Thursday, July 26, 2012

Tượng đài chiến sĩ Mỹ-Việt

Các nơi trên thế giới tự do


Tuong dai chien si Uc-Viet, Victoria,Australia Dai chien si Vietnam, Nannup,Australia Tuong dai chien si Viet-My ,Arlington,Texas ( nhin dang truoc)


Tuong dai chien si  Uc-Viet, Brisbane,Australia
 
 
 
 
 
Tuong dai chien si Viet My , Orlando, Florida
Quang truong dai chien si Viet My,Bellaire ,Houston
Tuong dai chien si Viet-My Houston ( nhin dang truoc)
Tuong dai chien si Viet-My Houston ( nhin dang sau)
 
Dai chien si Viet My, Wichita, Kansas
tuong dai chien si Viet-My Wichita, Kansas ( mo hinh bang thach cao)
tuong dai chien si Viet-My, Wichita, Kansas ( nhin dang truoc)

tuong dai chien si Viet-My ,Arlington,Texas ( nhin dang truoc)

LỜI NGƯỜI LÍNH VNCH GỞI CÁC CHIẾN HỮU ĐỔI MÀU


Tôi rất ngại, không biết phải xưng hô thế nào với các bạn, trước đây tôi và các bạn đứng dưới lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, nay có một số đã chấp nhận đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ mà trong cuộc chiến bảo vệ tự do, chúng ta không bao giờ chấp nhận và truy lùng trong những cuộc hành quân, cũng như hạ xuống tại những vùng nông thôn kẻo lánh để thay vào bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đau lòng là ngày nay, các anh không còn thích chào cờ nầy khi về Việt Nam, phải đứng trước lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ chí Minh, thậm chí khi trở sang nước tạm dung, các anh tỏ ra khiếp sợ một cách hèn nhát, ít khi dám tham dự các sinh hoạt có lá cờ vàng, nhất là không dám chụp những tấm ảnh có những thứ mà chế độ cộng sản thù ghét, đã sống tại các nước dân chủ, nhưng các anh vẫn còn sợ hải đảng cộng sản, thì làm sao giải trừ được chế độ phi nhân, mang lại tự do cho đồng bào Việt Nam. Tôi cảm thấy ngượng ngùng khi gọi các anh là chiến hữu, các anh đã thực sự đổi màu, trở thành đồng chí với cán binh cộng sản khi về đây vui chơi hay với nhiều lý do khác.


Nhớ thuở xưa, quân nhân chúng mình đã thề trung thành với tổ quốc, đứng dưới lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, ngày nay các anh đã quên tất cả và đổi màu chỉ sau lần về Việt Nam và sau đó là những chuyến hồi hương, càng thắt chặt tình đồng chí với cán bộ, công an, bộ đội để kết bạn tâm giao, mua sự an toàn bằng những tiệc tùng do chính các anh xuất tiền chiêu đãi. 

Những năm tháng chiến đấu chống lại kẻ thù cộng sản, tay sai của khối cộng sản quốc tế, những năm tù đày tưởng như không sống sót sau khi miền nam thất thủ. Một số các anh may mắn di tản trong giờ phút sau cùng của cuộc chiến và nay một số các anh đã quay về, không còn như bài ca: Người Di Tản Buồn, một thời làm xúc động trái tim của những người xa tổ quốc, khi quê hương lọt vào tay quân thù. Những người di tản buồn ấy tiêu biểu như thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ và gia đình với con gái Kỳ Duyên, vợ là Tuyết Mai, đã quay về, sánh vai cùng những kẻ mạt sát mình là bọn phản động nước ngoài, đĩ điếm du côn...chắc chắn là những người di tản buồn ấy đã mất hết tâm hồn, trở thành công cụ tuyên truyền cho chế độ phi nhân.  Người di tản buồn Nguyễn Phương Hùng, về Việt Nam vài lần và tự xóa bỏ căn cước tị nạn, khóc lóc như là đứa trẻ trước mặt bọn cán bộ cộng sản, thật là nhục nhã, còn đâu phẩm cách con người, chứ chưa nói đến tác phong của người lính Việt Nam Cộng Hòa, với tấm gương Trần Bình Trọng:" thà làm quỷ nước nam, còn hơn làm vương đất bắc". Các anh em quân nhân, nhất là cùng binh chủng Biệt Động Quân, cảm thấy đau lòng khi trong hàng ngũ có Nguyễn Phương Hùng, đổi màu, đón gió, trở thành quân nhân quốc gia, thờ ma cộng sản. Ấy thế mà Nguyễn Phương Hùng cảm thấy hãnh diện, niềm tự hào của tên phản bội đê hèn, là hạng người mà bất cứ xã hội nào cũng khinh khi, sớm đầu tối đánh. Ngay cả những đồng chí mới của Nguyễn Phương Hùng cũng không bao giờ tin được hắn, nhưng trong giai đoạn nầy, đảng cộng sản dùng thân xác của anh lính Biệt Động Quân đón gió để thực hiện mục đích tuyên truyền. Chính cá nhân Nguyễn Phương Hùng cũng có thể là không nhận ra sự thâm độc của đảng cộng sản, như con chó được chủ nó ném khúc xương để ngoan ngoãn nằm gọn trong thòng lọng và sau đó bị đập đầu, xẻ thịt cho một tiệc nhậu, cái băng Youbube mà Người di tản buồn năm nào, Biệt Động Quân Sát như bài ca hành khúc, bị Nguyễn Phương Hùng hạ nhục thành Biệt Động Quân khóc như đứa trẻ lên ba tại một phòng họp ở đảo Song Tử Tây, đưa Nguyễn Phương Hùng thành thân bại danh liệt, xú danh muôn đời, nhất là sau đó trở sang Hoa Kỳ, sống trong vùng đất tự do mà hầu hết mọi người nguyền rủa kẻ phản bội. Đảng cộng sản đã giết Nguyễn Phương Hùng bằng cái youtube ấy, hắn lại hãnh diện và cám ơn kẻ giết mình. Nhưng nếu Nguyễn Phương Hùng trở về Việt Nam, sống trọn vẹn với tấm lòng mê đảng, hiếu với bác như Trần Trường, thì trong tương lai, bị trấn lột, phải bỏ của chạy lấy người, như nhiều kẻ lập công dâng đảng từ trước, trở về và bị vắt chanh bỏ vỏ. Nguyễn Phương Hùng ngây thơ, dù làm báo lâu năm với nghề ký giả tự do ở Hoa Kỳ, hắn không biết hay cố tình không muốn biết con tàu Việt Nam Thương Tín, đã đến bến bờ tự do mà còn quay về và tất cả đã bị đảng tống vào tù. Nếu Nguyễn Phương Hùng về Việt Nam cách đây 35 năm trước, thì hắn không bao giờ nói là hối tiếc là không về sớm để phục vụ chế độ cộng sản. Những nạn nhân Việt Nam Thương Tín vẫn còn hổ thẹn và hối tiếc sau khi trở về quê hương. Những bạn lính may mắn khác, vượt biển, đi bằng đường bộ thành công, đến bến bờ tự do. Sau bao năm lăn lóc nơi xứ người, thành công trên nhiều lãnh vực, bỗng trở về, mang tiền về giúp đảng cộng sản từ nhiều năm qua, họ trở thành khách cung cấp tiền thường trực hàng năm cho chế độ cộng sản, giúp đảng vượt qua những khó khăn kinh tế, nợ nần lút đầu, nên tránh được sụp đổ từ lâu, khi cạn kiệt tài chánh, là bài toán chung cho sự sụp đổ các chính quyền trên thế giới.  Một số tù cải tạo, sống sót, được Hoa Kỳ cứu vớt theo chương trình O.D.P, sau thời gian định cư, quay về, kết bạn với những kẻ đã từng hành hạ, mạt sát trong các nhà tù, lương tri của con người không nằm trong ấy, ngay cả thú vật cũng không quên sau vài lần đánh đập nó, nhưng các anh quân nhân H.O trở về, kết bạn mới với cán bộ, trở thành đồng chí, kiêm mạnh thường quân trong các tiệc, sáng nhậu với ủy ban nhân dân, chiều công an đãi tiệc... đó là những đồng tiền hưu dưỡng được chính phủ Mỹ chu cấp để sinh sống, hay những món tiền hưu sau nhiều năm làm việc, thay vì chi cho gia đình, giúp cho các bệnh viện sở tại để chửa trị, trong đó có phúc lợi gia đình và cá nhân mình.... thì các anh lại tiêu xài cho cán bộ cộng sản để mua sự an toàn trong thời gian lưu lại, với nhiều ly do như thăm gia đình, hú hý với gái tơ, du lịch...Những quân nhân như Phạm Tín An Ninh, sau 9 năm tù, quay về để làm quen với những kẻ hành hạ trước đây, còn viết sách ca tụng quản giáo và giúp đỡ cả con quản giáo nữa. Một số bạn bè của tôi cho biết ở nước Úc, chính phủ ưu ái dành cho quân nhân đồng minh quyền lợi, được cấp hưu dưỡng từ bộ cựu chiến binh, nhưng đã có nhiều anh đã dùng 11 tháng trong năm số tiền cấp dưỡng để sống tại Việt Nam, đó là tiền đóng thuế của dân Úc, lại được các anh nuôi chế độ cộng sản. Theo nhiều người biết, nhiều quân nhân đã quay về, mua nhà, chỉ sang Úc 1 tháng cho hợp chính sách và trở về sống 11 tháng còn lại trong năm, các anh ấy là đồng chí, chứ không còn là chiến hữu nữa. Tại sao những quân nhân ở đây không báo cho chính phủ Úc biết những người như thế?. Một số quân nhân quay về Việt Nam thường viện lý do là có quan hệ bang giao, các cựu chiến binh đồng minh ở Hoa Kỳ, Úc...trở về Việt Nam du lịch, vì họ có nguồn gốc khác với các quân nhân VNCH, chúng ta ra đi vì chế độ cộng sản, nay không thể viện lý do bang giao, là quốc tịch được ban cấp để trở về nơi mà chúng ta cho là nguy hiểm, không thể quay về.... đó là trường hợp một giàn dây leo, có cây mướp, bầu, khổ qua...chung một giàn, nhưng khác giống. Những người tỵ nạn cộng sản năm nay, trở về an toàn, thì đã tự mình xé bỏ căn cước tỵ nạn chính trị, chính phủ các nước ban cấp quyền công dân, nhưng họ cũng có quyền thu hồi khi cần và xét thấy những người được cấp vi phạm luật, giống như thu hồi giấy phép thương nghiệp, hành nghề luật sư, bác sĩ...của những kẻ vi phạm luật.Kẻ thù cộng sản đã đạt thắng lợi lần nữa sau cuộc chiến Việt Nam, không phải chúng tài giỏi, nhưng là do trong hàng ngũ quốc gia, có một số người đón gió trở cờ, đặt cá nhân trên tổ quốc, trở thành những kẻ phản bội. Trước năm 1975, chính sách chiêu hồi của chính phủ miền nam đã cải hóa hàng chục ngàn cán binh trở về với chính nghĩa quốc gia. Nhưng phía cộng sản cũng có cái gọi là: trở về với nhân dân và cách mạng, thực tế là con số người giác ngộ cách mạng không nhiều, đa số là những kẻ nằm vùng trong hàng ngũ quân đội, chính quyền bị lộ nên phải bỏ vào bưng để an toàn, hay những tên gây tội phạm hình sự, sợ bị pháp luật chế tài, nên vào rừng để trốn tránh. Vào những ngày gần cuối cuộc chiến, có một số quân nhân phản bội, nằm vùng như Nguyễn Thành Trung, quay súng làm phản, được cộng sản cấp giấy " Tiền Khởi Nghĩa", số người nầy đa số là gia đình cán bộ cộng sản, được móc nối bỏ hàng ngũ để sau nầy được an toàn.Ngày nay, sau cuộc chiến, các quân nhân may mắn thoát khỏi tay kẻ thù, nay trở thành "tiền khởi nghĩa", trở về làm đồng chí của những kẻ chiến thắng thời cơ, mang tiền về đóng góp cho bọn tư bản đỏ tại Việt Nam và đã thành kẻ phản bội. Đây là những tâm tình của một người lính Việt Nam Cộng Hòa, nhắn gởi những ai còn lương tri và đồng thời xác định lập trường, bảo vệ chính nghĩa quốc gia, từ nay những kẻ phản bội, trở cờ, không còn là chiến hữu nữa../.
ĐỖ VĂN XUÂN
( Người lính chưa nhận chứng chỉ giải ngũ)25.07.2012

Nhat Ky


In a letter dated September 24, 1964, I wrote:

I am presently at Hon Quan, relieving the regular radio operator who has gone to Saigon for four days to get his teeth fixed. There are only ten or eleven Americans here, but the town of Hon Quan is much bigger than Phuoc Vinh and much nicer. This seems to have been a relatively prosperous area -- lots of rubber plantations -- before the VC moved in. I was amazed to see 2 gas stations here (Phuoc Vinh has none) many large houses, a paved road, and even street signs. (In Phuoc Vinh there are only 3 or 4 streets, so they don't need any signs.)

