Sunday, February 24, 2013

Thăm Mộ Tướng Nguyễn Huy Ánh


 Cháu cũa Tướng Nguyễn Huy Ánh


 Hình thờ ở nhà cháu Trực

























Friday, February 22, 2013

Nhìn hình ảnh xưa để nhớ lại miền Nam VNCH



 (Click vô đề tài để xem Entry hình )
Thêm hình ảnh về Sài Gòn xưa , có chú thích kèm theo 
Posted on Nov 29, '11 1:30 AM for everyone
"Ròm mới rinh về thêm một số hình ảnh Sài Gòn xưa . Những hình ảnh trong Entry này Ròm chưa có soạn lại ,rảnh rảnh Ròm sẽ soạn lại và bỏ ra những hình ảnh sau 75 (tại Ròm hổng thích..."
Hình xưa Trại Tị Nạn Bataan Philippines 
Posted on Nov 23, '11 4:34 PM for everyone
"Tình cờ tìm được hình ảnh : Trại Tị Nạn Bataan Philippines ,Nơi mà Ròm từng sống qua thời 80/81. Ròm ôm hết hình ảnh và chú thích kèm theo về đây . Một số hình ảnh có chú thích tiế..."
Hình ảnh xưa về dân vượt biên ,thuyền nhân tị nạn CSVN
KHOẢNG 500.000 DÂN VƯỢT BIÊN BỎ MẠNG DƯỚI BIỂN ĐÔNG
Posted on Nov 23, '11 3:51 PM for everyone
"http://www.haingoaiphiemdam.com/news/index.php?mod=article&cat=tailieuthamkhao&article=3844 SƯ THÂT LICH SƯ : KHOẢNG 500.000 ĐÔNG BÀO BỎ MẠNG DƯỚI BIỂN ĐÔNGTuesday, 11.22.2..."
Hình ảnh về Ban Mê Thuột ngày xưa (thập niên 1960).
Posted on Nov 19, '11 9:20 AM for everyone
"Ban Mê Thuột - Buồn Muôn Thuở - Bụi Mù Trời - Bùn Một Tấc - Buồn Mà Thương Buồn Muôn Thuở (xứ cao nguyên vắng vẻ và có nơi thấy thấp thoáng mái nhà sàn người thiểu số) Bụi Mù Trời ..."

Hình ảnh các Ca sĩ trước năm 1975
Posted on Nov 17, '11 11:26 AM for everyone
"Hình ảnh nghệ sĩ trước 75 ,Ròm rinh về từ nhà của angelaxuanhuong http://angelaxuanhuong.multiply.com/journal/item/835/835********************* Duy Khánh Hoàng Oanh: Giao Linh: Hươ..."
Ảnh xưa Việt-Nam vào những năm 1884-1885
Posted on Nov 13, '11 8:37 AM for everyone
"Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885Năm 1884, Ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam ..."
Vũng Tàu xưa và nay qua hình ảnh ( SlideShow )
Posted on Nov 13, '11 4:23 AM for everyone
"Mời bà con xem Slide quê của Ròm (hổng phải Ròm làm slide này đâu ,chổm của người ta về đó hehehe (http://www.authorstream.com/vungtau-thoiphapthuoc) Slide 1:Về một miền biển quê h..."
Ảnh xưa xe Lam -*- Lambro - Một thời để nhớ 
Posted on Nov 12, '11 9:34 PM for everyone
"Ròm rinh mấy chiếc xe Lam của một thời vể từ nhà của biengbiechttp://biengbiec.multiply.com/journal/item/1263/1263***************(Một số hình ảnh xe Lam của thời sau 75 cũng có tr..."
Bán nguyệt san TUỔI HOA và truyện Tranh trước 75 VNCH
Posted on Nov 12, '11 6:24 AM for everyone
"Ròm tìm được và đem về từ nhà của Góc Nhà Hue Khaikhangthin và Người Bán Báocaulongbachai ************************Góc Nhà Hue Khaihttp://khangthin.multiply.com/journal/item/694/694..."
Buôn Ma Thuột xưa – Những bức ảnh chưa từng được cô...
Posted on Nov 6, '11 6:10 PM for everyone
"Buôn Ma Thuột xưa – Những bức ảnh chưa từng được công bố Nhìn lại quá khứ để thấy được sự tiến triển tột bậc của hiện tại và tương lai. Suốt chiều dài lịch sử của chế độ thực dân, ..."
Vài hình ảnh về cuộc đảo chánh 1-11-1963 .
Posted on Oct 27, '11 10:02 AM for everyone
"Vietnamese at night club dancing, shortly after overthrow of Diem Regime. Nov 1963 tại một phòng trà khiêu vũ ở Sài Gòn ít lâu sau ngày đảo chánh Services at Xa Loi Pagoda after ov..."
Hình ảnh những bản nhạc xưa.
Posted on Oct 25, '11 11:12 PM for everyone
"Hình ảnh những bản nhạc xưa.Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được nhiều người yêu thích. Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con người... Đây là bản Lòng Mẹ nổi ti..."
Ròm có đem về một số Audio clip theo hình ảnh xưa : http://nam64.multiply.com/photos/album/97/97

