy Huỳnh Văn Quý thay thế Thiếu Tá Sang, làm Tiểu Đoàn Trưởng và tái chiếm Phú Long. Thị trấn này đã bị VC chiếm hai bên đường Quốc Lộ 1. Chúng tôi di chuyển lên từ hướng Phước Thiện Xuân, cách VC đang cố thủ tại Quốc Lộ 1 khoảng 50 thước. Nhiệm vụ thật nặng nề, vừa tái chiếm Phú Long, vừa bảo vệ tài sản và nhà cửa dân.
Đối với chiến thuật chiến tranh trong thành phố mà chúng tôi học được qua phim ảnh, gnười Mỹ đã dùng lựu đạn và vũ khí để chiếm lại từng căn nhà. Khi chiếm được khu vực nào thì nhà cửa của khu vực đó coi như thê thảm. QLVNCH thì nghèo nàn hơn, không thể dùng số lượng đạn dược như vậy cho chiến tranh trong thành phố. Vả lại, chúng ta cần bảo vệ cả tài sản dân.
Lúc này, dân Phú Long đã di tản hết. Tiểu Đoàn chúng tôi tiến từng bước một, chậm, vì VC nằm trong bóng tối đâu đó trong khi mình di chuyển trên hướng quan sát của địch. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng quân nới nào thì chỉ trong vòng 10 phút, VC pháo tới đó. Có lần, Đại Úy Quý đã đơn thân độc mã ra quan sát chiến trường. VC bắn vào áo giáp của ông mà đầu đạn vẫn còn trong áo.
Sau vài ngày, chúng tôi cũng đã giải tỏa được khu vực bên này Quốc Lộ 1, tiến đến được mặt đường, có chốt đóng ngay cầu Phú Long.
Tin đồn bắt đầu bất lợi là có nhiều đoàn xe VC tiến về Phan Thiết, Đại tá Nghĩa đã dời BCH từ Lầu Ông Hoàng ở Phú Hài, tới Bải Thương Chánh để chỉ huy và sẵn sàng rời bỏ Phan Thiết bất cứ giờ phút nào.
Trong tình trạng khẩn cấp, tôi được lệnh đi với một người xạ thủ súng cối 81ly, đến đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân. Tại đây, tôi làm bảng tác xạ, để kịp thời yểm trợ các vị trí khi được thông báothông báo, bằng khẩu súng cối 81 ly, khá chính xác.
Thời gian không còn tác dụng trên chúng tôi hay nói đúng hơn, tôi không còn biết đến ngày tháng nữa. Sau này, tôi chỉ dựa vào sách để biết ngày mất Phan Thiết chứ thật tình tôi không biết là ngày 18, 19 hay 20/4/75.
Trong ngày cuối cùng, Trung Úy Ba gọi tôi lên đài quan sát coi VC đi về hướng nào. Đài quan sát tuy cao nhung tôi không thể thấy được gì. Đêm ấy, tôi được lệnh bắn cối dồn dập nhưng chính xác về các tọa độ được cho. Chúng tôi bắn đến viên đạn cuối cùng. Khi tôi báo cáo hết đạn 81, tôi được lệnh xếp càng súng, bỏ sẵn trên xe và đợi lệnh . Trung Úy Ba vừa cười vừa nói với tôi: " Thắng, mày đừng có chạy trước nghen". Tôi trả lời: " Tôi sẽ chờ Tiểu Đoàn, có di thì cùng đi, có chết thì cùng chết".
Tôi theo dõi tình hình qua máy truyền tin của tôi. Một lát sau, có báo cáo từ chốt cầu Phú Long là xe tăng VC đến cầu Phú Long. Họ chạm trán nhưng không bên nào nổ súng, xin lệnh từ Tiểu Đoàn. Đại Úy Quý gọi về Tiểu Khu xin lệnh. Lệnh từ Tiểu Khu, Tiểu Đoàn chúng tôi về "Mã Trái Bí" chờ lệnh mới. Xe với súng cối chúng tôi chờ sản trước cổng đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân. Tiểu Đoàn chúng tôi di chuyển gần tới chỗ tôi.
