Friday, April 10, 2015

Ý nghĩa Ngày 30 tháng Tư




Kính thưa Quí vị & Các bạn:

Hôm nay, chúng ta hội họp ở đây để tưởng nhớ
lại ngày chúng ta mất nước – nước VN Cộng Hòa, cách đây đúng 40 năm.
Hãy nghiệm xét những gì đã đưa đến ngày 30 tháng Tư năm 1975?

- Cuộc chiến 21 năm (từ 1954 đến 1975) đã gây chết chóc cho cả triệu người trong Nam, trong đó có 350,000 binh sĩ; Nhiều tử binh đã được chôn cất tại nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, như được ngóng trông bởi ngôi tượng ‘Tiếc thương’ ngồi ở cổng chinh.

- Nửa triệu lính Mỹ đã chiến đấu sát cách với các binh sĩ VNCH, ngăn chặn cuộc xâm lăng của CS Bắc Việt. 58,325 binh sĩ Hoa Kỳ đã bỏ mạng tại VN, tất cả, có tên được khắc trên bức tường đá hoa cương đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
- Hơn 6,000 quân nhân Đồng minh đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam.

- Theo Hiệp Định Paris ký kết năm 1973, 591 tù binh Mỹ đã được phóng thích khỏi nhà tù Hoả Lò, trong số đó có đại úy phi công hải quân John McCain, sau này trở thành một Thượng nghị sĩ có ảnh hưởng.

Trong khi quân đội Mỹ phải rút ra khỏi VN, khoảng 300,000 bộ đội CS Bắc Việt không phải rút khỏi miền Nam Việt Nam.

- Quốc hội Mỹ cắt quân viện cho VNCH. Hết đạn khi phải đối đầu với bộ đội Bắc Việt trong hàng trăm chiếc xe tăng T-54 do Liên Sô cung cấp, quân lực VNCH buộc phải đầu hàng ngày 30 tháng tư, năm 1975.

Hậu quả của ngày 30 tháng 4 năm 1975:

- Đại sứ Mỹ Graham Martin được bốc bởi một chiếc trực thăng của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ mang mã hiệu 'Lady Ace 09', từ nóc sân thượng của sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn lúc 04:58 rạng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt không chỉ kế hoạch di tản, mà còn là 21 năm Hoa Kỳ lâm chiến ở nơi mà Tổng thống Kennedy đã gọi là “Tiền đồn của Thế giới Tự do”.

- Cùng trong ngày hôm đó, 5 tướng tư lệnh các Quân khu miền Nam VN đã tuẫn tiết, chứ không đầu hàng quân CSBV.

Tôi nhớ đến một đàn anh ở trường trung học CVA của tôi: Thiếu tá Hải quân Lê Anh Tuấn, hôm 30 tháng tư năm 1975 là hạm trưởng một chiến đỉnh tuần tra trên sông Vàm Cỏ; Con tàu đã vớt cả trăm người tị nạn dọc theo hai bờ sông, rồi bị bao vây bởi cộng quân ở cả 4 phía. Quân VC phóng loa buộc phải đầu hàng ngay lập tức, nếu không họ sẽ cho pháo kích tan con tàu với lực lượng áp đảo của họ.
Hạm trưởng Tuấn trả lời: "Yêu cầu cho tất cả những người dân tị nạn trên tàu được lên bờ, và giải tán an toàn, rồi tôi sẽ đầu hàng!"  VC đồng ý.
Sau khi tất cả những người tị nạn lên bờ & đi khỏi, khi VC lên tàu, họ phát hiện Hạm trưởng Tuấn ngồi trong ghế chỉ huy của mình, đã tuẫn tiết bằng súng lục.

Đàn anh của tôi lúc đó mới 32 tuổi, một ‘con mọt sách’, và chưa lập gia đình.