Đà Nẵng ngày xưa (Thân tặng các bạn quê ở ĐÀ NẴNG ...
Posted on Oct 23, '11 1:43 PM for everyone
"Rinh thêm hình Đà nẵng xưa từ nhà biengbiec về nè bà con ơi hehehe http://biengbiec.multiply.com/Đà; Nẵng ngày xưa Chuyển tiếp quê hương Miền Trung Hình Ảnh Đà Nẵng Xưa 1966 Đà Nẵng..."
Ảnh xưa từ những bưu thiếp với những con tem VNCH .
Posted on Oct 23, '11 12:52 PM for everyone
"Ngoại tôi vẫn thường nhắc đến chuyện ngày xưa..thật là xưa lúc bà chỉ có mấy tuổi theo ông cố ông sơ đi tận vào cái xứ Xẻo Rô này để khai khẩn đất hoang lập ruộng lập vườn , ngồi t..."
Hình ảnh Đà Nẵng xưa ( nhiều hình quá xá luôn hehehe )
Posted on Oct 23, '11 11:52 AM for everyone
"Vùng đất Đà Nẵng thời hoang sơ vốn là đất của nhà nước Chiêm phương Nam, rồi vào đời vua Trần Anh Tông , theo chủ trương hòa hoãn nên theo yêu cầu sính lễ của nước Việt , vua Chiêm..."
Ảnh xưa về Thuyền Nhân & tàu Hải Hồng 1978
Posted on Oct 22, '11 10:34 PM for everyone
"Thuyền NhânBảng đồ Thuyền Nhân và các tuyến đường vượt biển để đến thế giới tự do ,thoát khỏi bàn tay CSVN(Nhiều hình ảnh Ròm tìm được không có chú thích kèm theo ,tiếc quá ) Người..."
Những hình ảnh xưa của Sàigòn, Đàlạt, Nha Trang & Huế...
Posted on Oct 22, '11 9:59 PM for everyone
"Những hình ảnh xưa của Sàigòn, Đàlạt, Nha Trang & Huế...Thang 3/1950 : Xe Ngua o ChoCu HamNghi > Ben xe xich lo may Saigon Duong Catinat / Tu Do nay la DongKhoiDi cư vào Nam..."
Ấp Chiến Lược Của Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Posted on Oct 22, '11 9:05 PM for everyone
"Ấp Chiến Lược Của Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa Tác Giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Thứ Bảy, 22 Tháng 10 Năm 2011 06:21Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra..."
Vài ảnh xưa " Miền Nam VN 1949 "
Posted on Oct 18, '11 2:35 PM for everyone
SAIGON-1955: Video 10 năm sau đệ nhị thế chiến
Posted on Oct 16, '11 6:45 PM for everyone
"SAIGON-1955: 10years after World-War-II (10 năm sau Đại chiến thế giới 2) Stock Footage of Saigon ARC Identifier 27343 / Local Identifier 111-LC-39166 - Department of Defense. Depa..."
Hình xưa Bến Tre 
Posted on Oct 16, '11 9:40 AM for everyone
"Tình cờ tìm được một ổ hình xưa Bến Tre ,Ròm lẹ lẹ rinh về nhà giử làm tài liệu chớ thôi để lâu nó nguội hehehe .Theo nguồn hình thì đây cũng là sưu tầm từ nhiều nơi trên Web vì vậ..."
Vài bài thơ xưa trong bối cảnh trước 75 (Kèm theo vài ảnh...
Posted on Oct 16, '11 9:24 AM for everyone
"Bối Cảnh Trước 75 Hai mươi mấy năm đầu của cuộc đời những thằng sinh viên sĩ quan Không Quân của khoá 72A là những năm có nhiều biến cố lạ trong lịch sử của nước Việt. Từ khi đất n..."
Vài hình ảnh di tích lịch sử VN
Posted on Oct 15, '11 6:20 PM for everyone
"Viện bảo tàng Chàm. Đà Nẵng. The Museum of Cham Sculpture in Da Nang, Central Vietnam. Đền Bà Chúa Xứ. Châu Đốc. The Ba Chua Xu temple. Chau Doc, South Vietnam. Bia tiến sĩ tại Văn..."
Ảnh sưu tầm 40 năm cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719"
Posted on Oct 15, '11 6:10 PM for everyone
"Ảnh sưu tầm 40 năm cuộc hành quân hạ Lào "Lam Sơn 719" Kỷ niệm 40 năm cuộc hành quân Hạ Lào LAM SƠN 719: Ðúng 7 giờ 00 phút sáng ngày 8 tháng 2, các chiến xa cùng quân Dù tùng thiế..."
Ảnh xưa : Trại tị nạn người Việt giáp biên giới Cam -...
Posted on Oct 15, '11 5:58 PM for everyone
"Những hình ảnh 1 thời để nhớ cho những ai đã chạy trốn khỏi chế độ cộng sản việt nam : supermax ....tiểu đệ nhớ mang máng lúc xưa ở trại, nước uống/dùng hàng ngày bị dè xẻn, water ..."
Ảnh xưa : Quảng cáo trên sách báo ngày xưa ...
Posted on Oct 15, '11 5:46 PM for everyone
"Kem đánh răng Hynos : Sữa : Bia : Ngân Hàng: ____________ Capstan : Hãng dầu lửa con sò: thuốc trị bệnh: Quảng cáo trên chai la ve: Mua Hòm: Dạy học: Giày Bata: Quảng cáo báo ...đà..."
Hình ảnh di cư từ Bắc vào Nam 1954
Posted on Oct 13, '11 9:02 PM for everyone
"Hình ảnh di cư từ Bắc vào Nam 1954 Thứ ba, 11 Tháng 10 2011 08:31Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève Chuẩn bị di cư vào Nambán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève đ..."
VNCH , Những tấm hình ... tìm lại trong ngăn kéo kỷ niệm! ...
Posted on Oct 10, '11 8:02 PM for everyone
"Hình ảnh Ròm rinh về từ nhà của trangden .Nhiều hình trong Entry này Ròm đã có rồi ,vì có vài hình Ròm chưa có ...thôi ôm hết về một lần cho gọn rồi từ từ soạn lại hehehehttp://tra..."
Hình Ảnh của thời Đệ Nhất VNCH (Nguồn http://thangtien.de/ )
Posted on Oct 9, '11 10:40 AM for everyone
"Hình Ảnh của Thời ĐỆ Nhất VNCH Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo..... Nền cũ lâu đài bóng tịch dương..... Saigon July 01, 1961 - Vietnam Pres. Ngo Dinh Diem receiving good wishes at Pre..."
Hình ảnh thời bao cấp ngoài Hà Nội "Ối giời ôi , nhiề...
Posted on Oct 7, '11 12:33 AM for everyone
"Ròm ôm hết chùm ảnh từ nhà của nguoithathoc1959 về đây ,nhưng có nhiều hình trùng nhau mà Ròm chưa soạn lại (từ từ sẽ bỏ bớt ) .Thật tình mà nói ,thì Ròm thích hình ảnh xưa của miề..."
Sưu tầm : Cảnh vật Vũng Tàu xưa...(vuhuyduc.blogspot.com)
Posted on Sep 29, '11 3:01 PM for everyone
"Entry này Ròm ôm về từ : http://vuhuyduc.blogspot.com/2011/09/suu-tam-canh-vat-vung-tau-xua.html+++++++++++++++ Sưu tầm : Cảnh vật Vũng Tàu xưa.... Dinh Ông Thượng (Bạch Dinh) - L..."
Ảnh xưa : Vũng Tàu Thắng Cãnh ( những năm 1960)
Posted on Aug 20, '11 9:15 PM for everyone
Vũng Tàu (Ngày Xửa Ngày Xưa)
Posted on Aug 20, '11 9:06 PM for you
"Bãi Trước (Ngày Xửa Ngày Xưa) Bạch Dinh (Ngày Xửa Ngày Xưa) Vũng Tàu (Ngày Xửa Ngày Xưa) 5042 AufrufeTrường quân sự Bến Đình (Ngày Xưa) 3402 AufrufeTàu lao vào bãi (Ngày Xưa) 4375 ..."
Hình ảnh Châu Đốc ngày xưa.(Trận lụt 1961)
Posted on Aug 20, '11 8:56 PM for everyone
"Công Viên Châu Đốc Lụt 1961. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x487. This image has been resized. Click this bar to..."
Ảnh xưa : Cố Đô Huế
Posted on Aug 17, '11 8:37 PM for everyone
"Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa Bên dòng sông Hương Quan cảnh sau cổng thành Nhìn từ trên cao Một cổng vào Thêm một cổng khác Một lối đi trong điện Cần Chánh Nơi trưng bày nh..."
Cảnh vật Vũng Tàu xưa....
Posted on Aug 7, '11 10:15 AM for everyone
"Cảnh vật Vũng Tàu xưa.... Dinh Ông Thượng (Bạch Dinh) - La Villa du Gouverneur. Vài nét tiểu sử của dinh thự này : Được bắt đầu xây dựng vào năm 1898, Villa du Gouverneur (có gốc t..."
Dalat và những hình ảnh chưa được công bố! (?)
Posted on Aug 5, '11 4:39 PM for everyone
"Dalat và những hình ảnh chưa được công bố!đây là những bức ảnh quý giá của đà lạt hổi đầu thế kỉ trước mà mình mới tìm được. Hy vọng các bạn xem xong sẽ có được những cảm xúc khác ..."
Hình Ảnh Xưa : Dân tộc thiểu số 
Posted on Aug 4, '11 8:52 PM for everyone
"................ Dân tộc thiểu số The Vietnamese country is one country with many ethnicities in the world. About 53 different nationalities living on a narrow territory. Ethnicity..."
Đà Lạt Xưa vào những năm 1925 - 1930 ! ( Photos by Raymond )
Posted on Aug 4, '11 8:05 PM for everyone
"Hình ảnh Đà Lạt xưa rinh về từ nhà của chị huynhtranhttp://huynhtran.multiply.com/journal/item/499/499*************************** Đà Lạt những năm 1925 - 1930 ! Dalat 1925-30 - Ph..."
Quà vặt ngày xưa .Hình ảnh miền nam trước 75
Posted on Jul 30, '11 11:49 AM for everyone
"Xe khô mực nướng : Gánh trái cây các loại: Xe bò bía : Phá lấu : Bánh mì phá lấu : Bánh mì nóng hổi : Xe nước mía : Cháo gà : Cóc chẻ , mía : Đá bào xi rô : Bánh canh: Hàng rong :x..."
Hình ảnh sưu tầm trong trân chiến Mậu Thân 1968
Posted on Jul 24, '11 5:19 PM for everyone
"Mậu Thân 1968 : những bức ảnh sưu tầmViệt cộng pháo kích ác liệt khu vực quận 8 Sài Gòn : Xác lính đặc công VC sau cuộc tấn công bất thành vào sân bay Tân Sơn Nhứt dịp Tết Mậu Thân..."
Hình ảnh trẻ em VNCH 1966- 1967
Posted on Jun 26, '11 9:50 AM for everyone
"Vietnam 1967Trẻ em luôn hồn nhiên và vô tư - Chợ Saigon 1966 Nữ sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử xếp hàng vào lớp Nữ sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Hình này cách đây 44 năm, ngày nay ..."
Vài hình ảnh Vua VN, thế kỷ 20
Posted on Jun 24, '11 3:12 PM for everyone
"vài hình ảnh Vua VN, thế kỷ 20Vua Bảo Ðại (1925) Vua Bảo Ðại Hoàng tử Cảnh Vua Đồng khánh Vua Duy Tân Vua Duy Tân (1907) Vua Duy Tân (năm 30 tuổi) Vua Khải Ðịnh Vua Thành Thái tron..."
Hình ảnh Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Posted on Jul 13, '11 2:07 AM for everyone
"Hôm nay Ròm chôm được hình ảnh dưới đây về từ nhà của trangdenhttp://trangden.multiply.com/journal/item/95/95+++++++++++++++ Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT (Do c..."
Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài Gòn 
Posted on May 21, '11 5:40 AM for everyone
"Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài GònBÀ. Đầu tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Vă..."
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1953–1956. (http://vi.wikipe...
Posted on May 20, '11 10:54 PM for everyone
"Trích đoạn wikipedia.org Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam ...... Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính: [sửa]Huấn luyện cán bộ Các cán bộ Đảng Lao..."
Hình ảnh xưa của những bản nhạc xưa (trước 75)
Posted on May 20, '11 7:05 PM for everyone
"Hình ảnh những bản nhạc xưa.Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được nhiều người yêu thích. Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con người... Đây là bản Lòng Mẹ nổi ti..."
Cuộc di cư Việt Nam, 1954 (http://vi.wikipedia.org)
Posted on May 20, '11 5:52 PM for everyone
"Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Hàng chục vạn người, đa số là người Công giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do) Di cư năm 19..."
Hình ảnh dân Hà Nội chuẩn bị di cư vào Nam vào thời 54
Posted on May 19, '11 5:19 AM for everyone
"38 Events following signing of Agreement at Genevanhiều người dân Hà Nội bán đồ đạc để chuẩn bị di cư vào Nam sau khi Hiệp định chia đôi đất nước được ký giữa Việt Minh và Pháp Bán..."
Thêm hình ảnh về "Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 " (Còn t...
Posted on May 18, '11 5:50 AM for everyone
"Operation Passage to Freedom, October 1954Washington Navy Yard (Jun. 30, 2003) -- Vietnamese refugees board LST 516 for their journey from Haiphong, North Vietnam, to Saigon, South..."
Vài hình ảnh về "Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955 "
Posted on May 17, '11 5:07 PM for everyone
"Săn sóc nguời di cư trên tàu USS Bayfield, 1954Nguồn: HQ Hoa Kỳ/Thư khố Quốc gia Trại tạm cư Dốc MơNguồn: National Geographic magazine, June 1955/truyen-thong.org HMS Warrior đưa n..."
Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn
Posted on May 15, '11 11:05 AM for everyone
"Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn Tác Giả: Nguyễn Tấn Phận Thứ Tư, 11 Tháng 5 Năm 2011 05:15 LTG: Mấy lúc gần đây báo chí Việt Nam, các đài phát thanh có ch..."