Trưởng đồn Nghĩa Quân Phước Thiện Xuân mà tôi quên tên đã nói rằng: "Tiểu Đoàn chạy kệ họ, mình phải tử thủ. Đứa nào chạy tao bắn bỏ mẹ".
Chính câu nói này làm tôi vẫn còn thấy nhục nhã từ ngày cuối cùng của Phú Long, của Phan Thiết. Sau ngày mất Phan Thiết, trong thâm tâm tôi, tôi luôn luôn kính phục người trưởng đồn Nghĩa Quân này. Khi cải tạo ra, tôi hỏi thăm tin tức về anh ta và nghe nói anh ấy vào rừng tiếp tục chiến đấu. Tôi theo Tiểu Đoàn di chuyển về Mã Trái Bí (mật mã của Lầu Ông Hoàng), nằm đó chờ lệnh. Khoảng nửa tiếng sau, chúng tôi liên lạc được với Tiểu Khu và được lệnh về tăng phái cho Thiếu Tá Hàng Phong Cao (Hải Long). Tiểu Đoàn di chuyển suốt đêm về Mũi Né. Ai cũng mệt mỏi nhưng không có lệnh nghỉ ngơi. Tới gần sáng, chúng tôi đến cuối Rạng, gặp nhiều người lính bỏ ngủ, họ nói Thiếu Tá Cao (Chi Khu Trưởng Hải Long) đã ra tàu đi rồi. Vì Chi khu đả bỏ ngõ, nên Đại Uý Quý phải tìm thuyền đánh cá, để đưa TD249/DPQ về Vũng Tàu
B-TỬ CHIẾN TRONG THÀNH PHỐ PHAN THIẾT:
Trong ngày 18-4-75, tình hình Phan Thiết đã bắt đầu hỗn loạn, dù giặc vẫn còn ở rất xa, bên kia phòng tuyến của các Đơn Vị DPQ/BT đang tử thủ tại Tường Phong, Đại Nẳm, Phú Hội, Phú Long và Quận Hải Long. Từ 7 giờ đêm 18-4, sau khi BCH Nhẹ của Đại Tá Nghĩa, đóng trên Lầu Ông Hoàng, rút về Phan Thiết ra biển, thi TrD 6/SD2BB và Thiết Giáp, cùng các TD249/DPQ, TD275/DPQ, DD283 và 290/DPQ biệt lập cũng rút, cùng lúc với Chi Khu Hải Long. Trong Thị Xã Phan Thiết, lúc 9 giờ tối đêm 18-4, xe tăng và bộ binh của Bắc Việt, đã chiếm được Tòa Hành Chánh, nhưng khắp các vị trí, vẫn còn nhiều Đơn Vị DPQ /BT chống trả như DD206 Trinh Sát của Đại Uý Lê Văn Trò, ĐĐ954/DPQ của Đại Uý Mai Xuân Cúc, Tiểu Đoàn 229/DPQ của ThT Tiến, Trung Tâm Yểm Trợ TV của ThT Phạm Minh, Yếu Khu Châu Thành của ThT Cư và Xã Châu Thành Phan Thiết của ThT Hải. Nói chung, khắp thành phố lửa đạn mịt mù, VC tuy vào được trong thành phố nhưng chỉ cố thủ trong các vị trí vừa chiếm được, chứ không dám bung ra trong đêm, vì chỗ nào cũng còn quân ta chiến đấu , chứ không tan hàng như các địa phương khác. Trong lúc đó, máy truyền tin của ba BCH.Bình Thuận vẫn hoạt động liên tục, ra lệnh cũng như hướng dẫn các đơn vị , tới các vị trí an toàn, chờ các chiến hạm của BTL.Vùng 2 Duyên Hải, vào vớt chở tới Vũng Tàu.. Trong đêm 18-4, Đại Tá Nghĩa, sau khi được một tàu đánh cá chở ra chiến hạm, liền được một trực thăng của QD3, chở ngay về Vũng Tàu, cùng với Đại Uý Đặng Vũ Đàng, Trưởng Phòng 2/TK, để chuẩn bị kế hoạch phương tiện, tiếp đón các Đơn Vị DPQ+NQ/BT , đang trên đường di tản tới. Có là nhân chứng sống thực trong giờ thứ 25 của VNCH, mới biết nào là thân phận của người lính Miền Nam.
