Sunday, December 27, 2015

Lời phát biểu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng Mười 1972,



Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản cưỡng chiếm, chúng tôi trích lại lời phát biểu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng Mười 1972,


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
“Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào…Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi mà cùng với 17 triệu rưỡi Dân Quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản. Tôi kêu gọi mấy người hãy suy nghĩ, nếu thích Cộng sản thì hãy có can đảm ra ngoài Bắc ở với Cộng sản, như vậy Cộng sản còn ít khinh rẻ mấy người hơn là làm tay sai cho chúng ở miền Nam này.

Có thể không ai ở miền Nam tự do này giết mấy người đâu, nhưng chính Cộng sản sẽ giết mấy người.

Mấy người nếu muốn có tên trong lịch sử, thì cũng có hai lối có tên trong lịch sử. Một đàng khi nhắc đến, thì toàn dân cúi đầu khâm phục,con cháu lại ngẩng đầu lên hãnh diện. Một đàng khác, khi nhắc đến, thì toàn dân ngẩng đầu lên nguyền rủa, còn con cháu mấy người lại cúi đầu tủi nhục. Tôi chắc mấy người sẽ được lịch sử ghi tên vào hạng thứ hai này.

Nếu mấy người không cầm súng xông pha lửa đạn để chiến đấu, nếu không làm được một việc gì hữu ích cho hậu phương thì mấy người đừng làm gì hại dân bán nước.

Một hành động ngu xuẩn, phản bội Tổ Quốc, Chiến Sĩ và Nhân Dân, dù có gạt được ai 5, 3 tháng, 5, 3 năm, rồi cũng sẽ bị lịch sử lôi ra chứng minh và cũng sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

VỀ NHỮNG KẺ NỐI VÒNG TAY LỚN.

Họ là những kẻ góp phần lớn vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ không ngừng cực lực lên án chính phủ Quốc gia và không ngừng xuống đường liên tục với đủ sắc áo màu cờ nhân danh phản chiến và hòa bình. Những chiến sĩ VNCH hy sinh biết bao xương máu ngoài mặt trận trong suốt 21 năm trời để bảo vệ hậu phương cho họ tự do lợi dụng và khai thác thể chế dân chủ và tự do để gây rối loạn ở hậu phương. Vô tình hay hữu ý hay thơ ngây, họ trở thành ngọn giáo nối dài của Cộng sản đâm vào hậu phương từng nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ họ và gia đình. Họ là những sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, tu sĩ, và thành phần thứ ba ở miền Nam.

Những kẻ phản chiến và ngụy hòa này, tức những kẻ đối lập cửa trước rước giặc cửa sau vì, xét cho cùng, trung lập trong chiến tranh chính là bạn của kẻ thù. Nhưng cuối cùng khi cuộc chiến tàn, họ bị Cộng sản bỏ rơi, coi thường, hay cả bị tù đày. Họ chính là những kẻ mà Lenin đặt tên là “những kẻ ngu xuẩn có ích” cho cộng sản. Họ hiện diện thường xuyên trên các đường phố ở miền Nam và Mỹ kêu gọi hòa bình mà thực tế mở đường cho cuộc chiến tranh mới không tiếng súng nhưng tàn ác gấp bội lần.

Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản cưỡng chiếm, chúng tôi trích lại lời phát biểu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng Mười 1972,

ĐỌC, CẢM THẤY THẤM THÍA
MỘT NÉN HƯƠNG CHO TT NGUYỄN VĂN THIỆU

Tuesday, December 15, 2015

Đại tá Bác sĩ Lynda K Vũ, Chỉ huy trưởng Phi đoàn 48 Quân y hàng không không gian Không quân Hoa Kỳ.

Đại tá Lynda K Vũ, Bác sĩ y khoa hàng không không gian Không quân Hoa Kỳ là một trong bốn Trung tá Hoa Kỳ gốc Việt được thăng cấp Đại tá vào năm 2012, ba vị khác là Trung tá Thomas Nguyễn, hiên nay là Đại tá Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian Lục quân; Trung tá Tôn thất Tuấn, hiện nay là Đại tá Tùy viên cao cấp Quốc phòng tại Việt Nam; Trung tá Lapthe C. Frola, hiện nay là Đại tá Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 91 Vệ binh quốc gia Virginia, sẽ được thăng cấp Chuẩn tướng Lục quân trừ bị vào năm 2016.

