PHỤ TÁ TỔNG THỐNG OBAMA VỀ ĐÔNG DƯƠNG
Christi Parson, Michael A. Memoli
Hải tặc ra giá 10 chiếc nhẫn cưới để kéo chiếc tầu bị hư hỏng, chở người tỵ nạn Việt Nam đến bờ biển Malaysia. Trong nhóm thuyền nhân, một người cha trẻ tên là Frank Phú không tìm ra cách nào hơn để cứu người vợ cùng đứa con gái mới chập chững biết đi. Ông ta cho những chiếc nhẫn vào một túi nhỏ, rồi dùng răng cắn chặt miệng túi, bơi về phiá tầu hải tặc. Chiếc tầu bị hư được kéo đến gần một đảo của Malaysia, Pulau Penang, sau đó thuyền nhân được đưa đến trại tỵ nạn gần đó, do chính quyền trông nom, cai quản.
Đã hơn 36 năm định cư tại Hoa Kỳ, dưới danh hiệu “Thuyền Nhân”, đứa bé gái nhỏ năm xưa, Elizabeth Phú đã quay trở lại vùng Đông Dương, lần này với quốc tịch Hoa Kỳ, cố vấn cho Tổng Thống Obama, một thành viên trong nhóm viên chức tòa Bạch Ốc tháp tùng Tổng Thống trong chuyến thăm viếng ba quốc gia 10 ngày, hội nghị với các vị lãnh đạo thế giới.
Tổng Thống Obama sẽ đi thăm một trường học cho người tỵ nạn hôm thứ Bẩy, để làm sáng tỏ vấn đề tỵ nạn trong vùng Á châu, ông ta muốn thế giới mở rộng vòng tay cho người tỵ nạn đang tìm cách ra khỏi khu vực đang có chiến tranh, từ Syria, Myanmar, đến Bangladesh. Mặc dầu chương trình viếng thăm đã được soạn thảo từ nhiều tháng trước, hiện tại vẫn chưa chắc chắn kết qủa cuộc tranh luận về câu hỏi, đã đến lúc Hoa Kỳ đóng cửa đối với người tỵ nạn chưa?
Chuyện này dưới mắt tôi không đúng như thế. Chúng ta là một quốc gia đón nhận người tỵ nạn khi họ cảm thấy cần thiết, những người muốn làm việc hăng say để có đời sống tốt hơn cho gia đình họ. Elizabeth Phú, cố vấn Tổng Thống Obama
“Rất khó khăn cho tôi phải nghe những điều đó”, bà Phú nói. Năm nay 39 tuổi, lớn lên ở Oakland, làm cố vấn trong lầu Năm Góc (Bộ Quốc Phòng, TTM quân đội Hoa Kỳ), tòa Bạch Ốc từ lâu “Chuyện này dưới mắt tôi không đúng như thế. Chúng ta là một quốc gia đón nhận người tỵ nạn khi họ cảm thấy cần thiết, những người muốn làm việc hăng say để có đời sống tốt hơn cho gia đình họ.”
Trở về nhà ở California, mẹ bà ta đã nghỉ hưu, nghề làm y tá và nuôi hai con gái. Cha của bà vẫn còn đi làm cho một công ty tài chánh, đã nhận ông, ít lâu sau khi đến Hoa Kỳ định cư.
Ở Kuala Lumpur, bà Phú vẫn tiếp tục làm công việc mơ ước họ đã dành cho bà ta, khi rời xa Saigon. Vào ngày thứ Sáu, bà Phú ngồi cùng với những nhân viên tòa Bạch Ốc nghe vị Tổng Thống kể về gốc rễ của ông ta với vùng Đông Nam Á châu. Ông ta còn nói được chút ít tiếng Indonesia, và cho rằng điều rất quan trọng cho ông ta, nới rộng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, một nhiệm vụ mà bà Phú đóng vai trò quan trọng.
“Đó là mái nhà của lòng nhân đạo, nhà của những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đó cũng là nỗ lực then chốt trong chính sách đối ngoại của tôi”. Ông ta nói.
Bà Phú chỉ là một đứa bé gái chập chững năm 1978, khi gia đình bà lần đầu tiên tìm cách vượt biên, vì sợ hãi chính quyền cộng sản. Cha của bà làm việc cho quân đội Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam. Họ bị bắt về tội vượt biên và đưa đến một trại cải tạo khủng khiếp, lúc đó bà Phú vừa mới biết đi. Trong trại cải tạo đời sống rất cực khổ, lúc nào cũng đói và phải làm việc nhiều. Nơi mà những người trí thức, lãnh đạo tinh thần và viên chức chính quyền cũ bị “gửi” đến để học hỏi về chính quyền mới theo kiểu cộng sản. Thường họ bị giam giữ khoảng vài tuần, riêng gia đình bà Phú bị lưu giữ ba tháng.