Vài hình ảnh củ về Bà Ngô Đình Nhu trên Tờ Báo LIFE thán...
Posted on Apr 26, '11 10:19 AM for everyone
"Vài hình ảnh củ về Bà Ngô Đình Nhu trên Tờ Báo LIFE tháng 10 năm 196311-10-1963 Cover of LIFE magazine dated 10-11-1963of Vietnam's Madame Nhu & daughter by John Loengard June ..."
30.4 nhớ Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và Trận Chiến Bi Hùng 
Posted on Apr 23, '11 2:26 PM for everyone
"Trận Chiến Ðấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4 1975 Tại ngôi Trường Mẹ T.S.Q. Vũng Tàu, tôi đã được nuôi dưỡng, giáo dục suốt 7 năm trường từ khi tôi là một chú..."
Nghĩa Trang Quốc Gia của Quân Đội VNCH tại Biên Hòa. 
Posted on Apr 23, '11 1:15 PM for everyone
"Nghĩa Trang Quốc Gia của Quân Đội VNCH tại Biên Hòa.Tượng đài Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa, Nam VN..Pho tượng người chiến sĩ VNCH đã bị đập phá, "giải phó..."
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA, CHUYỆN KỂ TỪ ĐẦU 
Posted on Apr 23, '11 12:51 PM for everyone
"NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA, CHUYỆN KỂ TỪ ĐẦU Nghĩa Dũng Ðài và bia mộ chiến sĩ vô danh số một. (Hình: IRCC, Inc. cung cấp) Một dãy mộ bia tại nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa. (Hìn..."
Một số hình ảnh bình dân của Sài Gòn xưa (65-75)
Posted on Apr 16, '11 2:16 AM for everyone
"Một số hình ảnh bình dân mà Ròm chưa có , nằm trong đây .Ròm đem về đây trước rồi từ từ soạn lại . Sài Gòn xưa. … Có con kênh Charner, kéo dài từ vàm Bến Nghé đến thành Gia Định. H..."
Saigon 1961 - Bầu cử Tổng Thống (hình ảnh xưa)
Posted on Apr 15, '11 2:21 PM for everyone
"Lấy được tới hình 25 ,khi khác rảnh sẽ lấy tiếp"