RAF Lakenheath 48th Aerospace Medicine Squadron's photo.
Đại tá Lynda Vũ trao bằng khen cho một quân nhân trong đơn vị 
(USAF photo).
Đại tá Lynda Vũ, tốt nghiệp ngành sinh học tại trường Grace College năm 1988. Sau đó cô tiếp tục theo học tại Tufts University School of Medicine và tốt nghiệp văn bằng Bác sĩ y khoa vào năm 1993. Cô gia nhập Không quân Hoa Kỳ năm 1993. Từ năm 2005 đến năm 2007, Trung tá Lynda Vũ là Tham mưu trưởng tại căn cứ Không quân Hickam AFB, Hawaii, trong khoảng thời gian hai năm đó cô phục vụ trong vai trò Bác sĩ trưởng phi hành (Bác sĩ cấp cứu và điều trị trên phi cơ) tại Theater Patient Movement Requirements Center. Đến tháng 7 năm 2009, Trung tá Lynda Vũ được thuyên chuyển đến nhận nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 42 Quân y tại căn cứ Không quân Maxwell AFB (1), cô phục vụ tại đây cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 6 năm 2011. Ngày 23 tháng 7 năm 2013, Đại tá Lynda Vũ nhận quyền chỉ huy và trở thành Chỉ huy trưởng của Phi đoàn 48 Quân y hàng không không gian.
Vào tháng 5 năm 2007, Đại tá Lynda Vũ, khi còn là Trung tá Tham mưu trưởng
căn cứ Không quân Hickam AFB, Hawaii, thuộc Không lực 13, và là Bác sĩ trưởng phi hành phục vụ tại Theater Patient Movement Requirements Center, nhận được yêu cầu nghiêm trọng từ một bác sĩ nhi đồng tại Saipan để cấp cứu cho một bé trai tên John 2 tuổi bị bệnh viêm phổi rất nặng, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, thời gian bấy giờ rất khẩn cấp để cứu sinh mạng của em. Và sự yêu cầu đã được đơn vị quân y không quân 613 đáp ứng, phái một toán Bác sĩ và y tá phi hành thuộc Phân đội 1, Phi đoàn 18 quân y Không quân theo phi cơ vận tải C-17 Globemaster của Phi đoàn 535 khởi hành đến Saipan. Trung tá Lynda Vũ túc trực bên cạnh toán Bác sĩ phi hành trong 36 giờ để cấp cứu John chuyển đên Bệnh viện Honolulu chữa trị.
Trung tá
Lynda Vũ cho biết: "Nhiệm vụ thật vô cùng hữu ích, là một đội ngũ bác sĩ và y tá chuyên môn của đơn vị quân y không quân. Chúng tôi xác nhận yêu cầu của bệnh nhân, xác định mức độ chăm sóc phối hợp các yêu cầu tiếp nhận tại các địa điểm đến gởi và nhận. Chúng tôi cùng phối hợp với nhiều bệnh viện quân sự và dân sự khác nhau để chăm sóc và chửa trị cứu sống nhiều quân nhân và dân chúng trong khu vực".

RAF Lakenheath 48th Aerospace Medicine Squadron's photo.
Đại tá Lynda Vũ trao bằng huy chương cho một nữ quân nhân 
trong đơn vị (USAF photo).
Trong tháng di sản Hoa Kỳ Á Châu - Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 2010 (the Asian-Pacific American Heritage Month), Đại tá Lynda Vũ lúc bấy giờ là Trung tá Chỉ huy trưởng Phi đoàn 42 quân y Không quân được mời đến thảo luận về giá trị đa văn hóa của các sắc dân khu vực Á Châu - Thái Bình Dương. Cô đã chia sẻ câu chuyện về sự dạy dỗ của mẹ mình tại Việt Nam mà cô mô tả là một vùng đất của những căn nhà mái tranh, rừng dừa, ruộng lúa và đàn trâu cầy bừa trên các cánh đồng miền Nam, một vùng đất trù phú về nông nghiệp . Cô kể lại trường hợp gia đình bên ngoại của cô có tám người con, mẹ của cô là người thứ năm, chỉ được phép học hết lớp năm tiểu học, sau đó phải làm tròn bổn phận lo cho gia đình. Trung tá Vũ nói: "Mẹ tôi đã có một hạt giống của niềm đam mê và quyết tâm trong trái tim bà ấy để sống một cuộc sống tự do". Mẹ của Trung tá Vũ chuyển về thành thị sinh sống lúc 13 tuổi, sau đó lập gia đình, đên năm 21 tuổi bà đã trở thành góa phụ vì chồng qua đời trong chiến tranh, đó là kết quả đau buồn mất mát mà bà và nhiều người dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu. Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, bà thấy người Mỹ như ngọn hải đăng của niềm hy vọng. Một thời gian sau, mẹ của Trung tá Lynda Vũ kết hôn với một quân nhân Hoa Kỳ, và theo chồng về Mỹ. Bà nhanh chóng thích nghi với đời sống tại vùng đất mới, bà cố gắng vượt qua những trỡ ngại để đưa các con của bà có một cuộc sống tuyệt vời tại Mỹ, học một nền văn hóa mới, ngôn ngữ mới và, cấp sách đến trường, sau đó tiếp tục vào đại học. Trung tá Lynda Vũ nói: "Mẹ tôi đã học được cách sống mới để giúp cho con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn".

