Sunday, November 29, 2015
Tâm tình của một bạn trẻ về Tượng Đài Chiến Thắng Ban Mê Thuộc
Lời phi lộ.
Lâu lâu cháu gữi chú và anh những cái cũ cháu viết như là lời tâm sự của cháu. Cháu nghĩ nó sẽ giúp chú và anh hiểu cháu trân trọng những người lính VNCH như thế nào. Cháu cũng muốn tất cả những người lính khác biết được sự trân quý và kính trọng này. Cháu có viết vài dòng tâm sự khác và post vào ngày 10 tháng 3 năm 2015 vừa rồi, đúng 40 năm ngày những người cộng sản nã súng vào Buôn Ma Thuột. Cháu đến Buôn Ma Thuột cũng chỉ muốn biết đến thành phố này sau những gì cháu đọc về lịch sử cuộc chiến. Muốn mình tự bước đi trên mảnh đất quê hương để cảm nhận, để thấy đất nước VN đẹp và quí báu biết bao nhiêu. Để thấy được thế hệ các chú đã chiến đấu bảo vệ những mảnh đất, mạng sống của những thường dân vô tội, bảo vệ lý tưởng tự do trước thảm hoạ cộng sản.
Tuan Tran
Ngày 10 tháng 3 nam 1975, Những người lính cộng sản đã pháo kích vảo thị trấn Ban Mê Thuột, bắt đầu cho cuộc tổng tấn công mùa xuân 1975. Vào ngày 30-4-1975 Xe tăng họ tông sập cửa cổng Dinh Đôc Lập trong khi những vị tướng bại trận của miền nam tuẩn tiết. Một ngày khởi đầu cho sự trả thù của những người cộng sản dành cho quân dân miền nam, những con người bại trận đã ngã xuống. Những phận đời của bao nhiêu triệu con người đã bị đảo lộn, những trại tù, trại cải tạo bắt đầu mọc lên trên quê hương. Chính sách ngăn sông, cấm chợ, đánh tư sàn, đổi tiền… Một niềm nam trù phú, giàu có bị cướp bóc từ vật chất đến tinh thần, từ con tim đến khối óc… Nhiều trăm ngàn người dân vô tội bị đẩy đi kinh tế mới, phần còn lại chỉ biết hướng ra đại dương cho dù xác suất sống không bao nhiêu, cho dù bão táp phong ba, cướp biển sẵn sàng nhận chìm những con tàu mong manh, những mạng sống mong manh của những trẻ em, phụ nữ, người già, thanh niên… bất cứ lúc nào.
Bên kia bờ đại dương, ngày 9 tháng 4 năm 1865, Những người thắng trận trong cuộc nội chiến đã không bắt những vị tướng và binh lính cũ của miền nam nước Mỹ vào tù hoặc vào những trại cưỡng bức lao động. Các quân nhân của miền nam đơn giản bỏ súng đầu hàng và trở về với gia đình. Chiến tranh kết thúc, không có hận thù, không cướp bóc của cải, không hành hạ nhau, không tập trung cải tạo… Những vị tướng chết trận của miền nam nước Mỹ được xem là anh hùng của đất nước và được tạc tượng lưu danh. Những người thắng trận của đất nước này quả thật rộng lượng và bao dung. Đó là cách những con người chiến thắng vẫn luôn tôn trọng những kẻ chiến bại. Chỉ có những con người cao thượng mới làm được điều này. Điều mà họ đã biết, đã hiểu, và đã làm được trước ngày miền nam Vietnam rơi vào tay những người cộng sản hơn 40 năm trước.
Đây là “tượng đài chiến thắng” của những người thắng trận được dựng ở trung tâm thành phố Ban Mê Thuột. Tôi đã ngồi rất lâu nhìn nó với một niềm đau như đang trào dâng lên khoé mắt. Tôi nghẹn ngào chụp lại mấy tấm để mỗi khi ngắm nó tôi mong dân tộc này không còn hận thù, không còn chia cách dù đó là những nỗi lòng của mỗi cá nhân hoặc của cả dân tộc. Nơi đây là nơi khởi đầu của sự kết thúc của chế độ tự do miền nam còn quá non trẻ khi mới khoảng 20 tuổi đời. Với những người lính, tôi chỉ biết nói rằng tôi mang ơn các anh. Tôi mang ơn thế hệ của các anh. Lich sử rồi sẽ ca ngợi và tung hô các anh, và tôi cũng thế, vẫn luôn tôn thờ các anh trong trái tim tôi đến cuối đời. Nếu một ngày tôi có con cái, tôi cũng sẽ dạy chúng yêu thương nhau, tử tế với nhau, bao dung va rộng lượng với nhau để không phụ lòng những hy sinh lớn lao mà các anh đã dành cho tổ quốc và dân tộc này. Và rồi chúng nó sẽ tự mình tung hô các anh. Tôi tin chắc là thế.