I came up here last Friday on a K-19, a very small one-engine plane sort of like a Piper Cub. It only holds two people, the pilot and one passenger. This was my first time in a light plane, and I thoroughly enjoyed it. I now understand why some people go crazy over small planes, take flying lessons, buy their own planes, etc.

We have an Air Force lieutenant at Phuoc Vinh who is that way; they recently gave him an L-19 of his own to fly, and he is up in it every day from dawn to dusk under any conceivable pretext. As one of the sergeants said: "Christmas sure came early for him this year, didn't it?"



Hon Quan, also known as An Loc, is located at 11° 39′ 10″ North, 106° 36′ 34″ East. At that time it was the capital of Binh Long Province. Seven years later, in 1972, it was the site of a 66-day battle that was actually won by the South Vietnamese army with the help of massive American air strikes.



After a few days in Hon Quan I returned to Phuoc Vinh for three weeks and was then sent to Tân Ba in the middle of October, 1964. This was also supposed to be a short assignment, just for a few days, but as it turned out I was kept there for four and a half months, until March 2, 1965.

Read more: http://members.virtualtourist.com/m/p/m/1fd7cf/#ixzz21i3zlPa3


Favorite thing: --

One day towards the end of May 1965 we heard some shooting from the direction of Phuoc Vinh town at about one in the afternoon. Those of us who were not on duty and had no particular assignment got into the sandbag emplacements to "await further orders".

Gradually the shooting got more intense, and after a while there were mortar rounds flying over our heads. We were perplexed by all this. Who was shooting at whom? Which ones were the Viet Cong and which the ARVN?

From our colleagues who were on duty in the commo shop we eventually learned that there were no Viet Cong involved at all. A fight had started in town between members of two different ARVN units (some said between South Vietnamese soldiers and Cambodian mercenaries), who began shooting at each other first with hand weapons and later with mortars.

After a while a small ARVN helicopter with a huge loudspeaker started circling the area, perilously low, with a strident message in Vietnamese blaring out of the loudspeaker. This was supposed to be telling everybody to stop shooting at each other, but one of the translators later confided to me that someone had put the wrong cassette into the cassette recorder, so the actual message was: "Farmers! Rally to the side of the government of the Republic of Vietnam and we will give you pigs and bricks to build pigstys! "

I don't know if there were any casualties from all this shooting, but after about two hours the shooting stopped, and all was quiet again.




A few days later, on May 31, 1965, I left Phuoc Vinh with all my gear on an HU-1D helicopter, which was newer and bigger than the HU-1B machines we had been using up to then. On the same day, American combat troops were brought in to Phouc Vinh and started digging in around the perimeter.

For my remaining few weeks in Vietnam I was stationed in a place called Xuan Loc, where a new division headquarters was being set up.

In a letter from Xuan Loc, dated June 19, 1965, I wrote:

The whole situation is getting quite gruesome, especially in what used to be PBT Special Zone. There are now almost one thousand Americans in Phuoc Vinh -- when I got there last July there were only thirty-five.


Read more: http://members.virtualtourist.com/m/p/m/1fd7d3/#ixzz21i4jf7Bf

Friday, July 20, 2012

Phạm Tín An Ninh bài đọc

Phạm Tín An Ninh

ĐỌC NHIỀU MỆT MẮT, MỜI NGHE CHO KHỎE.

Wednesday, July 18, 2012

Bảo Tàng Cuộc Chiến VN Mời Gọi Ý Kiến, Đóng Góp, Nằm Gần Disneyland, Bảo Tàng Viện Cuộc Chiến VN sẽ thu hút du khách toàn cầu


GARDEN GROVE, Calif. (VB) -- Một buổi họp báo đã được tổ chức hôm Thứ Ba 10-7-2012 tại nơi trong tương lai sẽ trở thành Vietnam War Museum (Bảo Tàng Viện Cuộc Chiến Việt Nam), viết tắt VWM, để cập nhật thông tin về dự án này.Nghị viên Bruce Broadwater của thành phố Garden Grove cho biết dự án VWM do ông đề ra từ năm 2009 hiện nay đã tiến triển tốt đẹp. 

Ông cho biết thành phố mới đây đã trở thành sở hữu tòa nhà hai tầng, rộng 17,500 sq-ft tại điạ chỉ 12650 Harbor Boulevard, Garden Grove, nằm trên đường Harbor, đoạn giữa đường Trask và đường Westminster, và hội bất vụ lợi Vietnam War Museum of America Foundation đang trong thủ tục hợp đồng dài hạn với thành phố để sử dụng tòa nhà này làm địa chỉ vĩnh viễn cho VWM.

Tòa nhà hiện nay chưa có điện, vẫn trong tiến trình trang bị. Nghị viên Broadwater đã dẫn pháí đoàn báo chí đi một vòng ra phòng phía trước và bước lên một phần lầu hai.

Ông nói, Bảo Tàng Viện này theo kế hoạch sẽ thu hút du khách và sẽ không chỉ là giaó dục về Cuộc Chiến VN mà cũng sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc.

Thí dụ, khi bước vào phòng trước, người xem sẽ có cảm giác như vây chung quanh bởi những cánh đồng lúa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong khi một trực thăng là là như bay xuống cánh đồng.


Từ trái: nghị viên Bruce Broadwater, ông Phát Bùi, nghị viên Steven R. Jones và cô Roxanne Chow. (Photo VB)
Trả lời một câu hỏi của nhà văn Kiều Mỹ Duyên An Nguyễn, nghị viên Broadwater cho biết tổng chi dự án sẽ tốn hết 10 triệu đôla, nhưng tiền thuê sẽ không tốn kém vì thành phố Garden Grove đã cam kết hỗ trợ dự án này. Ông cũng nói, dự án xây Bảo Tàng Viện không liên hệ gì tới ngân quỹ thành phố, vì hội bất vụ lợi VWMAF sẽ thực hiện việc gây quỹ thực hiện. Nhưng hiện diện của Bảo Tàng Viện này, theo bản nghiên cứu khả thi, sẽ mang nhiều lợi ích thực tiễn cho thành phố Garden Grove về du lịch, hoạt động khách sạn, tiệm ăn...

Nguyên khởi là tháng 12-2009, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã cho lập một Ủy Ban Khảo Sát để xem tính khả thi của một Bảo Tàng Viện nhằm làm nơi trình bày về Cuộc Chiến VN, để cho mọi người từ khắp thế giới có thể tới để tưởng nhớ, kinh nghiệm và hiểu biết về Cuộc Chiến VN.

Ủy Ban này đã giao cho Pro Forma Advisors LLC nghiên cứu về tính khả thi và cách thực hiện. Những thông tin đều cho thấy khả quan: Garden Grove là trung tâm của phần phía bắc và đông dân nhất Quận Cam, nằm kế bên Disneyland và các nơi du khách lui tới.

Bản khảo sát đã tìm hiểu về thị trường trong vùng 10 dặm quanh Garden Grove, trong toàn vùng Quận Cam và toàn vùng Quận Los Angeles với các phương diện như: dân số, tỷ lệ tăng dân số, lương trung bình mỗi hộ dân cư, tuổi trung bình cư dân...

Bản khảo sát phân tích 7 địa điểm do thành phố đưa ra để chọn, trong đó so sánh cac1 phương diện như: diện tích đất, tòa nhà có sẵn, đường phía trước, sự tiện lợi, phân tích thời gian lái xe, vân vân. Cuối cùng, điạ điểm thứ 6 được chọn: đó là tòa nhà nêu trên, nằm ở đường Harbor, giữa Trask và Westminster.

Để nghiên cứu về thiết kế bảo tàng, Pro Forma Advisors đã hợp tác với công ty BRC Imagination Arts và ngày 16-4-2010 đã đưa ra các sơ đồ đề nghị thiết kế để thảo luận.

Mục đích của thiết kế là: Du khách rời Bảo Tàng Viện sẽ mang theo nhiều kinh nghiệm chuyển hóa và cảm hứng không quên được. Và do vậy, Bảo Tàng Viện này sẽ có sức lôi cuốn ở tầm vóc quốc gia, và có thể là cả quốc tế.

Đặc biệt, Bảo Tàng viện cũng sẽ trình bày về đất nước và con người VN, và có một khu vực riêng trưng bày thông tin về người Việt tỵ nạn cộng sản.

Vào tháng 5-2011, hội VWMAF được quy chế bất vụ lợi và đề ra mục tiêu cụ thể:

Xây dựng một Bảo Tàng Viện để cho hiểu biết chính xác về Cuộc Chiến VN, và vinh danh hàng triệu cựu chiến binh và thường dân Mỹ và VNCH, những người đã trải qua cuộc chiến để các thế hệ tương lai nhớ ơn về sự hy sinh của họ để chống cộng sản, giữ gìn thành trì tự do cho nhân loại.

Hội cũng quảng bá sự hiểu biết và giáó dục về lịch sử, vai trò và đóng góp của dân VN trong suốt thời Cuộc Chiến VN, kể cả dùng các phương tiện in ấn, truyền hình và phương tiện khác.

Hội cũng sẽ dựng các tượng đài công cộng tương lai để quảng bá mục tiêu của hội.

Được biết, Hội Đồng Điều Hành VWMAF có chủ tịch là Tướng Bailey McCune, từng chiến đấu nơi mặt trận Cuộc Chiến Triều Tiên. McCune cũng là một Tiến Sĩ Tâm Lý Học, sau về làm trong Bộ Phát Triển Nhân Dụng và Y Tế Tâm Thần.

Phó Chủ Tịch hội là nghị viên Bruce Broadwater. Thư Ký Hội là nghị viên Dina Nguyễn. Trong ủy ban còn có GS Lê Hồng.

Bà An Nguyễn trả lời phỏng vấn của VB cho biết, Bảo Tàng Viện này như thế sẽ là nơi vinh danh chính nghĩa chiến đấu cho tự do của chiến binh VNCH cho thế hệ đời đời biết tới sự thật, và cũng là nơi để người phản chiến nhìn thấy đúng đắn hơn.

Cô Roxanne Chow, người đã giúp ông Broadwater thực hiện họp báo, trả lời VB cho biết, hiểu đúng lịch sử rất là quan trọng, vì cần cho thế hệ sau hiểu tại sao chúng ta tỵ nạn CS và để hiểu đúng ý nghĩa về cuộc chiến gìn giữ tự do. Cô Chow nói, Bảo Tàng Viện độc đáo này cũng sẽ đưa Garden Grove lên bản đồ du lịch quốc gia.

Ông Phát Bùi, Chủ Tịch Ủy Ban Quy Hoạch thị xã Garden Grove, nói rằng Bảo Tàng Viện sẽ có lợi cho cộng đồng VN vì sẽ duy trì lịch sử đúng đắn trong khi Việt Cộng đang bóp méo lịch sử ở quê nhà. Đặc biệt, ông Phát Bùi, hiện có kế hoạch sẽ ứng cử chức Nghị Viên Garden Grove vào tháng 11-2012, đưa ra lời kêu gọi các lãnh đạo cộng đồng hãy góp ý và đóng góp với hội VWMAF về những gì Bảo Tàng Viện sẽ trưng bày.

Đóng góp cho hội VWMAF có thể thực hiện qua mạng: http://vnwma.com.
Chi phiếu có thể gửi tới:
Vietnam War Museum of America Foundation,
P.O. Box 3070, Garden Grove, CA 92842.

Tuesday, July 17, 2012

Đốt Hương Tưởng Niệm Trước Mồ


Tác giả đốt hương trưởng niệm trước mồ các chiến sĩ TD2/5 tại khu mộ trong Chùa Dương Lâm.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đây là bài viết thứ ba của ông, tự sự của một cựu chiến sĩ về quê cũ tìm thăm mộ đồng đội cũ. Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939. hiện là cư dân Houston, Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ.


Câu hát “chiều nay đốt hương tưởng niệm trước mồ, nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa” trong nhạc phẩm Mẹ Tôi của nhạc sĩ Nhị Hà để tỏ lòng thương tiếc mẹ, khi hát lên ta đều thấy ngậm ngùi.


Nương theo ý đó, một chiều ngày 02 tháng 01 năm 2012 tôi cũng “đốt hương tưởng niệm trước mồ,” nhưng mồ nơi đây là khu mộ các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 bô binh. Những chiến sĩ đã chiến đấu chận địch và đã hy sinh vào các ngày 22,23/03/1975 tại xã Tam Dân quận Phú-Ninh thuộc tỉnh Quảng-Nam.