Năm 2012, Đại tá Lynda Vũ cùng năm Sĩ quan y sĩ chuyên ngành
y khoa hàng không không gian được gởi đi thụ huấn bay loại phi cơ liên lạc, chương trình này sẽ giúp họ nâng cao kiến thức phi hành, hiểu biết thêm về những ảnh hưởng trở ngại thể lực và tinh thần trên phi cơ, đặt họ vào vị trí như một Trưởng phi cơ, để họ có thể giải quyết những giới hạn thời tiết, định hướng trong không gian và những trường hợp khẩn cấp trên phi cơ. Đây là một phần nỗ lực của trường y khoa hàng không không gian Không quân Hoa Kỳ (U.S. Air Force School of Aerospace Medicine), nhằm phát triễn chương trình huấn luyện các bác sĩ ngành y học hàng không không gian trong nhiệm vụ chuyên môn điều trị chăm sóc bệnh nhân trên phi cơ hữu hiệu hơn (3).


Đại tá Lynda Vũ bắt Huấn luyện viên sau chuyến bay solo (USAF photo).
Đại tá Lynda Vũ là một trong mười nữ Đại tá Hoa Kỳ gốc việt (2), đó là Đại tá Thu Phan Getka, Bác sĩ nha khoa Hải quân; Đại tá Hồ T Hoa, ngành cơ khí Hải quân; Đại tá Lục quân Phuong T. Pierson; Đại tá Lục quân Danielle J Ngô; Đại tá Vũ Minh Châu, Bác sĩ đoàn y tế công cộng/USPHS; Đại tá Vũ Thế Thùy Anh, Dược sĩ đoàn y tế công cộng/USPHS; Đại tá Roli Lưu, Điều dưỡng đoàn y tế công cộng/USPHS; Đại tá Trần Ngọc Nhung, Bác sĩ nha khoa Hải quân (hồi hưu năm 2012); Và Đại tá Mylene Trần Huỳnh, Bác sĩ Quân y Không quân (hồi hưu năm 2013).
Đại tá Lynda K Vũ được thăng cấp Thiếu tá năm 2000; Trung tá năm 2006; Đại tá năm 2012. Hiện nay Đại tá Lynda Vũ là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 48 Quân y hàng không không gian, đồn trú tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ RAF Lakenheath Anh Quốc.

Tân Sơn Hòa.

Chú thích: (1) Phi đoàn 42 quân y Không quân tương tự như Tiểu đoàn quân y Lục quân, Hải quân và TQLC; (2) Có một số nữ Đại tá Hoa Kỳ có họ và tên giống người Việt, nhưng không rõ là Việt, Hoa, Đại Hàn hay Mỹ như: Đại tá Lục quân Farrell Theresa Ly; Đại tá Lục quân Stewart Allison Le; Đại tá Hải quân Deramussuazo Nicole Ly; Đại tá Hải quân Melanie R. N. Hao; Đại tá Bác sĩ Ann N Do, USPHS; Đại tá Điều dưỡng Jenny Doan, USPHS v.v... (3) Theo Y sĩ Đại tá Nguyễn Tấn Hồng, Quân y Không quân VNCH, Aerospace Medicine là ngành Y học hàng không (Sách Quân Y QLVNCH).
Tài liệu: Congress.gov; Vietnamese Americans repay the US with military service; RAMs complete first solo flights as part of expanded aviation training;
42nd Medical Group squadrons change leadership; Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ-RFA.

Friday, December 11, 2015

Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không thù hận nước Mỹ?

Bị ném bom nguyên tử, 
vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?
 
MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.
Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ

Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)
 
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?
 
Tướng MacArthur. (Photo by Archive Photos/Getty Images)
 
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.
Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.
Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Người dân được cả quyền sử dụng và quyền sở hữu mảnh đất của mình. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.
Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.
Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur
Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết.
Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.