Giống như 5 vị tướng vừa nói ở trên, Thiếu tá Lê Anh Tuấn đã thể hiện phương châm ‘Tổ Quốc, Trách Nhiệm & Danh Dự’ của QLVNCH

- Hơn 1 triệu quân, cán & chính của VNCH đã bị cầm tù từ 3 đến 17 năm, trong hàng trăm cái gọi là ‘trại cải tạo’ thiết lập trên cả nước. 165,000 tù nhân đã bị sát hại trong các trại tập trung này.

- Hơn một triệu thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng sản trên những con thuyền ọp ẹp ra biển lớn; Nửa triệu người đã chẳng bao giờ đến được bến bờ nào.

- Hãy nhìn lại VN ngày nay: 40 năm không có chiến tranh, dưới sự kiểm soát toàn vẹn & chặt chẽ của một chế độ độc tài/độc đảng, tổng sản lượng quốc gia VN với 90 triệu người là 320 tỷ Mỹ kim, bằng của 5.4 triệu người dân Singapore. Bình quân đầu người của VN chỉ bằng 1/26 của dân Singapore.Là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới, VN đã chẳng có một thành tựu đáng lưu ý nào cho thế giới - một bằng sáng chế, một sản phẩm, hay một công ty, một tác phẩm văn học, nghệ thuật hay hoặc một giải thể thao.

Mới đây, khi hãng điện tử Samsung mở một nhà máy lắp ráp điện thoại thông mình tại VN, giám đốc xí nghiệp Nam Hàn hỏi thẩm quyền VN, Quí vị có thể cung cấp một số con vít cho phần cứng của điện thoại không?", thì đã được trả lời thẳng thừng là: Không! Chúng tôi không có làm bất kỳ một con vít nào … !"

VN có thể trở nên chẳng có gì đáng kể đối với thế giới.

30 tháng 4 năm 1975 đã đưa đến những kết quả gì?

- Bắt đầu với 130.000 người tị nạn VN được nhận vào Mỹ nhờ một đạo luật di chú đặc biệt của Quốc hội Mỹ, tiếp theo là một số các đạo luật khác, kể cả các sắc lệnh của tổng thống Hoa Kỳ, đã nâng tổng số người Mỹ gốc Việt lên đến 1.6 triệu người.

- Hiện có 3 triệu người gốc Việt sinh sống trên 80 quốc gia không cộng sản.

- Bắt đầu từ 17 năm sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hàng chục ngàn cựu tù nhân trong các trại tập trung của cộng sản, được phép đưa cả gia đình di dân qua Hoa Kỳ theo một sắp xếp đặc biệt giữa chính phủ Mỹ và CS Hà Nội. Nhiều con cháu của làn sóng tỵ nạn thứ 4 này đã được học ở các đại học nổi tiếng, và hành trong nhiều xi nghiệp chuyên môn trên thế giới.

- Sau 40 năm, có người Mỹ gốc Việt nào đáng kể không?

-        Đương nhiên:

. Chuẩn tướng Bộ binh Hoa Kỳ, ông Lương Xuân Việt, từng hành quân trong chiến trường A-Phú-Hãn;

. Bác sĩ Hải quân Mỹ, đại tá/ông Trịnh Hưng;  

. Khoa học gia Hải quân Mỹ, bà Dương Nguyệt Ánh, chế ra bom thermobaric đã đang được sự dụng công hiệu trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan.

Kể từ tháng 11, năm 2014, thị trưởng dân cử 2 thành phố Westminster và Garden Grove ở Orange County, đều là người Mỹ gốc Việt.
Giám sát viên Mỹ gốc Việt đầu tiên trong Hội đồng Giám sát Quận Cam, sau 2 nhiệm kỳ, đã được thay thế trong cuộc bầu cử tháng 11, năm 2014, bởi 1 người Mỹ gốc Việt khác.

Thượng nghị sĩ Mỹ gốc Việt đầu tiên mới đắc cử vào Thượng viên tiểu bang California đề xướng 2 dự luật đáng để ý: Dự luật thứ nhất, hệ thống University of California không được gia tăng học phí trong 5 năm tới; và Dự luật thứ hai – đã thành luật, sau khi được thông qua nhanh chóng bởi Thượng viện California – chính thức đặt tên tháng 4, năm 2015, là "Tháng Tư Đen".