Ông bà của bà ta “lo” cho họ được tự do, rồi sau đó bán tất cả của cải, tài sản để “mua chỗ” cho gia đình bà Phú lúc đó gần 4 tuổi trên một chiết tầu nhỏ hai máy, rộng bằng hai phòng khách sạn. Người thuyền trưởng “chất” 253 người lên chiếc tầu nhỏ rồi ra khơi. Chuyến đi mà những người bà con kể lại cho bà Phú nghe nhiều lần trong nhiều năm sau.
Chỉ ít lâu khi ra ngoài khơi, một trong hai máy tầu bị hỏng, con tầu cùng với “hành khách trôi dạt trên biển ba ngày, trước khi tầu hải tặc cặp vào đưa ý kiến kéo tầu đi Malaysia để lấy vàng. Cha bà Phú thâu vàng rồi bơi sang tầu hải tặc để thương lượng.
Một làn sương dầy đặc hạ thấp xuống khi thuyền nhân cố gắng “ủi bãi” vào đảo nhưng bị một nhóm hải tặc khác cướp bóc, đập vỡ thùng chứa nước ngọt. Một phụ nữ lên cơn đau tim, chết trong lúc tầu bị cướp. sau đó chiếc tầu lại trôi bồng bềnh thêm bốn ngày nữa, cho đến khi được chính quyền Malaysia phát hiện, kéo vào bờ và đưa đến trại tỵ nạn gần Pulau Bidong.
Những hồi ức đầu tiên của bà Phú về trại tỵ nạn, bà nhớ lại nơi trung tâm trại, nơi bà chơi đùa có loa phóng thanh. Đồ ăn trong trại rất thiếu thốn, cha mẹ bà phải bán đồ tư nhân để nuôi bà. Mấy người chú phải lội bộ nhiều dặm đường rừng để lấy củi nấu cơm.
“Họ để chúng tôi ở đó”, bà nói tiếp “Chúng tôi rất cảm ơn”
Vào ngày thứ Bẩy, bà Phú sẽ đi thăm một thế hệ trẻ em mới được chính quyền Malaysia cho tỵ nạn, bên cạnh vị Tổng Thống quốc gia của bà (Hoa Kỳ). “Điều đó rất sâu đậm, đầy ý nghiã, cảm xúc cá nhân” Bà nói thêm “Chúng ta cần người hợp tác như Malaysia, rất sẵn lòng giúp những người đang cố tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn… và tôi rất hãnh diện nước Hoa Kỳ đã làm cho người tỵ nạn”
Trong những năm làm việc trong tòa Bạch Ốc, bà Phú đã giúp Tổng Thống Obama, điều chỉnh lại chính sách cho vùng Đông Nam Á châu, một vùng rất quan trọng trong tầm mắt của vị Tổng Thống đối với thế giới trên vấn đề đối tác kinh tế, đồng minh chiến lược. Nhưng trong khi vị Tổng Thống đang ở ngoại quốc, cố gắng tìm đối tác ở Á châu chống lại sự bành trướng của Trung Hoa lục điạ, gặp các đồng minh của Hoa Kỳ ở Turkey bàn chiến lược chống lại nước Hồi Giáo (Islamic State), các nhà làm luật trong Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật ngăn cản người tỵ nạn Syria vào Hoa Kỳ.
Quốc Hội Hoa Kỳ tranh luận rất hăng say do chuyện tấn công khủng bố ở Paris tuần trước, cho hoặc không cho người tỵ nạn nhập cư.
“Một phần trong người Hoa Kỳ chúng ta, là mở rộng vòng tay cho người nhập cư, tỵ nạn đang thoát ra khỏi khu vực chiến tranh, mâu thuẫn hoặc bị đàn áp” Ben jamin Rhodes, phụ tá cố vấn an ninh quốc gia phát biểu. “Chúng ta không thể nào đóng cửa đối với những người đang cần, và chúng ta cần hỗ trợ những quốc gia đang chứa người tỵ nạn như Malaysia, Jordan và Turkey” Điếu đó không chỉ là làm phước, ông Rhodes nói tiếp, mà với tấm lòng. “những người tỵ nạn đến từ Đông Nam Á châu đã thành công ở Hoa Kỳ, đã đóng góp nhiều cho lợi ích của chúng ta”
Câu chuyện bà Phú là bằng chứng. Bà ta tốt nghiệp trường trung học Miramonte ngoại ô Oakland, theo học đại học UC Berkeley và tốt nghiệp đại học UC San Diego. Trong ba năm trước, bà đã làm nhân viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trong tòa Bạch Ốc, đã lên chức giám đốc dịch vụ Đông Nam Á châu, Thái Bình Dương. Câu chuyện “vượt biên” của gia đình bà rất cảm động khi bà kể lại.
“Một người tỵ nạn từ một quốc gia cộng sản có thể đến và trưởng thành ở Hoa Kỳ và có thể làm việc trong toà Bạch Ốc” bà nói tiếp “Làm cho tôi rất hãnh diện làm người Hoa Kỳ”
AUN 11/2015
vđh
http://vnchtoday.blogspot.com
No comments:
Post a Comment