Saturday, November 28, 2015
Tâm tình của một bạn trẻ về chuyến thăm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Tôi sinh ra khi cuộc nội chiến đã bắt đầu kết thúc. Những năm tháng tuổi thơ vùng sông nước miến tây của tôi hiền hoà nhưng đó đây vẫn còn dấu vết của chiến tranh. Ngay trước sân nhà ngoại tôi còn một hố bom đầy nước, hàng đêm tôi vẫn nghe tiếng ển ương, côn trùng rĩ rã, sau này tôi đươc biết thêm rằng đó là hố bom thứ hai trước sân nhà. Tất nhiên, hai lần bom nổ la hai lần tan hoang nhà cửa, gia đình trắng tay và lại phải bắt đầu từ con số 0 lần nữa. Một bác hàng xóm dùng mắc xích của bánh xe tăng bị lính cộng sản bắn cháy lót đường đi từ cửa nhà xuống bờ sông. Nhà ông Sáu sát nhà ngoại vẫn còn một hầm trú bom loang lổ vết đạn. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp đâu đó một vài thương phế binh, cụt chân, cụt tay, mù mắt… chóng gậy, ôm đàn ca hát rong rủi đầu đường xó chợ ăn xin để kiếm sống hoặc nói một cách khác là để tồn tại.
Học hết trung học ở Viet Nam, tôi và gia đình được sang Mỹ định cư. Dù sống ở bên này đại dương, trái tim tôi vẫn luôn hướng về quê hương. Tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về lịch sử, tôi may mắn có được rất nhiều thông tin trung thực hơn về thời cuộc và những lý do đưa đất nước vào cuộc nội chiến tan thương kéo dài suốt hai mươi năm. Tôi đã bắt đầu cảm được nỗi đau quá lớn này, từ trong sâu thẳm tôi đã bị nó dày vò cắn rứt. Tôi bắt đầu đau những nổi đau chiến tranh, những nạn nhân chiến tranh và bao nhiệu hệ luỵ nó để lai trên quên hương thân yêu của tôi. Tôi cũng đã bắt đầu xót xa nỗi đau cho những nạn nhân của cuộc chiến không nên có này, nhất là thân phân của những người lính, nhưng người đã ngã xuống, những người đã bỏ lại một phần thân thể cho quê hương.
Tôi mong một lần được thăm viếng nghĩa trang quân đội ở Biên Hoà trong thinh lặng, một lần bên cạnh các anh, những người lính đã bỏ mình cho nền tự do cho miền nam còn quá non trẻ thời đó. Thật ra, tôi không muốn phân biệt những người lính ở chiến tuyến nào, với tôi họ đều là nan nhân của chiến tranh cả thôi, mặc dù trong thâm tâm tôi, những người lính Việt Nam Cộng Hoà mới là những người chiến đấu cho chính nghĩa.
Một buổi sáng giữa tháng sáu, tôi thức dậy khi đang bị cảm, cả người đau nhức, ngoài trời cơn mưa nặng hạt rơi càng lúc càng nhiều nhưng chúng tôi vẫn cứ đi, vì nêu không là lần này tôi không biet bao giờ mới được dịp đi dâng một nén hương lòng cho các anh. Chúng tôi, tat cả 3 người, hai người bạn và một chú thương phế binh của cuôc chiến. Chú bảo chúng tôi nên mua nhang và trái cây mang theo vi nếu vào nghĩa trang thăm viếng thôi thì chắc chắn chúng tôi không được vào cửa. Tôi rất ngạc nhiên về điều này, nhưng không hỏi thêm vì tôi nghe quá nhiếu điều vô lý trên quê hương tôi rồi, thêm một điều nửa thì có khác gì đâu. Chú ấy nói phải là thân nhân thi mới được vào nên đã chuẩn bị cho tôi vài câu để đối phó với những người gác cổng. Chú cho tôi một cái tên và vị trí chôn của một người lính, thế là chúng tôi ung dung đi vào, tất nhiên chúng tôi bị chặn lại và hỏi giấy tờ tuỳ thân, lý do thăm người chết, vị trí ngôi mộ, cả năm hy sinh… Tất nhiên tôi bịa ra năm 1968 là năm hy sinh, thế là nhân viên gác cổng bảo ngay, chết năm 68 thì làm gì mà chôn vi trí đó. Tóm lại, cuối cùng chúng tôi được vào cửa yên thân thăm viếng sau khi phải đút túi nhân viên một ít tiền.
Khác xa với những nghĩa trang liệt sĩ của những người chiến thắng, nghĩa trang của những người thất trận gần như bị bỏ rơi/quên/hoang. Người ta bỏ hoang nơi an nghĩ của các anh để kiếm chác. Bỏ hoang mộ bia các anh để vòi tiền. Bỏ hoang tên tuổi các anh để tô son đánh phấn cho cái chiến thắng. Người ta bỏ hoang tình người, bỏ hoang đạo lý, bỏ hoang nhip đập những trái tim cùng dòng máu trong lồng ngực họ. Đã hơn bốn mươi năm các anh nằm xuống, cũng đã bốn mươi năm các anh hoang lạnh giữa đất trời quê hương, muốn thắp cho anh một nén hương cũng không phải là điếu dể dàng, cũng bị người ta ngăn cản. Âu Cơ và Lạc Long Quân đâu? Sao nhìn thấy những đứa con mình đối xử thù hằn với nhau như mà vẫn để yên? Tôi hẳn hai người cũng đau lòng và tủi nhục lắm với những gì đang xảy ra. Chúng tôi đã thắp một vài nén hương, hát cho các anh nghe nhưng câu ca đời lính chiến… “anh nằm xuống như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà đất hoang vu khép lại hẹn hò… bạn bè còn đó anh biết không anh, người tình còn đây anh nhớ không anh… vườn cỏ còn xanh, mặt trời lên… khi bóng anh như cánh chim chìm xuống…”. Hơn bao giờ hết, câu nói “Freedom is not free” của tướng Walter Hichcock thấm thía vô cùng trong tôi. Trong trường hợp này, các anh đã phải trả bằng xương, bằng máu, cả mạng sống chính mình mà vẫn có được đâu.