Thôi thúc từ tiếng gọi đến với đồng đội mà một thời tôi đã sống với họ, qua diễn đàn “tìm mộ lính” cuả thanh niên cờ vàng đăng tải. Tôi quyết định tìm về với họ dù phải vượt quãng đường dài nửa vòng trái đất từ Mỹ về Sài gòn, từ Sài gòn bay ra Đa nẵng, từ Đà-nẵng đáp tàu lửa xuôi Nam vào ga Tam-kỳ thuộc tỉnh Quảng-Nam để đến khu mộ.


Nơi đây đã có hẹn trước, xe thồ bốc băng đồng ngược lên vùng đồi núi trùng điệp trong mưa phùn gió bấc rét mướt mùa đông miền Trung. Trong chiếc áo mưa mong manh giá 3000đ/vn =$1.50xu/Mỹ không đủ ấm khiến chân tay tôi tê cóng. Ở Mỹ cái lạnh cũng da diết lắm nhưng trong nhà đã có sưởi, ra xe cũng có sưởi, còn nơi đây giữa đồng trống,trên lưng xe ôm cái lạnh bủa vây quanh mình như cắt da xẻ thịt. Tôi thực sự thấm thía nỗi bất hạnh của đồng đội mình đã nằm trong lòng đất lạnh nầy hằng mấy chục năm qua.


Không phải tôi không chuẩn bị kỹ cho chuyến đi cuả mình, nhưng tôi phải cải trang làm vậy để dể bề ”hoà tan” khi có biến, vì vùng nầy có một gia đình họ Huỳnh,Huỳnh ngọc Tuấn (nghe nói cháu ba đời của cụ Huỳnh thúc Kháng) đang đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt-nam thường bị VC bắt bớ khủng bố, nên chả có an toàn nào khi tôi mạo hiểm vào vùng nầy.


Khi xe đến chùa Dương-Lâm,chúng tôi vào chùa dâng hương cúng Phật và sau đó vòng quanh chùa quan sát,nghe kể chuyện xưa. . . Ngày ấy… 37 năm trước, quanh ngôi chùa nầy,một ngọn đồi thoai thoải rậm rạp,đã xảy ra một cuộc chiến đẩm máu giữa Tiểu-đoàn 2/5 cuả Trung-đoàn 5 thuộc Sư-đoàn 2 bộ binh và một bộ phận của Sư-đoàn 711 cuả VC. Hai bên kịch chiến suốt hai ngày 22 và 23 tháng 03 năm 1975. Mặc dù hết nguồn yểm trợ, cô thế,tiểu đoàn 2/5 vẫn chiến đấu cho đến khi phòng tuyến bị tràn ngập và chấp nhận hy sinh tại giao thông hào của mình.


Tử thương hai phía đều nặng, Việt cộng vận động dân khiêng xác và thương binh của họ đi chôn cất và cứu chữa còn xác của lính “Cộng-hòa” thì dầm mưa giải nắng không ai ngó ngàng đến. Mùi tử khí xông bốc lên khiến dân không thể ra đồng cày cấy được, họ thầm lặng lấp đất tại chổ những tử thương trong e dè sợ sệt vì dể bị kết tội tiếp tay cho “kẻ thù”.


Thế rồi sau đó thoảng trong đêm, có tiếng rên la vật vã, có bóng người vật vờ xuất hiện xin nước, xin cơm, xin áo quần vì đói lạnh, dân quanh vùng khiếp sợ vì đúng là bóng hình của các anh lính ”Cộng-hoà” đã bị tử trận ngày nào nay oan hồn còn vất vưỡng quanh đây hiện về.


Họ đến chùa trình với thầy trụ trì xin thiết lễ cầu siêu tế độ cho các vong linh trên được siêu thoát.Đã có lễ trai đàn chẩn tế diễn ra, hằng năm xem như các ngày 22+23/03 là ngày giổ. Sau đó là cuộc vận động của thầy trụ trì, muốn đào tìm và di dời hài cốt của các tử sĩ nầy vào một cuộc đất khác, xa chùa để chính thức là nơi yên nghỉ vĩnh viển của họ. Trong nhiều năm lặng lẽ và e-dè làm việc vì ngại có sự dòm ngó của địa phương, mãi đến năm 2008 khu mộ mới hoàn thành, bên cạnh sườn đồi thoai thoải cách xa chùa 5km yên vị được 61 ngôi, còn 25 hài cốt nữa sẽ được vân tập về đây một ngày không xa, (đang chờ tài chánh của thập phương yểm trợ để phá thêm đất rừng). Nhìn thành qủa tốt đẹp đó, xin tán thán công đức của vị thầy trụ trì mới, tuy còn trẻ mà đạo tâm cao cả, và của các Phật tử mạnh thường quân đã đem tâm vô úy lo cho các vong linh có được một nơi yên nghỉ tốt đẹp.


Nhìn khu mộ theo địa lý và phong thủy, thì đây là một phần thưởng xứng đáng cho các chiến sĩ ta sau bao năm bị vùi thây trong lòng đất. Trước mặt là hồ chứa nước mênh mông của đập thủy lợi Phú-Ninh, nguồn sống chính của thị xã Tam-kỳ, bao quanh là các núi đồi soi mình xuống mặt hồ phẳng lặng, tạo nên bức tranh sơn thủy lung linh giữa cảnh hoang vắng u-tịch hắt hiu!

 Các chiến sĩ của Tiểu đoàn 2/5 đang nằm đây, họ đến từ muôn phương của đất nước, họ đến từ mọi lứa tuổi của tuổi thanh xuân để chống giặc bảo vệ miền Trung. Nam- Ngãi (Quảng-Nam, Quảng-ngãi vùng trách nhiêm của SĐ2). Họ chận địch đang tràn xuống đồng bằng để mưu đồ cắt quốc lộ một không cho đồng bào ta từ Quảng-ngãi, Tam-kỳ kéo ra Đà-nẵng tị-nạn. Thế rồi họ bị hy sinh nơi đây vào giờ phút bi đát nhất của lịch sử cuộc chiến. Không có báo cáo tổn thất của đơn vị nên không có danh tánh, không được mai táng theo lễ nghi quân cách của quân đội, gia đình không nhận được sự trợ cấp nào của Chính phủ theo luật định, vợ con họ mãi đến giờ nầy vẫn không biết họ nơi đâu! Quả là một sự thiệt thòi to lớn mà họ và gia đình họ đã nhận chịu, vì cuộc chiến đã tàn, không ai còn trách nhiệm với những kẻ xấu số đang nằm nơi đây!


Đốt lần hương cuối tưởng niệm. ”Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa” vâng, năm xưa,39 năm về trước.Ngày 27 tháng 01 năm 1973 khi hiệp định oan nghiệt Paris vừa ký kết, VC lại vi phạm,tràn quân xuống đồng bằng chiếm hải cảng Sa-Huỳnh thuộc tỉnh Quảng-Ngãi, chúng mưu đồ cắt miền Trung ra làm đôi dành thêm đất.Để bẻ gãy âm mưu trên. Sư-đoàn2/BB có lệnh tái chiếm.


Để nghi binh, một Tiểu đoàn được tàu há mồm bốc ra khơi, ý cho VC biết là ta sẽ đổ bộ vào Sa-Huỳnh bằng đường biển. Quân báo của VC báo về bộ chỉ huy và ngay sau đó chúng cho một đơn vị tràn xuống bờ biển nghênh chiến Nhưng chúng đã bị ”hố”. Tàu ra khơi chỉ là động tác giả, tàu chỉ chạy vòng vòng vài giờ rồi trở vào bờ đổ quân ở vị trí khác. Để biết chắc đơn vị địch cấp độ nào hòng đối phó. Ta cho trực thăng vận đổ xuống một đại đội trinh sát để thăm dò, nhưng chỉ trung đội đầu vừa chạm đất thì bị tổn thất, như vậy đủ biết lực lượng địch khá mạnh. Quân Đoàn đã tung liên đoàn 2 tiếp ứng Biệt Động Quân làm mũi tấn công chính đánh từ trong đất liền ra, lùa VC đến bờ biển để phi pháo tiêu diệt. Kết quả bắt sống một số tù binh và diệt gọn một tiểu đoàn của VC.


Riêng Trung đoàn 5, đặc biệt là Tiểu đoàn 2/5 đánh từ quốc lộ 1 tiến lên diệt chốt ở đồi 274 phiá Tây ngay cảng Sa-Huỳnh. Sau một tháng hợp đồng tác chiến giữa các quân binh chủng, quân ta đã đánh tan sư đoàn 2 Sao Vàng của VC. Quốc lộ 1 đã được giải tõa, mang lại mùa xuân yên vui cho đồng bào năm đó.


Tưởng nhớ năm xưa với các anh Tiểu đoàn 2/5 oai hùnh lẩm liệt là thế, mà nay cũng trận đánh kềm chân địch, giữ lộ cho đồng bào di tản thì các anh lại nằm đây trong hoang lạnh cuả núi rừng. Còn nỗi đau nào diển tả hết sự oan nghiệt cuả chiến trường.


Giã từ khu mộ trong chiều hoang mây xám, lòng se thắt buồn! Xin gởi các anh lại cho núi rừng địa linh Quảng-Nam ôm ấp. Nơi có danh thơm đất Ngũ Phụng Tề Phi, quê hương cuả các cụ Phan chu Trinh, Huỳnh thúc Kháng, Nguyễn duy Hiệu, Trần qúy Cáp, Trần cao Vân và nhiều danh nhân khác nữa... Mong các anh sẽ thanh thản yên nghỉ. Còn lại, chúng tôi luôn ”thắp hương tưởng niệm” các anh trong tâm mình!


Thăm riêng đồng đội ở Quảng-Nam xong, hai tuần sau tôi có mặt tại nghĩa trang Quân Đội Biên-Hoà để thăm chung các chiến hữu khác. Đây là lần thăm thứ 4.


Lần đầu năm 2001 sau 12 năm bỏ nước ra đi, về thăm lại mẹ già 91 tuổi kẻo trước khi quá trễ. Loay hoay mãi trong khó khăn tìm kiếm, phải quyết tâm lắm mới không bỏ cuộc. Cả khu nghĩa trang ngày trước rộng 58 hecta, nhìn từ xa lộ Biên-Hoà vào ai cũng thấy. Thế mà nay đã biến mất bởi con người lấn chiếm xây nhà, xây xí-nghiệp, xây nhà máy, xây lò gạch nên phải luồn sâu vào xóm mới thấy dấu hiệu nghĩa trang còn sót lại. Cổng Đền Tử Sĩ xiêu đổ, cỏ mọc hoang tàn, các chữ khắc trên cổng ”Đền tử sĩ, vì nước hy sinh, vì dân chiến đấu” đã bị đục bỏ, ngoài ra nghĩa trang còn bị cố tình được che phủ bởi vô số cây sao trồng với ý đồ dùng thiên nhiên để dìm sâu di tích củ.

Image
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà: Cổng "Đền tử sĩ" cỏ mọc hoang tàn, cột bị đổ gãy lăn lóc.

Một bờ thành xây ngăn chắn giửa khu mộ và dân cư càng khiến cho nghĩa trang bị dấu kín và thu hẹp thêm hơn. Vào bên trong tưởng chừng là khu rừng hoang, cỏ cây tranh nhau mọc phủ kín mộ phần trông thật thê lương. Một phế tích bị chìm theo mệnh nước!


Kiến trúc nổi bật ngày trước là Nghĩa Dũng Đài, với thanh kiếm cao vút 36 mét được bao quanh bởi một bờ thành xi măng tượng trưng vành khăn tang to bảng 3m. Nay thanh kiếm bị cắt cụt chỉ còn 16m. Khi bộ đội cộng sản còn chiếm giữ, chúng đặt súng phòng không trên đó để canh phòng. Tôi muốn lên bệ cao đó để dể quan sát quanh toàn khu vực, nhưng có người bảo đừng lên vì có công an trên đó. Tôi hỏi: công an có mặt ở đây làm gì?


Họ bảo: chúng có mặt, có máy ghi âm, có máy ảnh, có cả còng số 8 để sẵn sàng bắt những ai nói gịọng phản dộng.


Tôi lại hỏi: -giọng phản động là giọng gì, được trả lời:-như so sánh lên án VC đối xử tàn tệ với nghiã trang nầy so với nghiã trang liệt sĩ cuả chúng cách đó không xa.


Vài người theo sau tò mò quan sát tôi và có tiếng hỏi gợi ý: Chú tìm người thân tên gì, có làm mộ không, sẽ tính giá phải chăng cho chú.


Tôi trả lời:- Không có người thân ở đây, chỉ thăm chung mà thôi. Thật tình khó biết mấy người nầy là ai, họ là dân làm mướn đắp mồ giẩy cỏ, hay là ”công an nhân dân” trá hình theo dõi dòm ngó mình. Mình vào đây đã tự nói lên mình là “phía nào”rồi. Vì lần đầu nên tôi còn e-dè không dám đi sâu vào trong, bụi bờ âm u nguy hiểm đang đón chờ phiá trước, chắc rằng công an không đứng về phiá nạn nhân ở đây. Chụp hình, quay vài đoạn phim vu vơ để thăm dò phản ứng nếu bị xét hỏi.


