Sydney: Liên hội Hoà bình Toàn cầu (chi hội Úc) đã công bố danh sách 6 nhân vật được trao tặng giải thưởng cao quý "Sông Cho Người Khác" năm 2015, trong đó có ông Võ Đại Tôn, một khuôn mặt khả kính thân quen trong các sinh hoạt đấu tranh và xã hội trong cộng đồng người Việt ở Úc và hải ngoại.
Được biết Liên hội Hoà bình Toàn cầu (Universal Peace Federation – UPF) - một tổ chức phi chính phủ (NGO) có văn phòng đại diện trên khắp thế giới - là Ủy ban Tham vấn Đặc biệt trong Hội dồng Kinh tế / Xã hội của Liên Hiệp Quốc. Sau thời gian dài thảo luận và đề cử, UPF đã quyết định trao giải cho 6 nhân vật tiêu biểu "Sống Cho Người Khác" ở Úc năm nay nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 ngày công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 10/12. Buổi lễ trao tặng giải thưởng đã được tổ chức trọng thể nhưng thân mật tại Hội trường Oceania Peace Embassy ở Sydney vào tối Thứ Hai 07.12.2015 vừa qua.
Sáu nhân vật được trao giải năm nay gồm:
1. Ông Andrew Chalk, người sáng lập mạng lưới thiện nguyện viên của tổ chức cộng đồng Gawad Kalinga Australia nhằm giúp đỡ cho những gia đình nghèo khó trong các vùng xa xôi.
2. Bà Elizabeth Tehoiahoi Coner, một giáo viên tiểu học đã tận tuỵ hy sinh gần suốt cuộc đời mình cho sự giáo dục trẻ em ở Papua New Guinea cũng như ở Úc.
3. Giáo sư Tiến sĩ Babara Fugerson, năm nay 75 tuổi, đã cống hiến phần lớn thời gian trong đời cho công tác thiện nguyện trong các lãnh vực giáo dục và xã hội ở Việt Nam - từ 1967 đến 1975 - và Phi châu - từ 2009 đến nay. (Giáo sư Babara Fugerson cũng là thầy dạy của nhiều người tỵ nạn VN thế hệ thứ nhất tại Đại học New South Wales trong các khoa sư phạm, xã hội và tâm lý học).
4. Ông Kulauzovic, một người tỵ nạn từ Bosnia-Herzegovina đến Úc năm 2010 và đã thành lập Tổ chức Liên văn hoá nhằm tạo sự hoà hợp giữa những người khác biệt tôn giáo.
5. Linh mục Chris Riley, người thành lập tổ chức giúp đỡ thanh thiếu niên bụi đời "Youth Of The Street” từ năm 1991 cùng với khoảng 200 nhân viên và 400 thiện nguyện viên.
6. Ông Võ Đại Tôn, người được biết đến như một nhà hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là cho quê hương Việt Nam của ông. Là một tù nhân bị biệt giam và ngược đãi tồi tệ nhất trong hệ thống lao tù khắc nghiệt của chế độ cộng sản suốt hơn 10 năm, ông vẫn giữ được tinh thần tranh đấu kiên định cho lý tưởng của ông từ khi được trả tự do trở về Úc năm 1992.
Trong lời phát biểu nhận giải, ông Võ Đại Tôn chia sẻ ước nguyện và tâm tình riêng của ông đối với những người khác cùng vinh dự được UPF trao giải và không quên nhắc nhớ đến những nhà hoạt động đang âm thầm hy sinh cho lý tưởng "Living For Others" trên khắp thế giới. Đặc biệt, ông nhắc đến một người luôn là ngọn lửa ấm soi đường trong mọi hoạt động của ông:
Trong lời phát biểu nhận giải, ông Võ Đại Tôn chia sẻ ước nguyện và tâm tình riêng của ông đối với những người khác cùng vinh dự được UPF trao giải và không quên nhắc nhớ đến những nhà hoạt động đang âm thầm hy sinh cho lý tưởng "Living For Others" trên khắp thế giới. Đặc biệt, ông nhắc đến một người luôn là ngọn lửa ấm soi đường trong mọi hoạt động của ông:
"Cách nay 70 năm, tôi đã mất mẹ lúc tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi bị cộng sản giết hại, chôn sống trong một vũng cát ven sông. 12 năm sau, gia đình chúng tôi mới moi tìm được mấy khúc xương của mẹ tôi. Trước đó, khi tôi lên 7-8 tuổi, tôi thường hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ muốn con làm gì khi lớn khôn? Bác sĩ, luật sư, hay là một người giàu sang?” Mẹ tôi dịu dàng nói: “Con mang trong người dòng máu của Mẹ. Đừng bao giờ làm Mẹ phải khóc vì tủi nhục. Không cần biết con sẽ trở thành ông gì, điều quan trọng là con phải trở thành người tốt. Con phải biết dùng trí óc để phân biệt điều tốt - xấu trong đời con, phải biết dùng quả tim để chia sẻ nỗi khổ đau của người khác, phải biết chia sẻ tình yêu thương và những gì con có với những kẻ bất hạnh quanh mình, cho dù một mẫu bánh mì nhỏ…”
Hơn 70 năm đã trôi qua mà lời mẹ của tôi vẫn còn ghi rõ trong dòng máu của tôi, trong trí óc và quả tim của tôi cho đến ngày hôm nay, và mỗi sáng thức dậy, tôi luôn cầu nguyện mẹ tôi dẫn dắt tôi đi đúng con đường nhân bản. Tôi biết là con người không ai toàn mỹ toàn thiện, tôi vẫn phạm phải nhiều sai lầm, sai lầm với gia đình, bạn bè, những người chung quanh, nhưng tôi vẫn cố gắng sống nên người tốt, theo lời mẹ dạy.”
Ghi chú hình:
Chủ tịch UPF Australia giới thiệu ông Võ Đại Tôn.
Những người được trao giải "Living For Others" 2015 của UPF.
No comments:
Post a Comment