Gần nửa đêm 18-4-75, Thiếu Tá Nguyễn Cư, Yếu Khu Trưởng YK Châu Thành, nhận lệnh trực tiếp của BCH.TK/BT ban lệnh cho tất cả các Đơn Vị DPQ đang chiến đấu, trong thành phố, cố gắng tập trung về Bến Tàu Kim Hải, phía sau Phi Trường và QYV. Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết. Do đó, ngay trong đêm, DĐ954/DPQ của DU.Mai Xuân Cúc , chiến đấu tại Ấp Đại Hòa, đã phải vượt sông Cà Ti, tới Quận Đường Hàm Thuận ở Ngả Hai, rồi từ đó băng ngang qua Phú Khánh, đến điểm tập trung Kim Hải.
Kính phục nhất là tại QYV. Đoàn Mạnh Họach, trong lúc giặc gần như đã chiếm trọn thành phố, thì trong bệnh viện, ngoại trừ Chỉ Huy Trưởng, Thiếu Tá Bác Sĩ Võ Đạm (Hiện có phòng mạch tại Boston-Mỹ), khuân vác tất cả đồ đạc và cõng vợ con, trốn về Sài Gòn, để kịp qua Mỹ, trước khi giặc vào. Còn đơn vị, từ các Y,Nha, Dược Sĩ cho tới quân nhân cơ hữu các cấp , dù biết giờ 25, vẫn miệt mài làm việc, cứu sống bao sinh mệnh của thương binh và đồng bào chiến cuộc. Do nhu cầu, Đại Uý Y Sĩ Lê Bá Dũng, khi vào Cục Quân Y tại Sài Gòn lãnh thuốc men và y cụ, đã được Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục trưởng Cục QY, bổ nhiệm làm Q.Chỉ Huy Trưởng , đồng thời ban báo thị tầm nã, việc đào ngũ của ThT Đạm. Ngày 8-4-75, Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lênh Hải Quân có tới Phan Thiết họp với Đại Tá Nghĩa, để soạn thảo kế hoạch di tản đường biển, nếu Bình Thuận bị nguy cấp. Dịp này, TK đã cấp cho QYV một máy truyền tin PRC25, nhờ vậy có thể cập nhật tin tức từng giờ.
Trong ngày 18-4-75, dù Phú Long mịt mù lửa đạn, nhưng mặt trận Nam Phan Thiết vẫn còn an ninh, vì đã có sự phòng thủ của Liên Đoàn DPQ.Hàm Thuận của Thiếu Tá Dụng Văn Đối, Quận Trưởng. Ngoài ra khu vực này còn có nhiều đơn vị khác hiện diện, như Liên Đội Đặc Nhiệm Nông Trường Sao Đỏ và nhất là 2 TD/BDQ di tản từ Quảng Đức về chờ phương tiên vào Nam. Vì vậy QYV. Đoàn Mạnh Hoạch rất an toàn. Chừng 7 giờ tối, VC đã vào Phan Thiết và ác chiến trong thành phố, QYV nhờ có máy PRC25, nên biết tin tức. Cùng lúc, lại có một đơn vị của Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận, do Thiếu Tá Phạm Minh hướng dẫn, trên đường tới Bến Tàu Kim Hải, có liên lạc với QYV cho biết tin tức chiến sự. Theo Phó Tỉnh Trưởng BT. Phạm Ngọc Cửu, lúc đó còn đang ở Phan Thiết, thì hai chiếc xe thiết giáp tắt đèn chạy ngang qua đó, là của quân ta, chứ VC tới trưa ngày 19-4-1975 mới dám lên khu vực này, sau khi QLVNCH đã di tản hết.