Diển hành quân lực Việt Nam Cộng Hòa 1968 - 1975
Posted on Apr 9, '11 3:55 PM for everyone
"Diển hành quân lực Việt Nam Cộng Hòa 1968 - 1975 Bill Laurie is not only a Vietnam Vet, but a Vietnam War historian as well (a true expert on Vietnam War, not the kind of "military..."
Tướng Lãnh VNCH 30/04/1975
Posted on Apr 4, '11 2:43 AM for everyone
"Tướng Lãnh VNCH 30/04/1975 Những Vị Tướng Tự Sát : * Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975) Vào lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã c..."
"Xe Lam"...Nhìn thấy những "phương tiện giao thông cũ" mà "c...
Posted on Apr 3, '11 6:09 AM for everyone
"( Bài này Ròm cọp lại từ diển đàn xe hơi Việt Nam do quangdung1955 viết .Hình ảnh về xe Lam thì Ròm chèn thêm vào bài viết .http://xehoivietnam.net/viewtopic.php?f=26&t=2222&am...";
Tên đường phố Sài Gòn: xưa (thời Pháp thuộc) và nay...
Posted on Apr 3, '11 12:20 AM for everyone
"Tên đường phố Sài Gòn:xưa (thời Pháp thuộc) và nay (trước năm 1975)theo Alphabet (Đốt lò hương cũ)(hãy zuy trì dễ làm tài l;iệu tham khão)Nguyên Trần sưu tầmLối xưa xe ngựa hồn thu..."

Chúng Ta đi Bầu VNCH .( Hình ảnh khi xưa đi bầu cử)
Posted on Feb 18, '11 4:22 PM for everyone
"Bầu cử: - - - - - - - -- -- Ai đây??- - - - Nón nhựa một thời - "Cử tri" nhí??? - VT"

Nử Quân Nhân VNCH .
Posted on Feb 18, '11 3:47 PM for everyone
"Nử Quân Nhân VNCH ."

Citroën La Dalat... Made in Vietnam Cộng Hòa 
Posted on Feb 18, '11 3:24 PM for everyone
"Citroën La Dalat... Made in Vietnam "Nam kỳ khởi nghĩa" tiêu "Công Lý""Đồng khởi" vùng lên mất "Tự Do" Một chiếc xe La Dalat được trưng bầy ở Vương quốc Bỉ. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, đ..."

Không ảnh của Sài Gòn xưa và nay,...
Posted on Feb 17, '11 6:07 PM for everyone
"Kênh Thị Nghè: Cầu Chà Và: Cầu Khánh Hội: Cầu Muối( Ông Lãnh): Bảo Tàng Việt Nam: Cầu Móng: Chợ Bình Tây: Sông Sài Gòn: Đường Đồng Khởi: Đường Nguyễn Huệ: Nhà thờ Đức Bà: Dinh Độc ..."

Cầu Sài Gòn trước 75 ....Cầu Chà Và ...Cầu Kiệu ...Cầu Ông...
Posted on Feb 17, '11 5:27 PM for everyone
"Saigon 1955Cầu Chà vàCầu KiệuCầu Ông LãnhCầu MốngĐường Monorail vẫn còn, cắt Công trường Mê Linh, trước khi có tượng Hai Bà TrưngCầu Quay Khánh Hội 1955 vẫn còn quay đượcChợ Bình t..."

Sài Gòn : các loại xe đò xưa !
Posted on Feb 17, '11 12:02 PM for everyone
"*Có 1 chiếc xe tải cũng chở quá xá -ngó thấy ngộ nên cho vô ké luôn:"

Dung nhan 5 nử văn sĩ nổi tiếng thời chiến tranh . 
Posted on Feb 16, '11 11:27 AM for everyone
"Dưới ngoi bút vẽ của Choé"
Trường học và Nam Nử học sinh Sài Gòn xưa
Posted on Feb 16, '11 11:23 AM for everyone
"Niên khóa 1968 - 1969 : Bà nội bà ngoại nào trong hình thì ra nhận nha : NS Trưng Vương nảy: Niên khóa 1970 : Cổng trường sửa soạn lễ Hai Bà Trưng ... Làn môi em chưa hôn qua một l..."
Tượng Đài xưa ở Sài Gòn và biểu tượng cho binh chủng ...
Posted on Feb 15, '11 11:35 AM for everyone
"( Hôm nay Ròm lụm được một mớ hình tượng biểu tượng cho binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .Bạn nào có hình tương tợ cho Ròm xin thêm nha ...Cám ơn nhiều .) Tượng Trần Hưng Đạo ..."

Thiệp Chúc Tết của Quân Lực VNCH
Posted on Feb 14, '11 11:35 AM for everyone
"*Thiệp chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 - Binh chủng Biệt động quân: *Thiệp chúc Tết mừng Xuân Quý Sửu 1973 - Tiểu đoàn 1 Nhảy dù: *Thiệp chúc Tết Xuân Nhâm Tý 1972 - Binh chủng Nhảy dù..."

Có ai còn nhớ?: Tiền Xu VNCH
Posted on Feb 14, '11 5:15 AM for everyone

Ảnh xưa :Sài Gòn 1961 VNCH
Posted on Feb 9, '11 4:02 AM for everyone
"Ròm ôm về một số hình ảnh xưa của thời VNCH để chia xẻ (chia sẻ ? chia sẽ? chia xẽ?) với anh chị em còn nhớ tới thời ấy . Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo..... Nền củ lâu đài bóng tịch..."