Ở các quốc gia dẫn đầu khác trên thế giới, khả năng của người Việt lưu vong cũng được công khai tín nhiệm:

- Ông Philipp Rösler, một chính trị gia người Việt – vốn là một cô nhi được một gia đình Đức nhận làm con nuôi năm 1975 - một hai năm trước đây, đã là Phó thủ tướng đầu tiên người Đức gốc Á, trong nội các Đức quốc,

-        Ông Ngô Thanh Hải là Thượng nghị sĩ Gia Nã Đại gốc Việt đầu tiên,
trong Thượng viện Gia Nã Đại.

- Ông Lê Văn Hiếu là Thống đốc gốc Á đầu tiên của Nam Úc trong lịch sử nước Úc.

Trong lễ Tưởng Niệm này, người Mỹ gốc Việt chúng tôi muốn nói với nửa triệu binh sĩ Mỹ, những người đã chiến đấu anh dũng trong cuộc chiến ở VN, và nhất là thân nhân của 58,325 người Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến ở VN rằng: Sự hy sinh của những người thân yêu của quị vị sẽ mãi mãi được ghi nhớ, vì nhờ những hy sinh to lớn đó, 18 triệu dân chúng miền Nam VN đã được nếm mùi vị của cuộc sống tự do trong suốt 21 năm - từ 1954 đến 1975. 

Dân chúng Nam VN không phải là những người độc nhất được hưởng phúc lợi nhờ sự có mặt của Hoa Kỳ ở VN. Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu trong hồi ký của mình, đã ghi nhận kinh tế nhiều nước ở châu Á – trong đó có Singapore – đã được phát triển khả quan là nhờ sự có mặt của Hoa Kỳ ở VN,  "Nếu không có sự can thiệp của Mỹ tại VN, ý chí của các nước này để chống lại hiệu ứng Domino (xâm chiếm lan rộng của CS) sẽ tan chảy, và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á nay đã bị cộng sản hóa!”

Thông điệp chính của Lễ Tưởng Niệm 30/4 hôm nay là gì ?

1.    Để ghi nhớ ngày toàn bộ nước VN đã được bị CSVN thôn tính, nô lệ hoá 90 triệu người dân;

2.    Để một lần nữa, ghi nhận và tôn vinh sự hy sinh to lớn của 350,000 binh si QLVNCH, 58,325 binh sĩ Mỹ, và hơn 6,000 quân nhân đồng minh đã chết trong trận chiến bảo vệ tự do cho miền Nam VN;

3.    Để ghi nhớ 165,000 tù nhân đã bị sát hại trong các trại tập trung của cộng sản, và cả nửa triệu thuyền nhân đã thiệt mạng trên đường đi tìm tự do; và

4.    Để nhắc nhở chính mình, cũng như huy động con cháu của chúng ta, và đồng hương tiếp tục nỗ lực đấu tranh để dành lại quyền quản trị quê hương VN, bằng cách loại bỏ chế độ CSVN cầm quyền, và ngăn chặn sự xâm lấn thô bạo của Trung cộng.

Lễ Tưởng Niệmhôm nay đã không có thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ tận tình của các nhân viên Viện Bảo Tàng. Thay mặt Nhóm Đặc Nhiệm 30/4 năm 2015, tôi xin được đặc biệt cám ơn:
- Trung tá Ed Downum,
- Đại tá Kenneth Tollefson, và
- Thiếu Tướng Bobby Butcher, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Viện Bảo Tàng. Tưởngcũng cần nói thêm: Là một phi công Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Butcher đã bay 240 phi vụ chiến đấu ở Chu Lai và Đà Nẵng vào những năm 1967, 1970 & 1971.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả Quí vị & Các bạn, đã lắng nghe.

No comments:

Post a Comment