Tôi ngồi lại ngoài nghĩa trang một lúc và rồi cũng nói lời giã biệt với các anh trong thinh lặng, chúng tôi ra về để đi thăm những đồng đội khác của các anh, những người đã bỏ lại một phần thân thể cho lý tưởng tự do. Chúng tôi gặp vài người thương phế binh, những phận đời lang thang đây đó, bán vé số để kiếm sống qua ngày. Tôi thấy thế hệ của các anh mất mác quá nhiều, các anh đã phải cầm súng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, bây giờ thân tàn ma dại, hình hài què quặt, đuôi chột bi xã hội ruồng bỏ, các anh sống ẩn dật trong những khu nhà ổ chuột chật chội bẩn thiểu. Các anh là những người hoàn toàn bị quên lãng, bị quên lãng như đồng đội của các anh nằm hiu hắt ngoài nghĩa trang kia. Tôi tự hỏi sống như các anh có may mắn hay là nằm hiu hắt ngoài nghĩa trang kia lại là điều may mắn?
Đại đội 285 Địa Phương Quân được ân thưởng huy chương Army Valorous Unit Award Hoa Kỳ.
Vào ngày 28 tháng 12 năm 1965, một Tiểu đoàn việt cộng với sự yểm trợ bằng súng cối ồ ạt tấn công vào vị trí của đại đội 285 Địa phương quân trú phòng tại đồn Bu Prang thuộc Tiểu khu Quảng Đức, hòng san bằng đồn lũy kiên cố gây khó khăn cho hoạt động của quân việt cộng tại đây. Sau 6 giờ giao tranh ác liệt, Đại đội trưởng, Đại đội phó và các Sĩ quan trong đại đội đều bị thương nặng, chỉ còn laị các Hạ sĩ quan Trung đội phó và Tiểu đội trưởng tự chỉ huy các chiến sĩ trong các trung đội và tiểu đội chiến đấu chống trả địch quân đông hơn quân trú phòng từ 4 đến 5 lần, một chiến sĩ ĐPQ phải chiến đấu chống lạị từ 4 đến 5 tên việt cộng. Tình hình càng lúc càng nguy ngập và bất lợi cho quân trú phòng, hơn nữa đại đội lại không được tiếp viện và cũng không được phi cơ hay pháo binh yễm trợ, nhưng các chiến sĩ ĐĐ285ĐPQ đã anh dũng chiến đấu bẳng vũ khí cá nhân và lựu đạn đánh tan tiểu đoàn việt cộng, làm cho bọn chúng phải rút lui bỏ lại trận địa 87 xác chết.
Trước sự chiến đấu anh dũng tạo nên chiến thắng trong trận Bu Prang, ĐĐ285ĐPQ được Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ quyết định ân thưởng huy chương Army Valorous Unit Award, DAGO 20, 67. (Depatment of the Army General Order No.20).
Army Valorous Unit Award.
Army Valorous Unit Award là huy chương cấp đơn vị Lục quân cao quý hạng thứ nhì, chỉ sau huy chương Presidential Unit Citation (Army), do Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ ký quyết định tuyên dương trao tặng cho các đơn vị Lục quân, kể cả các đơn vị Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và các đơn vị quân đội đồng minh cùng hoạt động chung với các đơn vị Lục quân Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân. Các đơn vị đó phải chiến đấu dũng cảm và xuất sắc trong chiến trận chống lại địch quân, và yểm trợ quân bạn hoàn thành nhiệm vụ. Huy chương Army Valorous Unit Award đồng hạng với huy chương Navy Unit Comendation, huy chương Air Force Gallant Unit Citation và huy chương Coast Guard Unit Commendation.
Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ đã long trọng ân thưởng huy chương cao quý Army Valorous Unit Award cho Đại đội 285 Địa phương quân, Tiểu khu Quảng Đức, chứng minh các chiến Sĩ Đại đội 285 ĐPQ Quân lực VNCH đã chiến đấu dũng mãnh, tuyệt vời và xuất sắc trong sứ mạng thiêng liêng, góp phần bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam và Quốc Gia dân tộc, đây chính là danh dự và là niềm hãnh diện chung của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nguyễn Văn Quân.
Tài liệu:
Headquarters Department of the Army Washington, D.C, 25 April 1967. General Order No.20; Awards and decorations of the United States military; Military awards of the United States Department of the Army; Awards and decorations of the Vietnam War; A Complete Guide to United States Military Medals, 1939 to Present.