Khi ra về, phiá sau xa xa thấy có ”đuôi” bám theo, ra đến xa lộ, lợi dụng lúc kẹt xe tôi cắt “đuôi” đi ngược về hướng Biên-Hoà, thấy “đuôi” đã đứt, vào quán uống nước chờ một giờ sau quay xe trở về hướng Sài-gòn an toàn. Cảm giác vui buồn chập chờn trong đầu, ít nhứt mình cũng đã định đụơc hướng mình đến và đến để làm gì?


Tháng 01/ 2006 tôi trở lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà lần 2, sau khi thăm mẹ già nay đã 96 tuổi,Người đã yếu dần. Vào lại đây lần nầy, cảnh vât có phần thay đổi đôi chút. Khu mộ phiá trước Nghĩa-Dũng Đài cỏ cây có phần đã được dọn dẹp do có mạnh thường quân nước ngoài về âm thầm thuê làm. Một số ít thân nhân của tử sĩ cũng đến xây mộ cho ngưòi thân của mình. Dịp nầy tôi hỏi một người làm công: Tôi muốn ông giẩy cỏ, vun đắp nấm của mộ đã bị sạt lở cả 3 dãy, mỗi dãy 15 ngôi cộng chung là 45 ngôi, ông tính bao nhiêu tiền?


Ông trả lời: -Tôi khó nói qúa!


Tôi bảo: - nếu ông khó nói tôi nói cho ông. Tôi trả cho ông mỗi dãy 15 ngôi mộ là 100 đô, ba dãy là 300 đô ông đồng ý không? Tiền đây, vừa nói tôi vừa trao tiền cho ông, ngày mai tôi về lại Mỹ, ông có làm hay không tôi không biết, chỉ có người nằm đây biết với ông mà thôi.


Mắt ông sáng lên nhận tiền trong kín đáo, vì sợ có người biết sẽ báo công an, dĩ nhiên tiền đó tốt thì bị chia, xấu thì bị tịch thu vì “nhận tiền của nước ngoài”. Tính thành tiền Việt nam lúc đó, (100đô=1 triệu 8 x 3 = 5triệu 4. Theo ước tính công việc trên, ông chỉ làm một tháng là xong. Một tháng lương công nhân làm đầu tắt mặt tối được 1 triệu, ông đã lảnh gấp 5 lần. Phải trả vậy mới khích lệ, công tác mình cần sẽ thành công.


Một tháng sau, điện thoại về Việt nam tôi nhờ người nhà lên xem, họ báo thấy toàn khu mộ 45 ngôi đã được sáng suả không còn âm u nữa. Tôi mừng cho tôi đã thuê đúng người, mừng cho các vong linh dưới mồ được hưởng cái tết rạng rỡ mùa xuân, mừng cho ông lao công có đồng tiền rộng rãi chi phí tết.


Cùng năm 2006 , tám tháng sau tôi trở về thọ tang mẹ. Người mẹ kính yêu của tôi đã ra đi... Nay chính là lúc tôi ”thắp hưong tưởng niệm trước mồ” để nhớ mẹ!. Người mẹ luôn nâng niu nuôi tôi từ tấm bé cho đến khôn lớn, khổ đau lặn lội nuôi tôi trong tù thay vợ đã chuyển bến ra đi…


Mọi hiểu hỷ tang lễ xong trước khi về Mỹ, tôi lại vào Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà lần 3. Lần nầy thủ tục nhập ”mộ” có phần lạ hơn, phải ghi sổ xin vào, tên tuổi, điạ chỉ nơi cư trú và “thân nhân trong mộ” muốn thăm?! Nhập gia phải tùy tục. Trình thẻ Passport ghi chép, một điạ chỉ khách sạn “ma” được ghi vào, vì đang đi với “ma” phải mặc áo giấy.

Image
Trung nghĩa đài cũ nay hoang tàn.
Một số người lẽo đẽo theo sau xin dẫn khách thăm mộ, có người bảo chú đi thăm mộ các ông tướng chưa cháu dẫn đi. Nghe lạ tai vì mộ ”các tướng” tôi đồng ý theo.


Quanh co vài khu đất, tôi đứng trước khu mộ “các tướng”. Nghe đâu có tám vị được an táng tại đây trước năm 1975, nhưng nay chỉ còn hai vị, Nguyễn văn Phước Biệt Động Quân, và Nguyễn Huy Ánh nguyên tư lệnh sư đoàn Không Quân Cần Thơ, sáu vị khác đã được gia đình cải táng.


Qua câu chuyện tử nạn của tướng Ánh. Khi còn trong trại tị nạn tôi có đọc được bài báo Làng Văn mô tả chuyện xảy ra khá dài nhưng chỉ xin tóm gọn như sau: -Một chiều cuối tuần, tướng Ánh lái xe đến bờ sông Bacsac Cần Thơ câu cá. Suốt mấy giờ quăng câu chờ đợi không thấy động tĩnh,ông nghĩ có lẻ không gặp con nước, trời lại chập choạng tối ông quấn cước rút cần ra về. Nhưng đầu móc câu ông kéo thấy nằn nặng,ông nghĩ bị vướng rác rưởi gì đây, ông cố sức kéo hơn nữa vào gần bờ thì thấy vật đen lù lù dưới nước. Một mình kéo không lên ông phải dùng xích sắt trợ lực móc vào xe jeep mới kéo lên được.


Một hình thù đen bóng quái dị nhô lên mặt nước khiến ông kinh ngạc. Ông hình dung con vật nầy giống con vật mà ông đã đọc được trong tủ sách tại nhà vị nhân sĩ cháu hậu duệ của cụ Phan Thanh Giản tại Cần Thơ năm nào. Đó là con Thuồng Luồng. Một loại hải động vật có đời sống cả ngàn năm dưới nước. Khi tuổi thọ càng cao thì tự thân nó tõa ra ánh hào quang khiến các loại cá khác không thể đến gần được


Có lẻ mất kiên nhẩn vì buổi đi câu không thú vị do con nầy xuất hiện nên cá không đến. Không suy nghĩ gì hơn, ông dùng dao rừng chặt con Thuồng Luồng ra nhiều đoạn và tẩm xăng đốt, con vật cháy đen như than. Ông lái xe ra về…lòng thanh thản như không vướng bận việc làm vừa qua.


Thế rồi mấy tháng sau, khi đang vui chơi với anh em trong câu lạc bộ đơn vị thì được tin báo, có chiếc phi cơ lâm nạn bay về rơi ngoài rào phi trường. Thay vì chỉ thị cho phần hành chuyên viên cứu nạn làm việc. Ông nhanh nhẩu lấy trực thăng riêng của mình cùng với chuyên viên và cố vấn bay đến hiện trường làm công tác bốc xác máy bay đó đưa về bãi rác. Không biết do vì bất cẩn kỷ thuật hay do quá tải, khi máy bay tướng Ánh cất cánh được vài phút thì dây cáp đứt, bung mạnh lên cao cuốn vào cắt thân máy bay của tướng Ánh ra làm hai mảnh rớt xuống đất bốc cháy dữ dội.


Bài báo kể rằng thân tướng Ánh bị cắt đứt thành nhiều phần, cháy đen như than. Nay tướng Ánh vẫn còn yên nghỉ nơi đây, chuyện ngày xưa đã xưa rồi, không ngờ gặp lại Ông trong huyệt mộ của nghĩa trang xiêu vẹo nầy, ông vẫn nằm bên anh em, bên đồng đội, dù ông có điều kiện cải táng để ra đi… như các tướng khác


Tôi lại vào thăm Nghĩa Trang Quân Đội lần 4.Tháng 01/12 nhân chuyến thăm mộ đồng đội cũ tại Quảng-nam. Cũng như lần trước phải ghi tên, địa chỉ nơi cư trú, ”thân nhân” muốn thăm. v. v… nhưng khác hơn là cấm chụp hình, quay phim nghĩa trang. Tôi hỏi sao không thấy treo thông báo? không được trả lời câu hỏi mà lại nói:-chụp hình và quay phim hạn chế. Tôi lại hỏi: -hạn chế là bao nhiêu tấm hình? bao nhiêu thước phim?câu trả lời lại qua ý khác:-chụp cho nhiều đưa ra nước ngoài nói xấu nhà nước ta. Tôi hiểu sự chạm nọc của bài báo do ký giả Lê tùng Châu viết thật sâu sắc về sự trả thù người chết trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà bằng cách cho trồng cây để cây xâm thực vào hài cốt tử sĩ, một thâm ý mang tính tội ác mà đạo lý Việt nam cấm kỵ, bàiđăng trong“toquocghion@aol. com đã làm cho nhà cầm quyền CS có phản ứng điên tiết lên.


Điều mới lạ tôi thấy được:. Quanh Nghĩa Trung Đài và một vài lối vào khu mộ đã thấy có dấu lưởi máy cày” gọt ”sạch bụi bờ lổm chổm trước đây. Hỏi ra được biết một xí nghiệp máy cày gần đây đến ủi. Công tác thiên nguyện hay có mạnh thường quân nào đó âm thầm chi trả? Đã có bao người ẩn danh cống hiến, trợ giúp cho công tác nhân đạo nầy.

Image
Hình mộ cuả tướng Nguyễn huy Ánh có đề cập trong bài.


Tuy vậy có người lợi dụng lòng từ tâm để tranh sống. Một gia đình đã chiếm đất của nghĩa trang cất nhà ở mà còn giữ luôn một khu mộ vài chục ngôi để làm phương kế sinh nhai. Họ không cho ai đến làm cỏ ngoại trừ phải thuê họ. Thật tội tình cho người trong mộ, nằm cũng không yên vì luật chơi bất chínhn nầy. Cỏ vẫn phủ kín một góc trời khu mộ riêng biệt đó.


Tôi lại thấy ngôi mộ mới xây, bia đề hàng chư ”chiến sĩ vô danh”. Một danh xưng hiếm qúy được nhìn thấy tại đây. Theo người hiểu chuyện cho biết đây là ngôi mộ của người mẫu bức tượng “Thương Tiếc” đặt truớc cổng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa năm xưa. Tôi hỏi có ai biết ông ta tên gì không? Không ai biết.


Nhưng theo tài liệu nói rõ: ông tên là:Vỏ văn Hai, quân nhân dù được mời làm ngưòi mẫu cho bức tượng đó, phóng họa của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu được Tổng thống Nguyễn văn Thiệu chuẩn thuận tại dinh Độc Lập ngày 14/8/1966 và lễ an vị tượng tại NTQD/BH vào ngày 01/11/1966. Người mẫu nầy sau đó đã hy sinh ngoài chiến trường,đã về với đồng đội ở đây,ở cỏi thiên thu nầy.


Xin nghiêng mình tưởng niệm các anh với bốn lần về thăm,dù chỉ góp chút công quả nhỏ nhoi tâm lòng.Mong các bạn khác hãy xem nơi đây cũng là nơi đáng về để chiêm ngưỡng cho ấm lòng người nằm dưới mồ.


`Hằng năm ở Mỹ có ngày “Memorial day” chiến sĩ trận vong. Ngày tưởng niệm dành cho tử sĩ ưu tú của họ một nghi lễ thật trang trọng và uy nghi trên toàn thể đất nước. Hàng hàng lớp lớp mộ phần trong các nghĩa trang từ San diego CaiL, Alington DC, đến Memorial Park ở Houston TX đều được chăm sóc đẹp mắt. Nước Mỹ cũng từng có nội chiến, nam quân bại trận, nhưng các nghĩa trang của nam quân vẫn được tôn trọng, được quoi61c gia chăm sóc, gìn giữ, thăm viếng. Gia đình các tử sĩ Mỹ mang theo hình ảnh của cha, chồng họ theo để được vinh danh, tri ơn.


Trong khi đó mộ phần tử sĩ của ta ở quê nhà còn quá nhiều u- uẩn tối tăm do còn bị phân biệt đối xử của nhà cầm quyền CS.


Đến bao giờ ta mới được tự tay ”đốt hương tưởng niệm trước mồ” các chiến sĩ của ta trong thanh thản tâm thành khấn nguyện, không bị dòm ngó bởi bạo quyền? Chắc ngày đó sẽ là ngày đại hỷ của dân tộc!.


NGÔ VĂN THU

Friday, July 13, 2012

Đời Lính


LTG: Bài viết này của tôi sao buồn quá, nhưng biết làm sao được, bởi vì đó là sự thật, cho tôi viết một lần này thôi, như nhớ về một kỷ niệm, một kỷ niệm rưng rưng.
*
Anh ạ! tháng tư mềm nắng lụa,
Hoa táo hoa lê nở trắng vườn,
Quê nhà thăm thẳm sau trùng núi,
Em mở lòng xem lại vết thương,
Anh ạ! tháng tư sương mỏng lắm,
Sao em nhìn mãi chẳng thấy quê,
Hay sương thành lệ tra vào mắt,
Mờ khuất trong em mọi nẻo về.