70 Năm Âm Nhạc Việt Nam
Posted on Jan 30, '11 5:44 AM for everyone
"70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)Trích từ SBS radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn************ ************* Notes: Bạn cần có Windows Media để nghe chương trìn..."

Quân Sử VNCH Qua Tem Thư Bưu Chánh
Posted on Jan 27, '11 9:04 AM for everyone
"Quân Sử VNCH Qua Tem Thư Bưu ChánhLễ Kỷ niệm Hai Bà Trưng và Ngày Phụ Nữ Việt Nam Giá tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ00- nhiều mầu; 6đ00-nhiều mầu. Họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí v..."

Xuân và người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc Việt 
Posted on Jan 2, '11 2:04 AM for everyone
"Xuân và người lính Việt Nam Cộng Hòa trong nhạc Việt http://dvtnradio.com/audio/xuan_va_Nguoi_Linh_VNCH.wmaLê; Hoàng Thanh (Để tưởng nhớ đến anh tôi, bạn bè và những chiến sĩ VNCH đ..."

Wednesday, February 20, 2013

Trần Công Minh, xạ thủ trực thăng chết trẻ


Huy Phương/Người Việt

Trong bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012, chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ Lào:


Trần Công Minh, người xạ thủ trực thăng chết trẻ trong chuyến bay bị bắn rơi tại Hạ Lào năm 1971. (Hình: Gia đình cung cấp)
“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.”
Một tuần sau đó, một người đàn ông đã tìm đến tòa soạn, khi không gặp chúng tôi, đã để lại một mảnh giấy nhắn tin, với lời cám ơn, là nhờ bài báo này, đã tìm ra tin tức của đứa em trong gia đình: Hạ Sĩ Trần Công Minh, xạ thủ trên chuyến trực thăng lâm nạn hơn 40 năm về trước tại Hạ Lào.
Trần Công Minh sinh năm 1951 tại Sài Gòn trong một gia đình rất nghèo. Thân phụ anh là một hạ sĩ quan phục vụ tại Ðại đội Quân Xa thuộc Bộ Tổng Tham Mưu tại Saigon, mẹ anh bán gừng trong từng buổi chợ để nuôi 8 đứa con. Năm 1968, sắp đến tuổi quân dịch, Minh theo người anh ruột, cũng là một quân nhân đang làm việc tại Quân Ðoàn I, ra Ðà Nẵng và tình nguyện vào Sư Ðoàn 1 Không Quân, phục vụ trong đơn vị phòng thủ, canh gác phi trường. Có lẽ Minh không thích đời sống an nhàn này, nhất là sau khi người anh ruột đổi về Saigon, Trần Công Minh tình nguyện ra tác chiến và trở thành một xạ thủ trực thăng của Phi Ðoàn 213 (Song Chùy) trong chuyến bay định mệnh bị hỏa lực phòng không Cộng Sản bắn rơi vào sáng ngày 10 Tháng Hai, 1971.
Người được tin Trần Công Minh tử nạn đầu tiên là thân phụ anh, người lính già ở hậu phương khóc đứa con trẻ ngoài trận chiến. Trần Công Minh tử trận khi mới hai mươi tuổi đời. Cũng năm này, thân phụ của Trần Công Minh giải ngũ và qua đời hai năm sau đó.

Mẹ vẫn chờ con bên cửa

Sau khi liên lạc được với người anh ruột của Hạ Sĩ Trần Công Minh, chúng tôi có dịp gặp gỡ gia đình người tử sĩ không quân này trong một khu mobil home trên đường Westminter, thuộc thành phố cùng tên, và đã gặp được người mẹ già của anh, nay đã 94 tuổi. Với tuổi này, trông bà vẫn còn minh mẫn, tráng kiện, tai nghe rõ, mắt còn nhìn thấy người đối diện mà không cần đeo kính. Bà khoe với khách mới đến là bà còn xỏ được kim, dù là chỉ trắng hay chỉ đen. Các con nay gọi bà bằng tiếng “Cô” vì suốt 40 năm nay, bà đã xuống tóc, dùng chay, và siêng năng công phu tụng niệm mỗi ngày của một người tu sĩ.

Bà mẹ già thường ngày có thói quen ngồi, ngóng nhìn ra cửa. (Hình: Huy Phương/Người Việt)
Nhắc đến tên đứa con tử trận hơn 40 năm về trước, giọng người mẹ già nghe bùi ngùi, thương cảm. Tuy xót xa, đau khổ khóc lóc, qua một thời gian dài, tuy đã nhận giấy báo tử và gia đình đã lãnh tiền tử tuất, song người mẹ thương con, trước Tháng Tư, 1975, vẫn nửa tin nửa ngờ, nuôi hy vọng con mình còn sống, bị bắt làm tù binh tại Lào, bị đưa ra Bắc Việt. Sau năm 1975, khi được tin có nhiều tù binh được trở về nhà, người mẹ lại nghĩ rằng, có thể bị chấn thương ở đầu nên con của bà không còn nhớ gì dĩ vãng, nên không thể tìm đường về với gia đình.
Nỗi chờ đợi của người mẹ già mỗi ngày một mòn mỏi.

Chuyện chỉ xảy ra dưới chế độ Cộng Sản: Bị buộc làm đơn tình nguyện xin đi “cải tạo”

Năm 1971, bà đã mất một đứa con trai.
Năm 1978, đứa con trai kế của bà có giấy gọi thi hành nghĩa vụ quân sự. Sợ con phải đi Kampuchea, bà mẹ thương con gọi về nhà và tìm cách đưa con đi trốn, nhưng cuối cùng đứa con vẫn phải ra chiến trường, và bà mẹ thương con, tuy đã 60 tuổi, bị công an địa phương còng tay, bắt vào trại tù “lao động cải tạo” hai năm. Trong trại “cải tạo” này, không chỉ riêng có bà mẹ này mà còn nhiều cha mẹ già khác cũng vào tù để được “giáo dục” vì con chưa kịp ra trình diện.
Về sau, gia đình vì có người quen thuộc làm trong Viện Giám Sát Nhân Dân Gò Công, gia đình làm đơn khiếu nại lên ủy ban tỉnh, nhưng công an địa phương lại ép bà phải làm đơn tình nguyện xin đi “cải tạo” ký vào thời gian trước đó, để làm bằng cớ ngụy tạo, là không phải do công an bắt bà đi tù. Chúng dọa nếu bà không chịu ký đơn, chúng sẽ đày đứa con kế tiếp sắp đi nghĩa vụ đến một nơi nguy hiểm, xa xôi. Vì lòng thương con, bà mẹ đành phải gạt nước mắt, “điểm chỉ” trên lá đơn tình nguyện xin đi “cải tạo” để công an cho vào hồ sơ.
Trên trái đất này, và trong tất cả chế độ bạo ngược tự cổ chí kim, đây là một trường hợp khó tin, nhưng có thật đã xảy ra dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Tìm giọt máu rơi

Người anh ruột của người lính Không Quân Trần Công Minh trong chuyến di tản trước ngày Sài Gòn sụp đổ còn mang theo chiếc ảnh chân dung đã úa vàng, loang lổ của người em. Theo anh cho biết, qua những nguồn tin chưa rõ ràng, ở Ðà Nẵng, Minh có một người bạn gái, và khi Minh tử trận ở Hạ Lào người bạn gái này đã mang thai.
Theo ý nguyện của gia đình, hy vọng bài báo này sẽ đến tay người quả phụ trẻ tuổi ngày xưa, và hy vọng sẽ tìm ra giọt máu rơi lưu lạc của người lính chết trẻ, trước khi người mẹ già của Trần Công Minh qua đời.