Trước sự chiến đấu anh dũng tạo nên chiến thắng trong trận Bu Prang, ĐĐ285ĐPQ được Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ quyết định ân thưởng huy chương Army Valorous Unit Award, DAGO 20, 67. (Depatment of the Army General Order No.20).
Army Valorous Unit Award.
Army Valorous Unit Award là huy chương cấp đơn vị Lục quân cao quý hạng thứ nhì, chỉ sau huy chương Presidential Unit Citation (Army), do Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ ký quyết định tuyên dương trao tặng cho các đơn vị Lục quân, kể cả các đơn vị Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và các đơn vị quân đội đồng minh cùng hoạt động chung với các đơn vị Lục quân Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân. Các đơn vị đó phải chiến đấu dũng cảm và xuất sắc trong chiến trận chống lại địch quân, và yểm trợ quân bạn hoàn thành nhiệm vụ. Huy chương Army Valorous Unit Award đồng hạng với huy chương Navy Unit Comendation, huy chương Air Force Gallant Unit Citation và huy chương Coast Guard Unit Commendation.
Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ đã long trọng ân thưởng huy chương cao quý Army Valorous Unit Award cho Đại đội 285 Địa phương quân, Tiểu khu Quảng Đức, chứng minh các chiến Sĩ Đại đội 285 ĐPQ Quân lực VNCH đã chiến đấu dũng mãnh, tuyệt vời và xuất sắc trong sứ mạng thiêng liêng, góp phần bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam và Quốc Gia dân tộc, đây chính là danh dự và là niềm hãnh diện chung của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nguyễn Văn Quân.
Tài liệu:
Headquarters Department of the Army Washington, D.C, 25 April 1967. General Order No.20; Awards and decorations of the United States military; Military awards of the United States Department of the Army; Awards and decorations of the Vietnam War; A Complete Guide to United States Military Medals, 1939 to Present.
Huy hiệu Lực lượng Địa phương quân QL/VNCH.
Tuesday, November 24, 2015
PHỤ TÁ TỔNG THỐNG OBAMA VỀ ĐÔNG DƯƠNG / Elezabeth Phú
Secretary of Defense Donald H. Rumsfeld (left) hosts a meeting with Singapore's Deputy Prime Minister Tony Tan (second from left, near-side of table) in the Pentagon on April 21, 2004. Rumsfeld and Tan are meeting to discuss a broad range of regional and global security issues with an emphasis on combating terrorism. Others participating in the talks include (clockwise from Rumsfeld): Deputy Under Secretary of Defense for Asian and Pacific Affairs Richard Lawless, Department of Defense Country Director for Singapore Elizabeth Phu, Deputy Chief of Mission at the Embassy of Singapore Susan Simm, Private Secretary to the Deputy Prime Minister Poh Theen Soh, Singapore's Ambassador to the United States Hen Chee Chan, Prime Minister Tony Tan, and Chief of Staff for Intelligence Wee Kiong Chee.
PHỤ TÁ TỔNG THỐNG OBAMA VỀ ĐÔNG DƯƠNG
Christi Parson, Michael A. Memoli
Hải tặc ra giá 10 chiếc nhẫn cưới để kéo chiếc tầu bị hư hỏng, chở người tỵ nạn Việt Nam đến bờ biển Malaysia. Trong nhóm thuyền nhân, một người cha trẻ tên là Frank Phú không tìm ra cách nào hơn để cứu người vợ cùng đứa con gái mới chập chững biết đi. Ông ta cho những chiếc nhẫn vào một túi nhỏ, rồi dùng răng cắn chặt miệng túi, bơi về phiá tầu hải tặc. Chiếc tầu bị hư được kéo đến gần một đảo của Malaysia, Pulau Penang, sau đó thuyền nhân được đưa đến trại tỵ nạn gần đó, do chính quyền trông nom, cai quản.
Đã hơn 36 năm định cư tại Hoa Kỳ, dưới danh hiệu “Thuyền Nhân”, đứa bé gái nhỏ năm xưa, Elizabeth Phú đã quay trở lại vùng Đông Dương, lần này với quốc tịch Hoa Kỳ, cố vấn cho Tổng Thống Obama, một thành viên trong nhóm viên chức tòa Bạch Ốc tháp tùng Tổng Thống trong chuyến thăm viếng ba quốc gia 10 ngày, hội nghị với các vị lãnh đạo thế giới.
Tổng Thống Obama sẽ đi thăm một trường học cho người tỵ nạn hôm thứ Bẩy, để làm sáng tỏ vấn đề tỵ nạn trong vùng Á châu, ông ta muốn thế giới mở rộng vòng tay cho người tỵ nạn đang tìm cách ra khỏi khu vực đang có chiến tranh, từ Syria, Myanmar, đến Bangladesh. Mặc dầu chương trình viếng thăm đã được soạn thảo từ nhiều tháng trước, hiện tại vẫn chưa chắc chắn kết qủa cuộc tranh luận về câu hỏi, đã đến lúc Hoa Kỳ đóng cửa đối với người tỵ nạn chưa?