Sau khi đọc bài thơ này của Nhà thơ Trần Mộng Tú, trong lòng tôi chợt cảm thấy bàng hoàng thảng thốt. Đã 37 tháng tư trôi qua, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, vết thương trong lòng tôi vẫn còn âm ỉ, tôi nghĩ nó sẽ chẳng bao giờ lành cho tới ngày tôi nhắm mắt. Ba mươi bảy năm về trước, đám sĩ quan trẻ chúng tôi chỉ mới ngoài 20, đến nay đầu đã lớm chớm bạc, “cùng một lứa bên trời lận đận”, sau cơn Đại hồng thủy tháng tư năm 75, lũ chúng tôi tản mác khắp bốn phương trời: “Thằng thì đang còng lưng trong các Shop may tại Santa Ana Cali, thằng đang làm bồi bàn ở Paris, thằng đang chăn cừu ở New Zealand, thằng thì đang cắt cỏ ở Texas, và cũng có thằng đang đạp xích lô ở Sài gòn”(trích). Mỗi năm đến ngày 30-4, tất cả chúng tôi đều bàng hoàng ngơ ngác như kẻ mất hồn. Không còn ai trách cứ chúng tôi hết, chỉ có chúng tôi tự trách mình, chúng tôi đã làm gì cho Tổ quốc?.
Trước năm 75, tôi là người lính trong hàng ngũ Quân đội Miền Nam, với cấp bậc thấp nhất là Thiếu Úy, với chức vụ nhỏ nhất là Trung đội trưởng, ngoài số lương đủ sống mà tôi lãnh hàng tháng, tôi không hề nhận được bất cứ bổng lộc nào từ phía “triều đình”. Tôi chỉ là một người lính vô danh tầm thường như trăm ngàn người lính khác, ngoài cuộc sống cực kỳ gian khổ và hiểm nguy, chúng tôi không có gì hết, kể cả hạnh phúc riêng tư của chính mình. Cho nên, tôi không hề có một mơ tưởng nào về một hào quang của ngày tháng cũ, và tôi cũng không muốn tiếp tục một hành trình “Việt Nam Cộng Hòa kéo dài”. Tôi viết như để thắp hương tưởng niệm, những đồng đội của tôi đã nằm xuống cho tôi được sống, rộng lớn hơn hàng trăm ngàn người đã chết để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay tại hải ngoại này.
Mùa Hè năm 1972, người Miền Nam thời ấy gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, mượn cái tên từ Tập bút ký chiến trường rất nổi tiếng của Phan Nhật Nam. Mùa Hè đỏ lửa năm 72 là năm Quân đội của hai miền Nam-Bắc dốc sức đánh một trận chiến sinh tử, bên nào kiệt lực bên đó sẽ bại vong. Niên khóa năm 71-72, tôi là Sinh viên Ban Sử Địa thuộc Đại Học Văn Khoa Saigon, năm đó tôi đi học trong một tâm trạng bồn chồn không sao tả được, và tôi cũng không còn tâm trí đâu để mà học hành, tin tức chiến sự từ các mặt trận gởi về dồn dập, lúc đó bạn bè tôi lớp chết lớp bị thương, lũ lượt kéo nhau về. Sau này ngẫm nghĩ lại,tôi thấy miền Nam lúc đó không còn sinh khí nữa, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn được hỗ trợ bằng tiếng hát ma quái Khánh Ly, đã làm băng hoại chán chường cả một thế hệ thanh niên thời đó. Ngoài ra, còn khá nhiều những bài ca những tiếng hát đã đâm thấu lòng người “anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về bại tướng cụt chân, anh trở về hòm gỗ cài hoa, trên trực thăng sơn màu tang trắng…” Tại sao trong một đất nước đang có chiến tranh mà có những điều kỳ lạ này xuất hiện. Điềm Trời báo trước chăng?.
Chính quyền Miền Nam sau đó ra lịnh tổng động viên, tất cả các nam sinh viên đều phải nhập ngũ, trừ những người xuất sắc. Lúc đó những gia đình có tiền của, họ chạy đôn chạy đáo lo cho con cái của họ chui vào chỗ này chui vào chỗ nọ, miễn sao khỏi ra mặt trận. Đối với họ,chuyện ngoài mặt trận là chuyện của ai khác, không liên quan gì đến gia đình họ Hằng ngày họ xem TV thấy cảnh khói lửa ngập trời, người chết hàng hàng lớp lớp, họ coi đó là chuyện ở đâu đâu, chẳng ăn nhập gì tới họ. Còn tôi thì ngược lại, tôi muốn ra mặt trận càng sớm càng tốt, hình như định mạng đã an bài cho tôi. Trong bài “Đại bác ru đêm” của Trinh Công Sơn có một câu rất “độc”, “đại bác đêm đêm dội về Thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”, tôi chính là người phu quét đường đó. Tiếng đại bác đã làm lòng dạ tôi nôn nao, tôi muốn ra mặt trận để chia lửa với những người bạn cùng thời với tôi, để chịu chung khổ nạn với đồng bào tôi, trong những ngày tháng điêu linh nhất của đất nước. Tiếng đại bác đã ầm ĩ trong lòng tôi, kéo dài mãi từ ngày đó cho tới tận bây giờ.
Thế rồi cũng đến phiên tôi nhập ngũ, giã từ Trường Văn Khoa với Đại Giảng Đường 2 bát ngát, giã từ những bài giảng rất lôi cuốn của Linh Mục Thanh Lãng, của Giáo Sư Nguyễn Thế Anh, thôi nhé giã từ hết những ước vọng của thời mới lớn. Tôi trình diện Khóa 4/72 tại Trường Bộ Binh Thủ Đức, năm đó quân trường Thủ Đức chứa không xuể các thanh niên nhập ngũ nên đã đưa một số ra thụ huấn ngoài Trường Đồng Đế Nha Trang, toàn bộ tinh hoa của Miền Nam được tập trung vào hai quân trường này, Miền Nam đã vét cạn tài nguyên nhân lực để đưa vào cuộc chiến.
Vào quân trường, Khóa 4/72 toàn là các sinh viên các trường ĐH tụ họp về đây, chúng tôi làng xoàng tuổi nhau nên đùa vui như Tết, tuổi trẻ mà, lúc nào cũng vui cũng phơi phới yêu đời, chuyện ngày mai đã có Trời tính. Thời gian 6 tháng quân trường gian khổ sao kể xiết, bởi vì sự huấn luyện nhằm biến đổi một con người dân sự thành một người lính thực thụ là điều không đơn giản. Không phải chỉ có các kiến thức về quân sự, mà còn tạo dựng một cơ thể gang thép, rèn luyện gian khổ bất kể ngày đêm, bất kể nắng nóng nung người hay mưa dầm bão táp. Trong 5 tuần lễ đầu tiên vào trường, gọi là giai đoạn “huấn nhục”, đây là giai đoạn kinh hãi nhất trong đời lính mới của chúng tôi. Hằng ngày chúng tôi tuân phục sự chỉ huy điều động của các huynh trưởng khóa đàn anh, khi ra lịnh họ hét lên nghe kinh hồn bạt vía, họ nghĩ ra đủ mọi hình phạt để phạt chúng tôi bò lê bò càng, trong giai đoạn này chỉ có chạy không được đi… các huynh trưởng quần chúng tôi từ sáng sớm tới chiều tối, buông ra là chúng tôi ngất lịm, ngủ vùi không còn biết gì nữa hết. Sau 5 tuần lễ huấn nhục, ai vượt qua được, sẽ tham dự lễ gắn Alpha, để chính thức trở thành Sinh Viên Sĩ Quan. Ngày quì xuống Vũ Đình Trường để nhận cái lon Alpha vào vai áo, chúng tôi cảm thấy rất tự hào, vì đã lập một kỳ công là tự chiến thắng chính mình để trở thành một người lính, không còn hèn yếu bạc nhược như xưa nữa. Khi chúng tôi quá quen thuộc với các bãi tập như: bãi Cây Đa, đồi 30, bãi Nhà Xập, cầu Bến Nọc… cũng là lúc sắp đến ngày ra trường. Gần tới cuối khóa, chúng tôi còn phải vượt qua những bài học cam go như bài đại đội vượt sông, đại đội di hành dã trại… Cuối cùng điều mà chúng tôi mong đợi từ lâu, đó là ngày làm lễ ra trường, tất cả chúng tôi trong quân phục Đại Lễ, xếp hàng ngay ngắn tại Vũ Đình Trường, rồi một tiếng thét lồng lộng của Sinh viên Sĩ quan chỉ huy buổi Lễ: “Quì xuống các SVSQ”, sau khi đọc các lời tuyên thệ và được gắn lon Chuẩn Úy, tiếng thét chỉ huy lại cất lên một lần nũa: “Đứng lên các Tân Sĩ Quan”. Trong số chúng tôi có người muốn ứa nước mắt, cái lon mới được gắn lên vai, đã đánh đổi bằng biết bao mồ hôi gian khổ sao kể xiết.
Ngày hôm sau chúng tôi tụ họp lên hội trường để chọn đơn vị, tới phiên tôi lên chọn có một điều làm tôi nhớ mãi. Đứng trước tấm bảng phân chia về các đơn vị, tôi định chọn về Sư Đoàn 7 cho gần Sài gòn, bỗng cái Ông Thượng sĩ đứng phụ trách tấm bảng bèn đưa ra lời bàn: “Chuẩn Úy nên chọn về Sư Đoàn 9 vì vùng trách nhiệm nhẹ hơn, SĐ 7 trách nhiệm vùng Cái Bè Cai Lậy rất nặng nề”. Oái oăm thay ngày hành quân đầu tiên của tôi là vùng Cái Bè, bởi lẽ đơn vị tôi tăng cường cho SĐ 7.
Tôi trình diện Bộ Tư Lịnh SĐ 9 tại Vĩnh Long. SĐ này có 3 Trung Đoàn: 14,15 và 16. Tôi được đưa về Trung đoàn 14. Tôi lại mang vác ba lô về trung đoàn 14 đang hành quân vùng Cái Bè. Từ Sài gòn qua Ngã ba Trung Lương, chạy thêm một đoạn xa nữa thì tới Cai Lậy rồi tới Cái Bè, xong quẹo mặt, chạy tít mù vào sâu bên trong khoảng 20 cây số, tới cuối đường lộ thì gặp một cái xã mang tên Hậu Mỹ, ngay tại đây chính là cái ruột của Đồng Tháp Mười, lính tráng hành quân vùng này nghe cái tên Hậu Mỹ là đủ ớn xương sống. Không hiểu sao, ở giữa ĐTM lại có một nơi dân cư sinh sống bằng nghề nông rất trù phú. Đám Tân SQ chúng tôi sau khi trình diện Trung Đoàn trưởng thì được giữ lại Bộ Chỉ huy vài hôm để tập làm quen với cách làm việc của nơi này. Sau đó Ban Quân Số phân chia về các nơi. Vị Sĩ quan Quân số hỏi có Chuẩn Úy nào tình nguyện về Đại Đội Trinh Sát hay không? Tôi đáp nhận. Nói theo kiểu Cao Xuân Huy trong “Tháng Ba Gẫy Súng” tôi chọn về đơn vị tác chiến thứ thiệt này, mà trong lòng không có một chút oán thù nào về phía bên kia, mà chỉ vì cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, và kế đó là bị kích thích bởi cảm giác mạnh của chiến trường.
Một Trung Đoàn Bộ Binh có 3 Tiểu Đoàn và 1 Đại Đội Trinh Sát, đám chúng tôi có 12 thằng, được phân chia về các Tiểu Đoàn, chỉ có mình tôi về Trinh Sát. Sau khi chia tay ở sân cờ xong, chúng tôi ra đi biền biệt, hầu như không còn gặp nhau nữa. ĐĐ/TS cho người lên dẫn tôi về trình diện Đại Đội Trưởng, lúc đó đơn vị đóng ở ngoài căn cứ của Trung Đoàn. Trung Úy Đại đội trưởng có biệt danh là Đại Bàng, dáng người cao to trông rất dữ dằn, cặp mắt ti hí luôn luôn nhìn chằm chằm tóe lửa, giong nói gầm gừ trong họng, tất cả đều toát ra một nét uy phong làm khiếp sợ người đối diện (trong đó có tôi). Tôi đứng nghiêm chào trình diện theo đúng quân phong quân kỷ: “Chuẩn úy NĐC, số quân 72/150181, trình diện Đại Bàng”. Ông ta nhướng mắt nhìn tôi, trên gương mặt hình như có nét thất vọng (mãi về sau này tôi biết điều đó đúng như vậy). Nhìn tôi một hồi, rồi ông ta phán cho tôi một câu nhớ đời: “Anh về làm Trung đội Phó Viễn Thám”. Trời đất, tôi nghĩ thầm, cái bằng tốt nghiệp của tôi là Trung đội trưởng, mà giao cho tôi làm Trung đội phó là sao nhĩ? Lúc đó tôi không biết rằng làm Trung đội phó là còn may, các Sĩ quan về sau nữa có khi còn làm Trưởng toán Viễn thám, thiệt là chết dở.