Cũng theo lời người anh lớn của Minh, chờ đến Mùa Hè nắng ấm, gia đình sẽ đưa bà mẹ đi Washinton D.C., xin phép đến thăm Newseum, nơi chôn cất di cốt của những người tử nạn trong chuyến trực thăng bị rơi tại Hạ Lào ngày 10 Tháng Hai 1971, để thưa với mẹ rằng:
- Thưa “Cô”, xin “Cô” yên lòng, con trai của “Cô,” thằng Minh đã yên nghỉ nơi đây!

TPB/QLVNCH



Bài nói chuyện của Ðại tướng Nguyễn Khánh,
cựu Quốc trưởng VNCH tại trường Texas Tech University - Lubbock Texas ngày 16-4-1999

Lê Ðình Cai dịch từ nguyên bản Anh ngữ
Vài lời giới thiệu: Một cuộc hội thảo về Việt Nam do "Vietnam Center" tổ chức tại Lubbock Texas đã bế mạc ngày 17-4 sau ba ngày làm việc với hơn 70 bài thuyết trình trước 150 tham dự viên. Trong dịp này Ðại tướng Nguyễn Khánh sau một phát biểu đã vẫy cao lá cờ vàng ba sọc đỏ của phe quốc gia trước cử tọa và điều này đã làm cho viên Trung tướng Cộng sản Nguyễn Ðình Ước tức giận bỏ ra khỏi phòng hội trước sự ngạc nhiên của mọi người tham dự.
Hôm qua ngày 22-4-99, tôi nhận được nguyên văn bài nói chuyện của Ðại tướng Khánh viết bằng Anh ngữ. Nhận thấy trọng tâm của bài diễn văn này nhắm hô hào mọi người có trách nhiệm từ phía chính phủ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ và mọi người Việt Nam lưu vong cũng như đang còn ở trong nước đừng quên những người anh hùng thầm lặng, những chiến sĩ vô danh, những thương phế binh và cô nhi quả phụ Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ lại sau cuộc chiến, hiện đang sống lầm than, cơ cực đói khổ ở quê nhà.
"Miền Nam thua cuộc chiến này. Mà thua cuộc chiến này là lỗi ở chúng ta, những người lãnh đạo, chớ không phải ở các chiến binh đầy quả cảm và quyết tâm. Vấn đề công bằng phải được đặt lại: Tại sao những chiến sĩ quả cảm của chúng ta phải chịu đựng sự bất hạnh, sống cuộc đời tủi nhục của kẻ bại trận ở quê nhà khi trách nhiệm thua cuộc không phải thuộc về họ? Chúng ta phải làm gì để trang trải món nợ này đối với những vị "anh hùng bị lãng quên" của chúng ta?" Ðại tướng Nguyễn Khánh, cựu Quốc trưởng VNCH đa đặt lại trách nhiệm này cho tất cả mọi người, cho chính phủ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ và cho chính chúng ta.
Bài nói chuyện của Ðại tướng Khánh có một số điểm chắc chắn sẽ nêu ra nhiều tranh cãi, tuy thế không thể phủ nhận được tấm lòng của "người lính già" đối với quê hương, đồi với những chiến binh còn kẹt lại. Với quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí mà chúng ta được hưởng trên đất nước Hoa Kỳ, chúng tôi xin chuyển ngữba`i nói chuyện của Ðại tướng Khánh để quý độc giả có dịp tìm hiểu thêm vấn đề.
Lê Ðình Cai
I- Phần dẫn nhập