Chuyện này dưới mắt tôi không đúng như thế. Chúng ta là một quốc gia đón nhận người tỵ nạn khi họ cảm thấy cần thiết, những người muốn làm việc hăng say để có đời sống tốt hơn cho gia đình họ. Elizabeth Phú, cố vấn Tổng Thống Obama
“Rất khó khăn cho tôi phải nghe những điều đó”, bà Phú nói. Năm nay 39 tuổi, lớn lên ở Oakland, làm cố vấn trong lầu Năm Góc (Bộ Quốc Phòng, TTM quân đội Hoa Kỳ), tòa Bạch Ốc từ lâu “Chuyện này dưới mắt tôi không đúng như thế. Chúng ta là một quốc gia đón nhận người tỵ nạn khi họ cảm thấy cần thiết, những người muốn làm việc hăng say để có đời sống tốt hơn cho gia đình họ.”
Trở về nhà ở California, mẹ bà ta đã nghỉ hưu, nghề làm y tá và nuôi hai con gái. Cha của bà vẫn còn đi làm cho một công ty tài chánh, đã nhận ông, ít lâu sau khi đến Hoa Kỳ định cư.
Ở Kuala Lumpur, bà Phú vẫn tiếp tục làm công việc mơ ước họ đã dành cho bà ta, khi rời xa Saigon. Vào ngày thứ Sáu, bà Phú ngồi cùng với những nhân viên tòa Bạch Ốc nghe vị Tổng Thống kể về gốc rễ của ông ta với vùng Đông Nam Á châu. Ông ta còn nói được chút ít tiếng Indonesia, và cho rằng điều rất quan trọng cho ông ta, nới rộng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, một nhiệm vụ mà bà Phú đóng vai trò quan trọng.
“Đó là mái nhà của lòng nhân đạo, nhà của những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đó cũng là nỗ lực then chốt trong chính sách đối ngoại của tôi”. Ông ta nói.
Bà Phú chỉ là một đứa bé gái chập chững năm 1978, khi gia đình bà lần đầu tiên tìm cách vượt biên, vì sợ hãi chính quyền cộng sản. Cha của bà làm việc cho quân đội Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam. Họ bị bắt về tội vượt biên và đưa đến một trại cải tạo khủng khiếp, lúc đó bà Phú vừa mới biết đi. Trong trại cải tạo đời sống rất cực khổ, lúc nào cũng đói và phải làm việc nhiều. Nơi mà những người trí thức, lãnh đạo tinh thần và viên chức chính quyền cũ bị “gửi” đến để học hỏi về chính quyền mới theo kiểu cộng sản. Thường họ bị giam giữ khoảng vài tuần, riêng gia đình bà Phú bị lưu giữ ba tháng.
Ông bà của bà ta “lo” cho họ được tự do, rồi sau đó bán tất cả của cải, tài sản để “mua chỗ” cho gia đình bà Phú lúc đó gần 4 tuổi trên một chiết tầu nhỏ hai máy, rộng bằng hai phòng khách sạn. Người thuyền trưởng “chất” 253 người lên chiếc tầu nhỏ rồi ra khơi. Chuyến đi mà những người bà con kể lại cho bà Phú nghe nhiều lần trong nhiều năm sau.
Chỉ ít lâu khi ra ngoài khơi, một trong hai máy tầu bị hỏng, con tầu cùng với “hành khách trôi dạt trên biển ba ngày, trước khi tầu hải tặc cặp vào đưa ý kiến kéo tầu đi Malaysia để lấy vàng. Cha bà Phú thâu vàng rồi bơi sang tầu hải tặc để thương lượng.
Một làn sương dầy đặc hạ thấp xuống khi thuyền nhân cố gắng “ủi bãi” vào đảo nhưng bị một nhóm hải tặc khác cướp bóc, đập vỡ thùng chứa nước ngọt. Một phụ nữ lên cơn đau tim, chết trong lúc tầu bị cướp. sau đó chiếc tầu lại trôi bồng bềnh thêm bốn ngày nữa, cho đến khi được chính quyền Malaysia phát hiện, kéo vào bờ và đưa đến trại tỵ nạn gần Pulau Bidong.
Những hồi ức đầu tiên của bà Phú về trại tỵ nạn, bà nhớ lại nơi trung tâm trại, nơi bà chơi đùa có loa phóng thanh. Đồ ăn trong trại rất thiếu thốn, cha mẹ bà phải bán đồ tư nhân để nuôi bà. Mấy người chú phải lội bộ nhiều dặm đường rừng để lấy củi nấu cơm.
“Họ để chúng tôi ở đó”, bà nói tiếp “Chúng tôi rất cảm ơn”
Vào ngày thứ Bẩy, bà Phú sẽ đi thăm một thế hệ trẻ em mới được chính quyền Malaysia cho tỵ nạn, bên cạnh vị Tổng Thống quốc gia của bà (Hoa Kỳ). “Điều đó rất sâu đậm, đầy ý nghiã, cảm xúc cá nhân” Bà nói thêm “Chúng ta cần người hợp tác như Malaysia, rất sẵn lòng giúp những người đang cố tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn… và tôi rất hãnh diện nước Hoa Kỳ đã làm cho người tỵ nạn”
Trong những năm làm việc trong tòa Bạch Ốc, bà Phú đã giúp Tổng Thống Obama, điều chỉnh lại chính sách cho vùng Đông Nam Á châu, một vùng rất quan trọng trong tầm mắt của vị Tổng Thống đối với thế giới trên vấn đề đối tác kinh tế, đồng minh chiến lược. Nhưng trong khi vị Tổng Thống đang ở ngoại quốc, cố gắng tìm đối tác ở Á châu chống lại sự bành trướng của Trung Hoa lục điạ, gặp các đồng minh của Hoa Kỳ ở Turkey bàn chiến lược chống lại nước Hồi Giáo (Islamic State), các nhà làm luật trong Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật ngăn cản người tỵ nạn Syria vào Hoa Kỳ.