Đai Đội lúc đó có khoảng trên trăm người, được chia làm 2 Trung đội Trinh Sát và 1 Trung đội Viễn Thám. Các Sĩ quan Trung đội trưởng ra trường trước tôi vài khóa mà trông rất ngầu, uống rượu như điên đồng thời nói năng rất bạt mạng. Còn lính tráng nữa chứ, tôi nhìn họ mà sợ lắm, họ được tuyển chọn từ các nơi khác về đây, nên trông rất khiếp hồn, phần lớn họ là gốc nhà nông, chỉ biết đọc biết viết là nhiều. Lạ một điều là tất cả những người lính này đều đối với tôi rất lễ độ, có lẽ phát xuất từ kỷ luật quân đội chăng? Sau một thời gian sống gần gũi với họ, tôi thấy họ là những người rất đáng mến, thật thà chất phác, rất tôn trọng nghĩa tình, một khi họ quí trọng một cấp chỉ huy nào thì họ sẵn sàng xả thân, họ hoàn toàn không dễ sợ như tôi nghĩ lúc đầu.
Vài hôm sau, gặp bữa Đại đội tề tựu đông đủ, Đại Bàng đưa tôi ra giới thiệu trước ĐĐ, rồi bảo tôi phát biểu. Trời đất ơi! Tôi run quá, hai đầu gối cứ run lẩy bẩy, tôi có bao giờ nói chuyện trước một đám đông trông khiếp hồn như thế này bao giờ đâu, cho nên tôi ngượng nghịu lắm, vừa nói vừa ngó xuống đất, không dám ngó mặt ai, bẽn lẽn như cô dâu mới về nhà chồng, bây giờ nghĩ lại tôi không còn nhớ tôi nói cái gì nữa, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng chắc lưỡi bực mình của Đại Bàng đứng sau lưng tôi, nói được chừng 10 phút thì tôi hụt hơi hết sức, Đại Bàng phải ra lịnh giải tán đám đông. Ông giận dữ kéo tôi ra chỗ vắng, rồi hất hàm hỏi tôi:
“Chuẩn Úy tốt nghiệp Trường Sĩ quan nào vậy? “
Tôi biết ngay là có chuyện không ổn, bởi vì khi ông xếp gọi mình bằng cấp bậc là tai họa đến nơi rồi. Tôi đáp:
“Tôi tốt nghiệp từ Trường Bộ Binh Thủ Đức”.
Ông ta bèn xáng cho tôi một câu nhớ đời:
“Vậy mà tôi tưởng Chuẩn Úy tốt nghiệp từ Trường Nữ Quân Nhân chứ”!
Tôi nghe mà choáng váng mặt mày, ông ta đã điểm trúng tử huyệt của tôi, vì hồi còn là Sinh viên Sĩ quan trong Thủ Đức, chúng tôi coi là điều sỉ nhục, khi bị cấp trên mắng là Nữ Quân Nhân. Tối hôm đó khi đi ngủ tôi buồn lắm, hình như tôi bị quăng vào môi trường sống không phù hợp với mình, một nơi chốn mà tôi chưa từng biết bao giờ, bởi lẽ trước nay tôi chỉ là anh học trò, bấy lâu chỉ làm bạn với sách vở, với bạn bè với trường lớp. Bây giờ giữa chốn ba quân này, tôi bỗng nổi bật lên như cái gì đó không giống ai. Lúc đó, tôi nhớ Ba mẹ tôi ở nhà, và tôi nghiệm ra một điều rằng, ăn chén cơm của Ba Mẹ tôi sao mà sung sướng quá, bởi lẽ Ba Mẹ chớ hề sỉ nhục tôi, còn khi ra đời, ăn chén cơm của người đời sao đầy cay đắng, tôi lặng lẽ ứa nước mắt.
Tôi về làm Phó cho Chuẩn Úy Vương Hoàng Thắng, khóa 3/72. Anh ta là người trí thức có bằng Cử nhân CTKD, thấy tôi cà ngơ cà ngáo, anh ta thương tình kêu đệ tử giúp đỡ cho tôi mọi chuyện. Chiều hôm đó, tôi lại gặp một chuyện khôi hài dở khóc dở cười, không sao quên được. Chiều đến, lính tráng kéo ra bờ sông tắm giặt, tôi cũng đi tắm như họ, thay vì nhảy ào xuống sông bơi lội như mọi người, nhưng tôi lại rất sợ đỉa nên đứng trên bờ cầm nón sắt múc nước sông mà xối lên người. Tắm một hồi, tôi cảm giác có cái gì đó là lạ, nhìn quanh thấy mọi người chăm chú nhìn tôi, và xầm xì bàn tán chuyện gì đó, rồi bỗng nhiên cả đám cười rộ lên, có tên lính lên tiếng: “Sao Chuẩn Úy không xuống tắm như tụi tôi mà đứng chi trên bờ, ý trời ơi! Sao da của Chuẩn Úy trắng nõn như da con gái vậy?”. Tôi ngượng điếng người, máu chạy rần rần trên mặt, muốn chui xuống đất mà trốn cho đỡ xấu hổ. Vậy mà đã hết đâu, có cái ông Thượng sĩ già đứng gần, còn đớp cho tôi thêm một nhát: “Ý cha! cái bàn chân Chuẩn Úy sao mà đẹp quá, bàn chân này có số sung sướng lắm đây!!!” Thiệt là khổ cho cái thân học trò của tôi, hết làm Nữ Quân Nhân, bây giờ lại giống con gái, thiệt là chán.
Miền Tây là vùng đất nổi danh sình lầy. Hậu Mỹ là nơi đã tiếp đón tôi trong những ngày đầu về đơn vị, cũng là nơi sình lầy ghê khiếp. Dân trong xã người ta cất nhà dọc kinh Tổng Đốc Lộc, ra khỏi mí vườn là ruộng lúa sạ ngút ngàn. Sáng sớm, lính tráng lo cơm nước xong xuôi là bắt đầu nai nịt lên đường, súng đạn ba lô trên vai, để tham dự cuộc hành quân thường ngày, bước ra khỏi mí vườn là bắt đầu lội ruộng, trước tiên nước đến ngang đấu gối, rồi khi qua những trãng sâu, nước cao tới ngực, và cứ thế quần áo ướt sũng từ sáng tới chiều, cho nên quần áo tụi tôi nhuộm phèn vàng chạch, trong rất kỳ quái.
Khi ở quân trường tôi tưởng nỗi gian khổ của người lính là cao nhất, sau khi ra đơn vị tôi mới thấy được rằng, nỗi khổ quân trường chỉ là khúc dạo đầu, không thấm thía gì so với ngoài thực tế. Vùng Hậu Mỹ là vùng lúa sạ nên rất ít bờ ruộng, khi đặt chân xuống ruộng là phải đi một mạch tới bờ bên kia cách xa vài cây số, không ngừng giữa đường được. Đất ruộng người dân họ cày xới lên từng tảng to nhỏ như trái dừa, ngổn ngang lỗ chỗ, và nước lấp xấp. Tôi vừa đi vừa lựa thế để đặt chân xuống, sình lầy bám chặt nên rút bàn chân lên thật khó nhọc, mặt trời rọi ánh nắng gay gắt, mồ hôi tuôn ra đầm đìa, lúc đầu tôi còn lấy tay áo gạt mồ hôi, sau cứ để mặc, mồ hôi nhỏ lăn tăn lên mặt ruộng. Đó là tôi mang ba lô rất nhẹ, chỉ có quần áo đồ đạc cá nhân, còn lương thực lều võng đã có đệ tử mang vác phụ. Tôi ngó qua những người lính đi chung quanh, thấy họ mang vác rất nhọc nhằn, họ phải oằn lưng mang lều võng, súng đạn, mìn bẫy, gạo, cá khô, đồ hộp, mắm muối… Người thì đeo trên ba lô cái nồi, người thì mang cái chảo, họ lặng lẽ bước đi, tôi không hề nghe một lời than van nào hết, họ cắn răng lại mà cam chịu, có than van cũng không ai nghe. Khi đi tới bờ kinh ở tít đằng xa, áo tôi ướt sũng mồ hôi, cho đến nỗi, tôi cởi áo ra vắt, mồ hôi chảy ra ròng ròng. Tôi mệt muốn đứt thở, bèn nằm vật xuống đất, tôi mặc kệ hết mọi điều, không còn biết trời trăng gì nữa hết, lúc đó tôi nghĩ có ai bắn cho tôi một phát súng ân huệ, chắc còn sướng hơn, đời lính sao mà khổ quá!
Theo Đặc San Cư An Tư Nguy (câu này là châm ngôn của Trường BB Thủ Đức) phát hành tại San Diego, thì Quân Trường này đã đào tạo 55 ngàn Sĩ quan, trong số đó có 15 ngàn SQ đã tử trận, và không dưới 10 ngàn người đã trở thành Phế-binh thương tật. Trung đội trưởng là chức vụ đầu tiên của Sĩ quan mới ra trường, và là chức vụ duy nhất chỉ huy bằng miệng (các cấp cao hơn thì chỉ huy qua máy truyền tin). Khi xung phong chiếm mục tiêu, Trung đội trưởng cũng ôm súng chạy ngang hàng với lính, khi đóng quân phòng thủ đêm, Trung đội trưởng cũng nằm ngang với lính. Trước mặt Trung đội trưởng không có bạn nữa mà chỉ có phía bên kia. Cho nên lính dễ chết thì Trung đội trưởng cũng dễ chết y như vậy, súng đạn vô tình nên không phân biệt ai với ai, quan với lính đều bình đẳng trước cái chết. Đó là lý do giải thích tại sao Chuẩn úy mới ra trường chết như rạ là vì thế. Vậy mà tôi còn làm Trung đội phó, không biết nói sao nữa.
Có một bữa, tôi lội hành quân với đơn vị, đang bì bõm lội sình, thì tiếng súng nở rộ lên phía trước, Trung đội tản ra, tôi cùng Chuẩn úy Thắng và đám đệ tử tấp vào một lùm chuối khá lớn. Tôi đứng đó nhìn trời hiu quạnh một hồi rồi bỗng thấy làm lạ sao thấy C/U Thắng im lìm không có lịnh lạc gì cả. Bỗng tay lính Truyền tin nói với C/U Thắng: “Đại Bàng kêu C/U lên trình diện gấp.” C/U Thắng bỏ đi một đoạn, thì lính Truyền tin lại bảo tôi: “Đại Bàng muốn gặp C/U Châu”. Tôi cầm ống nghe áp vào tai, thì nghe Đại Bàng chửi xối xả, giọng Ông lồng lộng một cách giận dữ, té ra là do C/U Thắng quá sợ nên không dám tấn công, ông hét lên bảo tôi: ” Nè! C/U Châu, tôi giao Trung đội lại cho ông, ông có dám dẫn quân lên đánh mục tiêu trước mặt hay không?”.Tôi nghe mà sợ muốn “té đái”, run lập cà lập cập, rồi trả lời ông xin tuân lịnh. Tôi tháo ba lô quăng lên bờ ruộng cho nhẹ người, rồi vói tay lấy khẩu súng trường của người lính bên cạnh, miệng chỉ kịp kêu lớn: “Tất cả theo tôi”. Lúc đó tôi “quíu” quá, nên không nhớ bài bản chiến thuật nào mà tôi từng học ở quân trường, tôi xông lên vừa chạy vừa bắn vừa la (không biết la cái gì nữa). Cả trung đội hoảng hốt sợ tôi bị bắn chết, nên cũng vùng dậy chạy theo tôi. Phía người anh em bên kia, thấy tôi chạy dẫn đầu rất hung hãn, tưởng tôi bị điên, bèn lập tức tháo lui, trong lúc vội vã họ còn quăng lại tặng tôi mấy cây súng nữa chứ. Tôi thanh toán mục tiêu chỉ đâu chừng 10 phút, ai cũng tưởng tôi gan dạ, chứ đâu biết rằng tôi làm thế vì quá sợ ông xếp của mình. Thiệt là khôi hài. Đại Bàng kéo quân lên ông nhìn tôi gườm gườm, có lẽ ông chưa thấy một Sĩ quan nào lập chiến công “khùng điên ba trợn” như tôi. Hết cơn giận, ông trả quyền chỉ huy lại cho C/U Thắng, tôi trở về vị trí cũ.