Kinh thưa các vị khách quý
Thưa quý vị
Thưa quý bằng hữu
Thật là một vinh dự lớn lao và là một ưu tiên thực sự dành cho tôi khi có mặt ở đây trong một học viện tiếng tăm như Trường Ðại học Kỹ thuật Texas này để thưa chuyện cùng quý thính gỉa lỗi lạc gồm những vị được chọn lọc từ khắp nơi trên thế giới mà cuộc chiến tranh Việt Nam quả là không xa lạ gì đối với quý vị. Nói thế thật đúng bởi vì đa số chúng ta đều đã can dự cách này hay cách khác, trực tiếp trên chiến trường, hay gián tiếp ở hậu phương, hay một mơi nào khác, vào "cuộc chiến tranh nhân dân Giải phóng Tổ quốc' và đã xẻ chia những đớn đau cùng dân tộc Việt trong và cả sau cuộc chiến này.
Cuộc chiến tranh này thực sự là một cuộc nội chiến Nam Bắc vì ý thức hệ khác biệt kéo dài gần 1/3 thế kỷ (từ 1945-1975). Ðó là một thời kỳ của cuộc chiến tranh lạnh mà hậu quả có đến hàng vạn người Mỹ và hàng triệu người Việt thương vong. Trong số 2.59 triệu người Mỹ phục vụ tại Việt Nam, ước chừng 304,000 người bị thương và 58,000 người bị tử trận và 2,000 còn đang mất tích trong khi thi hành phận sự. Về phía Việt Nam, có hàng triệu người thương vong và hơn 3 triệu bị giết hay mất tích.
Trước khi trình bày đề tài "Những anh hùng bị quên lãng," xin phép quý vị cho tôi được trở lại thời điểm chuyển hướng quan trọng của cuộc chiến Việt Nam.
II. Thời kỳ chuyển tiếp (1963-1965) "Hòa bình vuột khỏi tầm tay"
Sau cái chết của Tổng thống Ngô Ðình Diệm và người em cũng là cố vấn Ngô Ðình Nhu đã lãnh đạo đất nước tôi, miền Nam Việt Nam, trong suốt một thời kỳ rất khó khăn. Vào giai đoạn này, tôi buộc phải chọn một trong hai phương án: leo thang chiến tranh ra tới miền Bắc hay cố gắng mang lại hòa bình cho miền Nam, vùng đất thuộc trách nhiệm của tôi. Tôi đã phải thực hiện hai phương án cùng mộtl úc và đã đạt được một số thành công. Các đơn vị tổng trừ bị ngày càng trở nên quan trọng. Quân đội VNCH đã thành công trong cuộc hành quân hỗn hợp tại "Vũng Rô" vào đầu tháng 2-1965. Họ đã chận được một chiếc tàu của Bắc Việt và đã tịch thu được hàng ngàn vũ khí, đạn dược và những khí tài quân sự hạng nặng. Ðây là bằng cớ xác thực đầu tiên mà chúng tôi có được liên quan đến sự xâm nhập của Cộng sản Bắc Việt bằng đường biển và chúng tôi có sự tham dự của Trung Cộng vào chiến tranh Việt Nam.
Về nỗ lực hòa bình, sự tiếp xúc đã được thực hiện với viên chức cao cấp nhất của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ([) tên là Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch Mặt Trận. Sau này Phát là thủ tướng của cái gọi là Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Chỉ một tuần trước khi tôi bị buộc phải rời Việt Nam, tôi đã nhận được một lá thư của Phát nói rằng Mặt trận ] sẵn sàng thảo luận vấn đề hòa bình với chính phủ VNCH.
Giống như các vị chỉ huy khác trên chiến trường, tôi đã mất nhiều chiến hữu đến độ mà chính tôi cũng chán ghét chiến tranh. Hòa bình là mục tiêu tối hậu cho Việt Nam, và hòa bình là điều kiện tiên quyết để xây dựng lại đất nước sau nhiều năm chinh chiến. Ða số dân Việt không ủng hộ cho một sự can dự quốc tế về quân sự mà theo đó họ lại phải một lần nữa từ bỏ chủ quyền quốc gia vừa mới tranh đoạt lại được từ tay thực dân Pháp. Lực lượng đồng minh đang chiến đấu cho cuộc chiến Triều Tiên khi mà nhân dân miền Nam đang chiến đấu cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Vào ngày 25-2-1965, tôi đã rời bỏ Sài Gòn với một nắm đất quê hương trong tay và với nỗi cay đắng nghẹn ngào trong lòng bởi vì tôi đã thất bại trong việc duy trì hòa bình cho nhân dân tôi ở Việt Nam. Rõ ràng là tôi đã không có phương tiện để hoàn thành sứ mạng hòa bình cao cả của tôi.
III. Những anh hùng bị quên lãng
Giống như nhiều người trong chúng ta, tôi đã cố gắng quên đi cuộc chiến ở đằng sau và muốn chỉ nhìn về phía trước. Vào lúc này đây, tôi muốn quý vị biết đến số phận của những vị anh hùng thực sự của cuộc chiến tranh này. Những gì đã xảy đến cho những chiến sĩ đã liều thâan trên chiến trường để thi hành mệnh lệnh của chúng ta một cách dũng cảm? Những gì đã xảy đến cho những vị chỉ huy của họ? Chúng ta chính là những người đã chiêu mộ họ từ bỏ đời sống dân sự, ném họ vào cuộc chiến và yêu cầu họ phục vụ với lòng trung thành và tận tụy. Giờ đây chúng ta muốn quên đi kết thúc bi thảm của cuộc chiến, vậy chúng ta liệu có quên đi được những chiến hữu mà chúng ta đã bỏ lại đằng sau để họ phải chịu đựng số phận đau đớn của một quân đội bại trận?
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc vào năm 1975 nhưng hệ lụy của nó vẫn còn tiếp diễn trên nhiều lãnh vực. Sự tàn phá nặng nề nhất của cuộc chiến vẫn tác động lên những thành phần sau đây:
- Gia đình của các người Mỹ cũng như người Việt liên hệ.
- Những kẻ sống sót sau cuộc chiến hiện đang ở VN, những người mà gia đình đã tan nát hay chia cắt. Họ đang sống trong một đất nước mà nhà cầm quyền không biết cách để hòa giải được những bất đồng và đoàn kết được toàn dân sau khi đã chiến thắng được cuộc nội chiến. Sự trừng phạt kẻ bại trận vẫn còn tiếp diễn cho đến thế hệ kế tiếp.
- Mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn căng thẳng và người dân phía bên này vẫn mang mặc cảm với người dân phía bên kia.
Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được thiết lập và đã có những nỗ lực về phía chính quyền Cộng sản VN cho thấy có sự hợp tác phần nào với Hoa Kỳ trong việc thực thi chương trình HO cho phép những người đã cộng tác chặt chẽ với chính quyền Mỹ trong cuộc chiến được đến định cư ở đây. Chương trình nhân đạo này được biết là đang được hoàn tất và sẽ chấm dứt vào tháng 9-1999. Chúng ta có cảm tưởng rằng một khi chương trình HO này đã hoàn tất thì không còn có gì để làm nữa và lương tâm chúng ta bây giờ có thể yên ổn vì công tác đã hoàn thành. Riêng tôi, tôi không nghĩ như vậy. Mặc dù chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ đã quảng đại bảo bọc cho cả triệu người tỵ nạn VN trên vùng đất hứa này, tôi vẫn cứ nghĩ rằng sự việc chưa kết thúc ở nơi đây. Việc làm cao cả của chúng ta chỉ mới giải quyết được một phần của vấn đề, có nghĩa là chỉ mới cho phép những viên chức và sĩ quan của chính quyền miền Nam cùng gia đình họ được định cư trên đất Mỹ. Nhưng còn những vị anh hùng bị bỏ quên của cuộc chiến thì sao? Những thương phế binh tật nguyền, những người lính chiến buông súng, những viên chức hy sinh thầm lặn ở hạ tầng cơ sở, những người giờ này vẫn còn đang nhận chịu những vết thương tinh thần và thể chất do chiến cuộc gây ra và đang sống cuộc đời tăm tối tại quê hương VN khốn khổ và nghèo đói, thì sao? Chính họ, những người đã thi hành mệnh lệnh của chúng ta một cách can trường và tận tụy, xứng đáng để buộc toàn thể chúng ta phải trung thành lại với họ. Nói cách khác là chúng ta không được quyền quên họ, những người chiến sĩ dũng cảm của chúng ta, những người đã chết và những người còn sống tại quê nh4. Cho đến nay, chúng ta đã hoàn tất trách nhiệm của chúng ta đối với họ về mặt đó chưa? Thành thật mà nói là chưa và tôi tin là chúng ta có thể làm được nhiều hơn cho họ.