Quốc Hội Hoa Kỳ tranh luận rất hăng say do chuyện tấn công khủng bố ở Paris tuần trước, cho hoặc không cho người tỵ nạn nhập cư.
“Một phần trong người Hoa Kỳ chúng ta, là mở rộng vòng tay cho người nhập cư, tỵ nạn đang thoát ra khỏi khu vực chiến tranh, mâu thuẫn hoặc bị đàn áp” Ben jamin Rhodes, phụ tá cố vấn an ninh quốc gia phát biểu. “Chúng ta không thể nào đóng cửa đối với những người đang cần, và chúng ta cần hỗ trợ những quốc gia đang chứa người tỵ nạn như Malaysia, Jordan và Turkey” Điếu đó không chỉ là làm phước, ông Rhodes nói tiếp, mà với tấm lòng. “những người tỵ nạn đến từ Đông Nam Á châu đã thành công ở Hoa Kỳ, đã đóng góp nhiều cho lợi ích của chúng ta”
Câu chuyện bà Phú là bằng chứng. Bà ta tốt nghiệp trường trung học Miramonte ngoại ô Oakland, theo học đại học UC Berkeley và tốt nghiệp đại học UC San Diego. Trong ba năm trước, bà đã làm nhân viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trong tòa Bạch Ốc, đã lên chức giám đốc dịch vụ Đông Nam Á châu, Thái Bình Dương. Câu chuyện “vượt biên” của gia đình bà rất cảm động khi bà kể lại.
“Một người tỵ nạn từ một quốc gia cộng sản có thể đến và trưởng thành ở Hoa Kỳ và có thể làm việc trong toà Bạch Ốc” bà nói tiếp “Làm cho tôi rất hãnh diện làm người Hoa Kỳ”
AUN 11/2015
vđh
http://vnchtoday.blogspot.com
ELIZABETH PHÚ - PHỤ TÁ TỔNG THỐNG OBAMA.
Ba năm sau tháng 4 năm 1975, Elizabeth cùng ba má cô vượt biên và đến Mã Lai. Trước 1975, ba cô từng làm việc cho Hoa Kỳ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai. Lúc đó, Elizabeth kể, cô chỉ mới biết đi chập chững nhưng cũng có nhiều kỷ niệm trong trại tị nạn.
Đến Hoa Kỳ, cả gia đình làm lại cuộc đời và thành công. Ba cô làm cho một công ty tài chính, mẹ thì làm y tá và nuôi con. Còn Elizabeth thì sau này theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học Master về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc National Defense University. Sau khi ra trường, Elizabeth làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council hay NSC), và từng trải qua chức vụ Giám đốc về Đông Nam Á vụ, Giám đốc về Đe doạ Toàn cầu, và từ 2013 làm Giám đốc về Đông Nam Á – Đại dương sự vụ (Southeast Asia and Oceania Affairs).
Dịp này Elizabeth tháp tùng Tổng thống Obama về Mã Lai dự hội nghị Châu Á Thái Bình Dương.
Ảnh Báo LA Times : Elizabeth Phu, phụ tá TT Obama, phụ trách về chính sách Đông Nam Á.
CỐ VẤN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA LÀ MỘT CÔ GÁI TỊ NẠN NGƯỜI VIỆT NAM
36 năm về trước một người cha trẻ tuổi người Việt Nam tên là Frank Phú, để cứu người vợ trẻ và đứa con gái mới biết đi của mình, ông đã xin thu thập gom góp vòng vàng của những người tị nạn đi cùng thuyền cho vào một cái túi nhỏ, kẹp giữa hai hàm răng và bơi đến tàu của cướp biển để thực hiện thỏa thuận nhờ kéo thuyền đến gần đảo Pulau Penang của Malaysia, và cuối cùng chiếc thuyền đến được một trại tị nạn tại Malaysia.
Đứa con gái mới biết đi ngày nào của ông Frank Phu, một cô gái tị nạn Việt Nam được gọi một cách sơ sài "thuyền nhân" trên đất Hoa Kỳ, Elizabeth Phú nay đã là một công dân Mỹ và là một người trong nhóm cố vấn Nhà Trắng tháp tùng cùng Tổng thống Obama trong chuyến đi 10 ngày tại hội nghị thượng đỉnh ASIAN 2015.
http://www.latimes.com/…/la-fg-obama-aide-refugees-20151120…
Elizabeth Phú, một phụ tá của Tổng thống Obama, người hoạt động trên chính sách Đông Nam Á, bao gồm tiếp cận cộng đồng tị nạn rời Việt Nam cùng với gia đình khi là một đứa trẻ.