Sau đó tôi được điều qua các Trung Đội khác, phụ trách công việc tạm thời cho các Trung đội trưởng đi phép hay bị thương… Một điều may mắn cho tôi, (hay Trời đãi kẻ khù khờ), khi tôi nắm quyền tạm thời đó, những trận đánh mà tôi tham dự, tôi đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp. Đại Bàng đã nhìn tôi bằng cặp mắt đỡ ái ngại hơn ngày đầu mới gặp tôi. Đại Bàng sau đó được thuyên chuyển qua một đơn vị khác và một Đại Bàng mới đến thay thế. Ông Trung úy mới đến này có dáng dấp thư sinh, ăn nói nhỏ nhẹ, khiến tôi rất có cảm tình. Trong bữa nhậu bàn giao chức vụ, Đại Bàng cũ giới thiệu các Sĩ quan trong đơn vị cho ĐB mới được biết. Sau khi điểm mặt 3 Trung đội trưởng, cuối cùng ông ta chỉ tôi là một Trung đội phó, rồi đưa ra một nhận xét làm sửng sốt mọi người: ”Đây là một tay Sĩ Quan xuất sắc, một tay chơi tới bến… “Hai người sửng sốt nhất hôm đó là tôi và ông Đại Bàng mới. Đối với tôi, tôi chỉ cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình và cũng không hề muốn bươn chải về phía trước. Đối với ĐB mới, ông ta lấy làm lạ là phải, bởi vì ông cứ ngỡ SQ xuất sắc nhất phải là mấy ông Trung đội trưởng, sao lại là cái ông Trung đội phó trông hết sức ngớ ngẩn này. Tôi cũng không ngờ, cái lời nhận xét đó đã đẩy tôi vào một khúc ngoặt khác, đầy hung hiểm chết người.
Một thời gian ngắn sau đó, tôi được Đại Bàng mới cất nhắc lên làm Trung Đội trưởng thực thụ. Tham dự hết trận đánh này đến trận đánh khác, để sống còn, không còn con đường nào khác, tôi phải “động não” đến cao độ cho công việc của mình. Càng ngày tôi càng đạt được sự tin cậy cao nơi cấp Chỉ huy, chính điều đó đã đẩy Trung đội tôi vào nơi Tử địa. Khi Đại đội tiến quân vào nơi nguy hiểm, Trung đội tôi được lịnh đi đầu, và khi rút quân từ nơi đó, Tr.đội tôi được lịnh bao chót. Khi tấn công tôi được giao chỗ khó gặm nhất, và khi phòng thủ Trung đội tôi được nằm ở vị trí nặng nề nhất. Người ta thường nói: “Nhất Tướng công thành vạn cốt khô”, tôi không phải là Tướng, chỉ là một Sĩ quan có cấp bậc và chức vụ thấp nhất, nhưng lính tráng dưới quyền tôi đã chết la liệt, có khi chết nhiều đến nỗi, tôi chưa kịp nhớ mặt người lính của mình nữa. Bởi sự tin cậy của Đại Bàng dành cho tôi, mà Trung đội tôi phải gánh chịu những tai ương này. Ông ta rất quí mến tôi, ông chưa hề quát mắng tôi một tiếng nặng lời, có món nào ngon ông sai đệ tử đi mời tôi đến cùng ăn với ông, có Huy chương nào quí giá, ông cũng ưu tiên dành cho tôi. Ông quí tôi như vậy vì ông biết rằng, nếu ông cứ sử dụng tôi như vậy, trước sau gì tôi cũng chết. Làm sao tôi sống nổi, khi xua quân đi hết mặt trận này đến mặt trận khác, mà toàn là những nơi đầu sóng ngọn gió. Vậy mà tôi sống, mới kỳ.
Khi về đơn vị này, tôi có được một sự may mắn là đơn vị lưu động khắp các tỉnh Miền Tây. Khởi đầu của tôi tại Cái Bè -Cai lậy với các địa danh nổi tiếng như Hậu Mỹ, Mỹ Phước Tây, Bà Bèo, Láng Biển… Từ Cai Lậy đi về hướng Bắc khoảng 60 cây số là tới Mộc Hóa, từ Tuyên Nhơn kéo qua Tuyên Bình, có một chỗ tận cùng tên Bình Thạnh Thôn, đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất của đồng bằng Sông Cửu Long. Từ nơi này chúng tôi ngồi thiết giáp băng ngang qua Đồng Tháp Mười để tới Hồng Ngự, và chính cái lúc băng ngang này, tôi mới biết rõ về Đồng Tháp Mười, đây là một vùng đầm lầy kinh sợ nhất, đi suốt 1 ngày với xe thiết giáp, tôi không thấy một cây cỏ nào mọc nổi ngoại trừ loại cây bàng (một loại cây họ cỏ dùng dệt chiếu), không có một bóng chim, không có một con cá, nước phèn màu vàng chạch, tóm lại không có 1 sinh vật nào sống nổi trong vùng này, đừng nói chi đến con người. Vùng đầm lầy dài ngút mắt đến chân trời, khung cảnh im lìm đến ghê rợn. Rời Mỹ Tho, chúng tôi băng ngang Sông Tiền bởi phà Mỹ Thuận, rồi băng ngang Sông Hậu với phà Cần Thơ, xuôi theo lộ tới Cái Răng – Phụng Hiệp, rồi rẽ vào Phong Điền – Cầu Nhím, tôi ngạc nhiên trước một vùng đất giàu có tột bực này. Ở đây người dân sinh sống bằng vườn cây ăn trái, sáng sớm ghe chở trái cây chạy lềnh trên mặt sông để đến điểm tập trung giao hàng đi các nơi, nhà cửa ở miệt vườn mà trông rất bề thế. Rồi chúng tôi đến Phong Phú-Ô Môn, tiến sâu vào bên trong chúng tôi đến Thới Lai – Cờ Đỏ, sự trù phú không sao kể xiết, có khi chúng tôi ngồi Tắc-ráng đi từ Thới Lai đến Cờ Đỏ, 2 bên bờ kinh nhà cửa nguy nga tráng lệ, không hề có nhà tranh vách đất nào cả, nhà nào cũng có xe máy cày đậu trước sân. Tuy nhiên vào sâu hơn nữa, chúng tôi cũng gặp những vùng hoang vu như Bà Đầm -Thát Lát, dân chúng tản cư đi hết, nhà cửa hoang phế, trông rất âm u rợn người.
Trong tất cả những vùng mà tôi đã đi qua, có một vùng đất hết sức lạ lùng, và là một nơi đối với tôi đầy ắp kỷ niệm, vừa thích thú vừa buồn rầu. Mỗi khi hồi tưởng về một thời chiến trận, tôi đều nhớ về nơi ấy. Cuộc chiến đã ngừng 37 năm qua, vậy mà tôi chưa hề một lần nào trở về lại nơi chiến trường xưa, để thắp một nén hương tưởng mộ những đồng đội của tôi đã nằm xuống nơi này.
Mùa Khô năm 74, Đại Đội chúng tôi được trực thăng bốc từ phi trường Cao Lãnh, đổ xuống một cánh đồng bát ngát nằm cạnh biên giới Campuchia. Trung đội tôi nhảy líp đầu. Khi xuống tới đất tôi hết sức ngạc nhiên về vùng đất nơi đây. Cánh đồng khô khốc và phẳng lì, không hề có một bờ ruộng nào cả (sau này tôi được biết đây là vùng nước nổi, khi nước từ Biển Hồ tràn về, thì không có bờ ruộng nào chịu đựng nổi, nên người ta cứ để trống trơn như vậy, ruộng của ai người đó biết). Trên cánh đồng lại có rất nhiều gò nổi lúp xúp ở khắp nơi. Khi Trung đội tôi rời khỏi trực thăng, tôi lập tức ra lịnh tiến quân theo thế chân vạc thiệt nhanh nhằm chiếm 1 gò nổi trước mặt, khi cách gò chừng một trăm thước, tôi cho tất cả dừng lại dàn hàng ngang yểm trợ, rồi tôi phóng 3 khinh binh vào lục soát, sau một hồi thấy không có gì, họ khoát tay cho cả Trung đội tiến vào. Khi vào tới nơi, sau khi bố trí xong, tôi thấy trên gò có thật nhiều cây xanh che bóng mát, và có vài đìa cá, lính tráng lội ùa xuống xúm lại tát đìa, khi đìa cạn, cá lộ ra lội đặc lềnh như bánh canh. Một lát sau cả Đại đội theo trực thăng kéo tới kéo vào gò trú ẩn cũng vừa đủ. Đêm tới, chờ trời tối hẳn, Đại Bàng ra lịnh kéo cả đơn vị ra đồng trống để đóng quân đêm, vì vị trí ban ngày đã bị lộ. Đêm đó chúng tôi không ngủ được gì cả, vì lũ chuột đồng ở đâu kéo tới, chúng bò ngang dọc, lùng sục chỗ đóng quân của chúng tôi, lại còn chui tọt vào mùng gặm nhắm chân tay của chúng tôi nữa chứ. Tờ mờ sáng hôm sau, có 1 đoàn xe bò đông đảo khoảng mười mấy chiếc kéo ngang chỗ đóng quân. Lính tráng hỏi họ đi đâu, họ nói họ kéo nhau đi tát đìa, trời đất, tát đìa mà kéo một đoàn xe bò như thế này ư! Chiều đến, không biết họ đi đến đâu, mà khi kéo xe về, xe nào cũng đầy ắp cá, họ chứa lủ khủ trong thùng trong chậu lớn, sau đó họ kéo ra bờ sông giao cho ghe hàng chờ sẵn, chở cá về Hồng Ngự
Hôm sau chúng tôi kéo vào xóm nhà cất dọc theo bờ rạch, có tên là Rạch Cái Cái. Khi vào đến nơi tôi lại đứng trố mắt ra nhìn, nhà gì mà kỳ dị như thế này. Người dân họ cất nhà cao lêu nghêu theo kiểu nhà sàn, tôi biết ngay là họ phải cất nhà như thế để sống cùng với lũ. Nơi đây đúng là cùng trời cuối đất, tiếng bình dân gọi là hóc-bà-tó. Đây cũng là vùng đất tranh chấp giữa hai bên, chiến trận nổ ra liên miên, nên người dân họ sống rất là tạm bợ. Cả xã có vài ngàn người mà chỉ có vài người biết đọc biết viết. Họ thông thương với bên ngoài bằng các ghe hàng tạp hóa, hay ghe hàng bông (rau quả), được chở tới từ Hồng Ngự. Nhà nào cũng có một lu mắm cá, có nhà còn có lu mắm chuột đồng, đó là thức ăn phòng hờ cho mùa nước nổi. Ghé vào nhà chơi, chủ nhà rất hiếu khách và xởi lởi, bưng ngay ra một chai rượi đế, rồi hối người nhà xé mắm sống trộn giấm tỏi ớt đường, bưng ra mời chúng tôi ăn với khoai lang hay bắp luộc. Lúc đầu tôi thấy sợ lắm không dám ăn, sau vì nhiều người ép quá nên tôi cũng nếm được. Còn mắm chuột đồng thì cho tôi xá, nhìn thấy đã hãi nói chi tới ăn. Đám lính chúng tôi đang lội sình mệt nghỉ, được đưa về một nơi khô ráo, lại đầy ắp thức ăn, thiệt là đã đời, chúng tôi hành quân mà như đi picnic. Nhưng trong tôi linh cảm điều gì đó không ổn, đơn vị chúng tôi luôn luôn được tung vào những nơi hiểm địa, chớ đâu phải đi chơi như thế này.
Sau một thời gian hoạt động đơn độc, chúng tôi được tăng cường 1 Chi đoàn thiết giáp, có khoảng 12 xe bọc sắt M113. Với sự phối hợp này vùng hoạt động của chúng tôi rộng lớn hơn. Hằng ngày, chúng tôi ngồi trên xe thiết giáp hành quân lục soát nơi này nơi nọ, vẫn yên bình, không hề có tiếng súng. Rồi cái ngày giông bão đó đã đến. Hôm đó, bình thường như mọi ngày, chúng tôi lên xe đi hành quân. Đi đến các điểm đã được chỉ định sẵn trên bản đồ, đi đến chỗ này lục soát, không có gì lại đi đến chỗ khác. Cuối cùng đoàn xe đến 1 điểm, bất chợt đoàn xe dàn hàng ngang ngoài ruộng, hướng về mục tiêu là một bờ vườn rậm rạp. Lính Trinh Sát tụi tôi được lịnh xuống xe, tiến vào bờ vườn. Trung đội tôi tiến về phía bên trái của đội hình Đại đội. Đang đi tôi bỗng lên tiếng: ”Tất cả tản ra mau, đi túm tụm như vầy dễ ăn đạn lắm!” Không ngờ lời nói của tôi “linh như miễu”. Đạn phát nổ vang trời dậy đất, tôi bị trúng đạn, bật người ngã xuống đất, máu ở đâu chảy xuống mặt tôi thành dòng, tôi ra lịnh bắn trả xối xả, nếu không phía bên kia họ thừa thắng xông lên thì thật là nguy khốn. Súng nổ một chập thì im lặng, lúc đó tôi mới rảnh rờ rẩm khắp người xem mình bị thương nơi đâu. Tôi giật mình kinh ngạc và cảm thấy hết sức lạ lùng, bởi vì tôi bị bắn trúng một lượt 2 viên đạn súng tiểu liên AK, một viên bắn trúng vào đầu mũi súng ngắn tôi nhét trước bụng, viên đạn bể ra văng tứ tán lên mặt lên cánh tay, nên máu tuôn ra thành dòng là vì thế, song phần còn lại của viên đạn chui tọt vào đùi, máu tuôn ra khá nhiều nhưng không nguy hiểm. Viên đạn thứ 2, mới thật là ghê rợn, viên đạn bắn trúng vào cái bóp tôi để trên túi áo trái, ở phía trước trái tim, viên đạn quậy nát cái bóp, tôi để rất nhiều tiền vì mới lãnh lương, tiền và giấy tờ đã cuốn viên đạn lại, nằm yên trong đó, có lẽ viên đạn được bắn ra trong khoảng cách quá gần, làm viên đạn không đủ sức xuyên phá. Lúc đó tôi sợ lắm, bởi vì tôi nghĩ phải có một phép lạ thiêng liêng nào đó đã che chở cho tôi, chứ trên đời này hiếm có ai bị bắn trúng một lượt 2 viên đạn mà còn sống như tôi vậy