Những người chết trên chiến trường xét theo một khía cạnh nào đó lại may mắn hơn là những người còn sống nhưng lại bị tàn phế, biến dạng và không làm gì được cho gia đình. Họ mới chính là những kẻ bất hạnh. Trong gần 25 năm nay, họ đã bị đối xử như là tàn dư của "quân thù" và con cái họ không có được cơ hội đồng đều để vươn lên như kẻ khác. Và đau lòng hơn nữa khi họ thấy rằng những kẻ đối đầu trong cuộc chiến với họ nay đang đượcchi'nh phủ Hoa Kỳ chăm sóc trong khi chính họ thì lại bị bỏ quên bởi Ðồng Minh và cấp trên của họ, những người đã tạo trong họ sự tin cậy và lòng kiêu hãnh trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa. Quả thực, chính quyền Cộng sản không đủ tiền bạc để giúp đỡ cho thương phế binh của họ. Với Cộng sản người lính của chúng ta không có sự đền bù m4a chỉ có sự trừng phạt. Nhưng với chúng ta, những người quốc gia, vấn đề công bằng phải được đặt ra. Ấy là tại sao những người chiến sĩ của chúng ta lại phải chịu đựng sự bất hạnh khi cả miền Nam thua cuộc chiến này. Thua cuộc chiến này là lỗi ở chúng ta, những người lãnh đạo, những người chỉ huy chứ không lỗi ở các chiến binh, những con người đầy quả cảm và đầy quyết tâm không bao giờ đầu hàng địch.
Tôi tin rằng, bây giờ, là thời điểm đúng lúc để khởi sự sứ mệnh cứu trợ các chiến binh đã bị bỏ lại của chúng ta. Một sứ mệnh không những chỉ xuất phát từ trái tim mà còn xuất phát từ nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng ta đối với hoàn cảnh đau thương của họ. Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta đã giúp đỡ cho những nỗ lực cá nhân và những tổ chức cứu trợ thương phế binh bằng cách hiến tặng hàng ngàn chiếc xe lăn hay yểm trợ tài chánh cho những trường hợp chữa trị khẩn cấp. Nhưng tất cả những nỗ lực nhân đạo này cũng giống như sự cố gắng dập tắt một trận hỏa hoạn đang thiêu cháy cả một thành phố bằng những thùng nước rời rạc. Với mức độ này, phải mất hơn cả 100 năm mới đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay của các thương phế binh, cô nhi quả phụ và gia đình của họ. Chúng ta cần mở rộng sứ mệnh cứu giúp này, với một quy mô giúp đỡ lớn hơn và với một phạm vi rộng hơn qua việc tham gia gây quỹ từ chính phủ Hoa Kỳ, các tổ chức từ thiện, các quỹ tài trợ và từ cá nhân có lòng.
Ðể sẵn sàng đón nhận tất cả sự giúp đỡ từ các thành viên trên, tôi vừa mới thành lập một tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization) với vài người bạn lấy tên là The US-VN People to People Ent'Aide Mission Foundation (UVPPEAMF) (Quỹ Tương Trọ giữa Nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam). Ðể cho sứ mệnh cứu trợ như vậy được thành công, chúng tôi rõ ràng là cần đến sự tham gia của quý vị vào công việc và tất cả sự giúp đỡ tinh thần mà quý vị có thể đóng góp cho mục tiêu cao đẹp này. Chúng tôi cần sự hợp tác và giúp đỡ của quý vị trong việc vận động và thực hiện được ba yếu tố tiên quyết cho sự thành công của sứ mệnh này.
1. Sự hỗ trợ tinh thần và tài chánh của các công dân Hoa Kỳ, của các tổ chức phi chính phủ khác và của nhân dân Việt Nam, cả những người sống ở Việt Nam và ở nước ngoài.
2. Sự lưu tâm của Chính phủ Hoa K ỳ.
3. Quyền lợi riêng tư của chính phủ Cộng sản VN
Sứ mệnh của chúng ta là gia tăng thiện chí và hợp tác giữa dân tộc của hai quốc gia cùng xẻ chia mối quan tâm chung vì những lý do chiến lược trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Sứ mệnh chúng ta có thể trở nên là một một mẫu mực tương quan quốc tế mới mẻ, do nhân dân của nước này thực hiện đối với nhân dân của một nước khác, và có thể đưa tới việc phá vở sự lạnh nhạt ngoại giao giữa chính quyền hai nước.
Rất nhiều tổ chức từ thiện đã yêu cầu tôi nêu lên vấn đề khẩn cấp này với quý vị để xin quý vị lưu tâm và giúp đỡ. Tôi đã nhận được nhiều tài liệu và phóng ảnh mô tả những điều kiện sinh sống khổ cực và thương tâm của những cựu binh Việt Nam tật nguyền, và tôi tin rằng sứ mệnh này càng khởi sự sớm bao nhiêu, thì chúng ta sẽ đón nhận được sự giúp đỡ càng nhiều bấy nhiêu từ chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa VN về vấn đề này.
IV. Kết luận
Hôm nay tôi sẽ kết luận, như tôi đã phát biểu ở Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 9-1988 bằng cách dẫn lại lời của người lính nổi danh đã quá cố, Tướng McArthur "Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần." Và bây giờ tôi xin được thêm vào như tôi đã nói cách đây 11 năm: "Người lính già sẽ tiếp tục phục vụ cho đến hơi thở cuối cùng." Ðó là những gì mà tôi muốn làm ngay hôm nay.
Có một lần, người bạn của tôi, giáo sư Douglas Pike đã bảo tôi: "Những gì người khác tin là họ không thể làm được thì người Việt Nam sẽ làm được." Hôm nay, xin giáo sư Pike cho tôi được thêm vào: "Với sự giúp đỡ của người Mỹ và chính phủ Hoa Kỳ, nhân dân VN sẽ hoàn thành mục tiêu cách mạng toàn quốc của năm 1945." Mục tiêu chiến lược của chúng ta đã không hoàn tất được bằng phương tiện quân sự nhưng chúng ta vẫn có thể đồng lông để hoàn thành sứ mạng cao đẹp này bằng phương tiện hòa bình. Chúng ta hãy tuyên chiến chống lại sự nghèo đói và sự khốn khổ của những vị anh hùng thực sự của chúng ta.
Xin làm ơn giúp đỡ những vị anh hùng Việt Nam bị bỏ quên. Ðây sẽ là bước đầu trong việc thực hiện chính nghĩa cao cả của chúng ta: Một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ và tự do khi bước vào thế kỷ 21. Một khi mà chúng ta đạt được những mục tiêu tối hậu này, chúng ta không những sẽ gặt hái được niềm tin cậy của các đồng minh chúng ta, mà chúng ta sẽ còn thắn được hội chứng Việt Nam một lần và mãi mãi.
Thưa các vị khách quý, thưa tất cả quý vị và bằng hữu. Xin cảm tạ quý vị rất nhiều vì đã kiên nhẫn lắng nghe lời phát biểu của tôi. Ðặc biệt cảm tạ Giáo sư Viện trưởng Trường Ðại học Kỹ Thuật Texas, đã mời tôi tham dự hội nghị chuyên đề kỳ II năm nay. Xin cảm tạ và cầu chúc mọi sự tốt lành.
Ðại tướng Nguyễn Khánh
Cựu Quốc trưởng VNCH