Ảnh: (Susan Walsh / Associated Press)
http://www.latimes.com/…/la-fg-obama-aide-refugees-20151120…
Elizabeth Phú, một phụ tá của Tổng thống Obama, người hoạt động trên chính sách Đông Nam Á, bao gồm tiếp cận cộng đồng tị nạn rời Việt Nam cùng với gia đình khi là một đứa trẻ.
Ảnh: (Susan Walsh / Associated Press)
Sunday, November 22, 2015
Tin tức và hình ảnh mới nhất liên quan đến việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Được sự đồng ý của Đại tá Tôn Thất Tuấn, xin chuyển đến Quý Vị lá thư ngắn của Ông gởi cho Hội Biệt Động Quân vùng HTĐ và Phụ cận, dù vắn tắt nhưng cũng nói đến sự quan tâm đặc biệt của Ông sau lần đi thăm mới nhất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông cũng cho biết cuộc thăm viếng Nghĩa Trang mới đây của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vào ngày 16/10/2015.
Đồng thời ông cũng gởi kèm tài liệu, hình ảnh mới nhất của những mộ phần của tử sĩ QLVNCH, và việc trùng tu Nghĩa Trang trong thời gian qua của Hội Vietnamese American Foundation (VAF)...
Kèm theo là phần thông báo về buổi tiếp xúc với đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Osius của VAF...
và đặc biệt lá thư đại sứ Ted Osius gởi nhị vị dân biểu thuộc Ủy ban Ngoại Giao Hạ viện Hoa Kỳ sau khi Ông đến thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Xin mời Qúy Vị theo dỏi để tường và tùy nghi thẩm định..
BMH
Washington, D.C
Washington, D.C
From: Tonfamily
Date: November 18, 2015 at 5:58:14 AM EST
To: bietdongquandc
Subject: Kính chào Hội BĐQ DC và phụ cận
Date: November 18, 2015 at 5:58:14 AM EST
To: bietdongquandc
Subject: Kính chào Hội BĐQ DC và phụ cận
Kính thưa qúy bác, cô chú và anh chị Hội Biệt Động Quân DC và phụ cận,
Dạo này qúy bác, cô chú và anh chị khoẻ luôn chứ? Bên này Thu-Hà và Tuấn vẫn bình thường. Công việc của Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ tại Việt Nam tuy rất bận nhưng cũng có cơ hội đi lại đây đó trong mấy tuần qua như Huế và Sài Gòn.
Tuần vừa rồi Tuấn đi cùng anh bạn thuộc VAF đến thăm NTQĐBH. Khung cảnh ở đây thật buồn nhưng được biết là 2,447 ngôi mộ cũng đã trùng tu xong do sự đóng góp của nhiều cá nhân và hội đoàn khác nhau [trong đó có Hội BĐQ DC&PC]. Khí hậu bên mày ẩm lắm cho nên sau khi quét vôi trắng lên trên mộ được 5-6 tháng thì lại bắt đầu thấy rong rêu. Thật là khổ ải trong việc bảo tồn nghĩa trang cho đúng lòng tôn kính của chúng ta!
Cũng xin báo qúy bác, cô chú và anh chị rõ là ông Đại sứ Ted Osius cũng đã đến thăm NTQĐBH vào ngày 16/10. Ông nói với Tuấn ông đến thăm nghĩa trang trước là để tỏ lòng tôn kính đến sự hy sinh của những anh linh chiến sĩ VNCH nơi đây và cũng để chính ông có thể tự nhận định được tình trạng hiện tại của nghĩa trang.
Gởi qúy bác, cô chú và anh chị xem hình ông Osius đến thăm nghĩa trang và bản tổng kết trùng tu do VAF tóm lược.
Tuấn thiết nghĩ cộng đồng mình cần hợp lại công sức nhiều hơn nữa mới có thể làm xong việc trùng tu này. Tuấn được may mắn đang làm việc với một ông Đại sứ có tầm nhìn rất xa và thiết tha với nguyện vọng của những người Mỹ gốc Việt.
Vài hàng thăm sức khoẻ qúy bác, cô chú và anh chị và cho Tuấn Hà gởi lời thăm đến Tổng Hội Biệt Động Quân.
Rất kính mến,
Tuấn
Đại tá Tôn Thất Tuấn, Lục quân Hoa Kỳ
Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ
Đại Sứ Quán Hoa Kỳ – Hà Nội, Việt Nam
Thư của ĐS Ted Osius gởi
Dân biểu Edwars Roy và Alan Lowenthal,
Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ .
Saturday, November 21, 2015
Đại tá Lục Quân Hoa Kỳ gốc Biệt Động Quân (Ranger) Tôn Thất Tuấn, đã được bổ nhiệm chức vụ Sĩ Quan Tùy Viên Cao Cấp Quốc Phòng “Senior Defense Official/Defense Attaché or SDO/DATT” tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội.
Vài tin tức liên quan đến vị tân Sĩ Quan Tùy Viên Cao Cấp Quốc Phòng “Senior Defense Official/Defense Attaché or SDO/DATT”
tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội.