Cũng ngay lúc ấy, tôi chợt nghe một tiếng rên yếu ớt của người lính đệ tử của tôi: ”Thiếu Úy ơi! cứu em! “ Tôi nghe xong mà sợ điếng hồn, té ra nãy giờ đệ tử của tôi bị trúng đạn mà tôi không hay biết, bởi vì cỏ cao che khuất nên tôi không thấy anh ta nằm trước mặt, cách tôi chừng dăm ba thước. Thông thường các Sĩ quan Trung đội Trưởng có 2 người lính đệ tử, 2 người này có nhiệm vụ lo chỗ ăn chỗ ngủ và lo mang vác đồ đạc cho ông Thầy. Những người lính đệ tử của tôi thường đối với tôi rất chí tình, họ sẵn sàng sống chết vì tôi mà không hề so đo tính toán. Khi tôi dẫn Trung đội xung trận, 2 người lính này theo sát để bảo vệ cho tôi. Hôm nay, một trong hai người đệ tử đã hứng đạn cho tôi, khi ngã xuống đã kêu lên lời cầu cứu đến tôi. Ít lâu sau thì anh ta chết, tiếng kêu thảm sầu của anh ta đã xoáy vào lòng tôi, và ở yên trong đó từ ngày ấy cho đến bây giờ. Vậy mà 37 năm đã trôi qua, tôi chưa có một lần nào về đứng trước mộ anh, để đốt một nén nhang nói lời cảm tạ. Anh ta là Hạ sĩ Nguyễn Văn Đồng, một cái tên vừa bình thường vừa vô danh, nằm lẫn khuất đâu đó trong một triệu người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh tức tưởi này.
Sau khi tôi bị thương, tôi giao Trung đội lại cho Trung đội phó là Chuẩn Úy Nguyễn Thọ Tường. Tôi ra ngoài, leo lên xe Thiết giáp ngồi nghĩ và ngó vào trận địa, tôi chợt thấy Chuẩn Úy Tường dàn đội hình hàng ngang xung phong vô mục tiêu, tôi kêu lên thảng thốt: ”Đừng làm thế, Tường ơi! “. Sau đó, Trung đội tôi bị bắn tan tác, Chuẩn Úy Tường bị trúng đạn chết tại mặt trận, mắt vẫn mở thao láo, có lẽ anh ta không biết sao mình lại chết như vầy. Trung đội tôi coi như tan hàng xóa sổ. “Tường ơi! Vĩnh Biệt!”
Không biết sao đại đội tôi đóng quân bên bờ Rạch Cái Cái rất lâu. Rồi tới ngày Mùa Nước Nổi kéo về, nước chảy ào ào một chiều duy nhất, không có cảnh nước ròng nước lớn gì nữa hết. Nước mỗi ngày dâng cao cả gang tay, đến lúc này đây mới thấy lúa sạ là một loại lúa kỳ diệu, nước dâng tới đâu thì lúa dâng tới đó, nước sâu 5-6 mét thì cây lúa cũng dài nhằng ra 5-6 mét, tôi chưa nơi nào cây lúa lại kỳ dị như vậy. Rồi đến lượt cá Linh tràn về, cá nhiều đến nỗi không biết cơ man nào kể cho xiết, có khi tôi thấy cá Linh nổi lềnh lên cả một khúc sông, và kỳ lạ một điều nữa là người dân ở đây thà ăn mắm ăn muối chớ họ không ăn cá linh, họ nói họ thấy cá Linh cả đời nên tự nhiên họ đâm ngán tới cổ. Ô! nước cứ dâng lên mãi, khiến chúng tôi kiếm chổ đóng quân khá vất vả, chúng tôi rút lên gò thì rắn với chuột cũng kéo lên gò, ban đêm chúng cứ bò xục xạo trong mùng chúng tôi trông thật ghê khiếp. Cả đơn vị phải chẻ nhỏ ra thành từng toán. Vào hôm đó toán của thầy trò chúng tôi đi tới một cái gò còn khô ráo.
Đêm đó như thường lệ tôi ngủ dưới một mái lều, tới nửa đêm tôi đang ngủ mê mệt, thì cảm thấy có ai đang khều khều đầu mình. Ở chốn trận tiền ai ngủ cũng phải thật nhạy thức, tôi cũng vậy, tôi tưởng lính gác báo động nên vội ngồi dậy ngay. Tôi ngó ra ngoài lều thì thấy dưới bóng trăng sáng vắng vặc một em bé gái khoảng 13-14 tuổi đứng nhìn tôi và mỉm cười thật tươi tắn. Tôi trố mắt nhìn ngẩn ngơ một hồi rồi mới biết đó là hồn ma, tôi sợ quá vội vàng nằm xuống kéo mền trùm kín đầu. Sáng hôm sau, tôi thấy chỗ tôi ngủ nằm kề bên 1 cái bàn thờ bằng gỗ xiêu vẹo mục nát. Tôi bèn rảo bước vào xóm để hỏi thăm về cái gò này, được người dân cho biết, trước kia có một em bé nhà nghèo lắm, hàng ngày chèo xuồng ra đồng nhổ bông súng, đem vô xóm bán dạo. Một hôm em cũng chèo ghe ra đồng như hàng ngày, sau đó súng đạn nổ ran, em bị đạn lạc chết trên gò, em chết trẻ hồn thiêng không siêu thoát, đêm đêm hiện về khóc lóc thảm thiết, dân làng thấy vậy bèn làm cho em một cái bàn thờ gỗ để nhang khói cho em. Câu chuyện thật tội nghiệp. Ở nơi chốn tên bay đạn lạc này,đời sống người dân khốn khổ không sao kể xiết,nếu họ muốn đi đến một nơi chốn an lành khác, họ cũng không biết đi đâu, mà nếu có đi cũng không biết lấy gì mà sống.
Trong đời lính của tôi, tôi sợ nhất là phải đi báo tin tử trận hoặc thăm viếng những gia đình có người thân chết trận, vậy mà có một lần tôi đã phải làm chuyện này một cách bất đắc dĩ. Chuẩn Úy Nguyễn Mạnh Hà ra trường sau tôi khoảng một năm, lúc đó anh ta mới 19 tuổi, còn đặc sệt nét con nít. Tôi nhớ hồi tôi mới ra trường trông đã rất chán, anh chàng này trông còn chán hơn tôi nữa. Mặt của Hà còn đầy mụn trứng cá, suốt ngày chỉ thích ngậm kẹo, có ai rủ nhậu, nể lắm anh ta mới uống, vừa uống vừa chắc lưỡi hít hà như uống thuốc độc. Điều đặc biệt nhất của Hà là anh ta rất sợ tiếng nổ, khi nghe súng nổ anh ta nhắm chặt mắt, bịt kín lỗ tai, và mặt mày thì tái mét. Anh ta về làm Phó cho tôi, làm giọng “chảnh”, tôi hỏi anh ta một cách xách mé: “Sao ông nhát như vậy mà xin về Trinh Sát”. Anh ta bèn phân trần, anh ta đâu có xin xỏ gì đâu. Ban Quân số thấy không có ai tình nguyện nên chỉ định bừa, dè đâu trúng ngay anh ta. Khi đụng trận tôi lo cuống cuồng đủ mọi chuyện, còn phải để ý đến anh ta nữa chứ, anh ta có biết gì đâu, thiệt khổ. Càng về sau các Sĩ quan rơi rụng dần dần, C/U Hà cũng được đưa lên làm Trung đội trưởng. Cái ngày định mệnh dành cho Hà là tại mặt trận Mộc Hóa. Cả đại đội được lịnh tấn công vào mục tiêu. Trung đội của Hà và một trung đội nữa vỗ vào mặt chính diện, trung đội tôi thọc vào bên cạnh sườn. Hà dẫn tổ đại liên chạy đến ẩn nấp vào một gò mả bằng đá ong, ngay lúc ấy phía bên kia phóng ra 1 trái hỏa tiển B40, trúng ngay gò mả, viên đạn nổ tạt ra trúng ngay vào người Hà. Tội nghiệp Hà chết không toàn thây. Lúc Hà còn sống, mỗi khi tôi về phép, Hà thường nhờ tôi ghé qua nhà Hà ở Sài gòn, để mang dùm quà của gia đình xuống cho Hà, vì thế tôi khá thân thuộc với gia đình của anh ta. Hà mất được chừng một tháng, thì tôi xin được cái phép 6 ngày về thăm gia đình. Tôi bèn ghé qua nhà Hà nhằm nói lời chia buồn với gia đính anh ta. Tôi vừa tới, Ba Má của Hà chạy ùa ra nắm lấy tay tôi, rồi hỏi dồn dập:
“Sao cái hôm em Hà nó chết, mà cháu lại không về đưa đám tang em?”.
Tôi lúng túng trả lời:
“Thưa, lúc đó chúng cháu đánh nhau tưng bừng, làm sao cháu bỏ đơn vị mà về cho được.”
Thế là vừa ngồi xuống ghế, hai ông bà khóc ngất ngất, lúc đầu ông bà còn lấy tay lau nước mắt, lúc sau thì để mặc, nước mắt tuôn ra xối xả làm ướt đầm cả ngực áo. Tôi kinh hoàng ngồi chết điếng, tôi chưa bao giờ gặp phải một trường hợp bi thương tột độ đến như vậy. Ông bà vừa khóc vừa kể lể tiếc thương cho đứa con không sao kể xiết. Cha mẹ nào có con ra mặt trận, coi như đã chết nửa linh hồn, đêm ngày sống trong hốt hoảng lo âu, mong ngóng con mình, mãi về sau tôi mới nghiệm ra được điều này. Nghe ông bà than khóc một hồi, tôi không chịu đựng nổi nữa và tôi cũng không nói một lời phân ưu gì nữa hết, bởi vì lời nói nào cho đủ trước một mất mát quá lớn lao này. Rồi tôi nghĩ đến tôi, đến Ba Mẹ tôi, trong lòng tôi bỗng xộc lên một nỗi buồn khủng khiếp. Tôi lảo đảo đứng dậy từ giã hai ông bà để ra về. Trên đường về tôi ghé vào một quán cóc, ngồi uống rượu một mình, tôi buồn lắm. Tối hôm đó tôi về đến nhà khá muộn, cả nhà chờ cơm tôi quá lâu nên đã dùng trước. Tôi ngồi vào bàn, Mẹ tôi bày thức ăn la liệt trên bàn cho tôi ăn. Vừa ăn tôi vừa nghĩ, mai kia nếu mình có chết, Mẹ cũng bày đồ cúng cho mình như thế này đây. Tôi chợt nhớ đến khuôn mặt đầm đìa nước mắt của cha mẹ Hà, lúc đó bỗng nhiên tôi thương Ba Mẹ tôi vô cùng. Tôi vừa ăn vừa lặng lẽ chảy nước mắt.
Cuối cùng vào tháng 2 năm 75, tôi bị thương một lần nữa tại mặt trận Mộc Hóa. Tôi được đưa về điều trị tại Bịnh xá Tiểu đoàn 9 Quân Y tại Vĩnh Long. Tại Bịnh xá, tôi theo dõi tình hình chiến sự trên cả nước, khi mất Ban Mê Thuột, tôi linh cảm có điều gì đó không lành. Đến ngày 30-4-75, khi nghe lịnh buông súng đầu hàng, trong lòng tôi nát bấy. Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bịnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
Bài viết này của tôi sao buồn quá, nhưng biết làm sao được, bởi vì đó là sự thật, cho tôi viết một lần này thôi, như nhớ về một kỷ niệm, một kỷ niệm rưng rưng.
Viết xong ngày 1 tháng 6 năm 2012.
NĐC
Kỷ niệm ngày QLVNCH 19/06