11 giờ 30 khuya cùng ngày, DU Dũng mới nhận được lệnh di tản. Cũng may, địa điểm của bệnh viện nằm sát bờ biển,lại đã làm sẳn con đường, nên việc di chuyển thương bệnh binh ra tàu Hải Quân, cũng không trở ngại. Mặc dù lúc đó chỉ còn một phần quân nhân ở lại, nhưng cũng đã di tản được 200 thương bệnh binh .
Từ sáng ngày 19-4-1975, các đơn vị DPQ /BT đã tập trung rất đông trên bãi biển Kim Hải, để chờ tàu vào rước. Buổi sáng nước thủy triều xuống, nên chiến hạm không thể vào sát bờ, nên phải thả các loại tàu há mồm LCM vào rước các đơn vị. Loại tàu này có thể chở được tới 2 thiết vận xa M113. Công tác hoàn tất lúc 12 giờ trưa nhưng các chiến hạm của Vùng 2 Duyên Hải, vẫn đậu ở ngoài khơi Phan Thiết chờ lệnh, tới 2 giờ trưa mới lên đường và cập bến Vũng Tàu lúc 2 giờ sáng, ngày 20-4-1975. Tại Bến Đình, lúc đó có sự hiện diện của Đại Tá Vũ Huy Tạo, Thị Trưởng Vũng Tàu và Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, TT.BT chực sẵn, đón các đơn vị, đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, tái trang bị và tiếp tục chiến đấu khắp lãnh thổ Phước Tuy, cho tới khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mới rã ngủ. Sau đó, tất cả các Sĩ Quan của TK.Bình Thuận, bị chở về Xuân Lộc và tập trung trong doanh trại củ của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43/SD18BB và đi cải tạo chung với Sĩ Quan của SD5BB, khắp các trại tù miền Bắc. Ngoài ra, đêm 18-4-1975, Thiếu Tá Dụng Văn Đối, QT.Hàm Thuận , đã chỉ huy các Tiểu Đoàn DPQ, Liên Đội NQ, Cán Bộ XDNT, Cảnh Sát, Viên Chức Xã Ấp thuộc Chi Khu, cùng với Pháo Binh và một Chi Đội Thiết Giáp V100, di tản bằng đường bộ vào tới Bình Tuy. Sau đó được tàu Hải Quân chở vào Vũng Tàu và tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Niệm, đang trấn giữ tại Cầu Bến Lức-Long An , cho tới khi tàn cuộc.
20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công,cán,cảnhVNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm,Sông Mao và mọi nẽo đường tận tuyệt.
Cuộc chiến đã qua nhưng không bao giờ xoá nhòa nổi vết tích trong tâm trí người Việt. Vinh hay nhục thì nay đã được lịch sử xác nhận, nên không cần phải ca ngợi hay biện minh về cái thua hay cái thắng, một công việc thừa thải khi mặt thật của cộng sản Hà Nội được phơi bày suốt 30 năm qua., nên chỉ xin bạn bè ai có dịp về thăm quê hương miền biển măn, đừng quên :
'có xuống bến qua nghĩa địa
đừng quên mặc niệm những hồn oan
bỏ mình trên biển khi di tản
u uất bao năm nỗi hận hờn
đừng quên thăm lại Quân Y Viện
thắp một nén hương mộ bạn mình
lính trận dân lành chung buổi giổ
tháng Phan Thiết hận đao binh ..'
Xóm Cồn tháng 3-2005
Mường Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO : của Quý NT.Đại Tá Tỉnh Trưởng Ngô Tấn Nghĩa, Đốc Sự Phạm Ngọc Cửu Phó TT, Dụng văn Đối Quận Trưởng Hàm Thuận, Đại Uý Huỳnh văn Quý Tiểu Đoàn Trưởng DPQ, Đại Uý Mai Xuân Cúc, Lê văn Thắng.
No comments:
Post a Comment