Đại tá Lục Quân Hoa Kỳ gốc Biệt Động Quân (Ranger) Tôn Thất Tuấn,
đã được bổ nhiệm chức vụ Sĩ Quan Tùy Viên Cao Cấp Quốc Phòng “Senior Defense Official/Defense Attaché or SDO/DATT”
từ 30/ 9/2015, trở thành người thứ 7, kể từ khi Hoa Kỳ tái bang giao với Hà Nội. Đại tá Tuấn là người "thuyền nhân" đầu tiên trong chức vụ này và ông cũng là Sĩ Quan Tùy Viên Quốc Phòng (TVQP) đầu tiên có vợ gốc Việt.
Trước Đại tá Tôn Thất Tuấn có Đại tá Lục quân Hoa Kỳ Patrick D. Reardon (tên Việt Nam Nguyễn Đức Độ) là Tùy viên Quốc phòng (TVQP) Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên tại Hà Nội từ năm 2009-2012. Ông là TVQP thứ 5 kể từ khi tái bang giao giửa Hoa Kỳ và Hà Nội, năm 1995. Đại tá Patrick D. Reardon được một gia đình người Hoa Kỳ nhận làm con nuôi và đã đem ông về Hoa Kỳ từ năm 1973. Ông tốt nghiệp Võ Bị West Point và đã về hưu năm 2013.
Được biết chức vụ “Defense Attaché or DATT” ở Hoa Kỳ là TVQP, chứ không phải Tùy Viên Quân Sự (TVQS) như xưa nay vẫn quen nghe nhắc đến. TVQP (dù xuất phát từ quân chủng nào) lcũng à người đại diện duy nhất cho Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Trong khi đó TVQS (Military Attaché) chỉ đại diện cho Tham mưu Trưởng của quân chủng (Hải, Lục, Không quân, và TQLC) của mình đang phục vụ. Tất cả Tùy Viên Quân Sự (TVQS) làm việc dưới quyền Tùy Viên Quốc Phòng (TVQP).
Chức vụ “Senior Defense Official/Defense Attaché or SDO/DATT” là vị trí cao nhất của một Tùy viên. Tất cả TVQS và các sĩ quan khác đang làm việc ở Tòa Đại Sứ đều dưới quyền của SDO/DATT.
Cũng được biết, Đại tá Tôn Thất Tuấn và vợ là Bà Thu Hà có hai con, một trai, một gái, người con trai đã từng là Sĩ quan Lục Quân Hoa Kỳ, hiện ông đã giải ngũ.
Thân phụ của Đại tá Tôn Thất Tuấn là một Sĩ quan cấp tá của Binh Chủng Quân Cụ và thân phụ của Bà Thu Hà là một sĩ quan cấp tá của Quân chủng Không Quân/Việt Nam Cộng Hòa.
BMH
Washington, D.C
Washington, D.C
Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn, Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đại tá Lục quân Hoa Kỳ Tôn Thất Tuấn.
Văn phòng Tùy viên Quân sự Tòa Đại sứ Hòa Kỳ tại Việt Nam chịu trách nhiệm hỗ trợ trong việc phối hợp thực hiện chính sách quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời là đại diện cho Bộ trưởng Quốc phòng, và Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, và các cơ quan quân sự khác của Hoa Kỳ. Do đó Đại tá Tùy viên Quân sự chịu trách nhiệm phân tích và tường trình về những diễn biến quân sự tại Việt Nam trong bối cảnh về những vấn đề an ninh đang diễn ra trong khu vực và trên toàn thế giới, nhằm thông tin trong việc đưa ra những chính sách quân sự đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Văn phòng Tùy viên Quân sự cũng phối hợp tất cả các hoạt động về an ninh giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam tại các diễn đàn song phương và đa phương, cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động quân sự.
Đại tá Tôn Thất Tuấn, một thuyền nhân tị nạn cộng sản định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1977, sau khi hoàn tất Đại học Southeastern Oklahoma State University, ông theo đuổi ước mơ phục vụ trong quân đội và trở thành một binh sĩ vào năm 1986. Đơn vị đầu tiên trong đời quân ngũ của ông là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 30, Lữ đoàn 3, Sư đoàn 3 Bộ binh. Năm 1989, ông theo thụ huấn khóa sĩ quan và trỡ thành một Sĩ quan Bộ binh, từ đó ông lần lượt thuyên chuyển phục vụ tại các đơn vị như: Sư đoàn 101 nhảy dù (101st Airborne Division), Sư đoàn 1 Thiết kỵ (1st Cavalry Division), Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command), Lực lượng hỗn hợp tìm kiếm tù binh và quân nhân Hoa Kỳ mất tích/Bộ quốc phòng (Defense POW/MIA Accounting Agency) v.v... Đại tá Tôn Thất Tuấn đã từng phục vụ và chiến đấu tại Kuwait, Iraq và Afghanistan-Pakistan border. Ông được ân thưởng nhiều huy chương cao quý như: Bronze Star Medal, Defense Meritorious Service Medal with 2nd Oak Leaf, Meritorious Service Medal, Department of State Meritorious Honor Award, Ranger Tab, Parachute Badge, Air Assault Badge, and Combat Infantryman Badge. Ông được thăng cấp Đại tá vào năm 2012.
Trần Anh.
Subscribe to:
Posts (Atom)